Ông Jens Stoltenberg cho rằng ngành công nghiệp quốc phòng của khối quân sự vẫn chưa đạt đến mức độ hợp tác cần thiết để làm hài lòng Kiev và cần chuẩn bị cho ‘tin xấu’.

GettyImages 1705803988 scaled
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyi vào ngày 28/9/2023 tại Kyiv, Ukraine. (Ảnh: Yan Dobronosov/Global Images Ukraine, Getty Images)

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg lập luận rằng quân đội Ukraine đã không đạt được bất kỳ bước đột phá nào trên chiến trường trong nhiều tháng qua, nhưng phương Tây dù thế nào cũng nên đứng về phía Ukraine. Ông Stoltenberg cũng than thở về sự thất bại rõ ràng của ngành công nghiệp quốc phòng của khối quân sự trong việc cung cấp cho Kiev các loại vũ khí mà nước này yêu cầu.

Đầu tuần trước (27/11), ông Stoltenberg cảnh báo rằng Moscow đã tích lũy tên lửa trước mùa đông, đồng thời lưu ý rằng các nhà sản xuất vũ khí của Nga đang hoạt động “trong tình trạng sẵn sàng chiến tranh”.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Das Erste của Đức phát sóng hôm thứ Bảy (2/12), ông Stoltenberg thừa nhận rằng tiền tuyến ở Ukraine gần như không thay đổi trong thời gian gần đây, đồng thời nói thêm rằng “rất khó để lên kế hoạch cho các cuộc chiến tranh”.

“Chúng ta phải chuẩn bị cho tin xấu. Các cuộc chiến diễn ra theo từng giai đoạn, nhưng chúng ta phải sát cánh cùng Ukraine trong những thời điểm thuận lợi cũng như khó khăn,” người đứng đầu NATO nhấn mạnh.

Theo ông Stoltenberg, “tăng cường sản xuất có tầm quan trọng quyết định” vào thời điểm này.

Khi được hỏi Kiev nên làm gì trong lúc này, khi mà những quốc gia ủng hộ họ tăng cường năng lực sản xuất vũ khí – điều chắc chắn sẽ mất thời gian – ông Stoltenberg nói rằng ông sẽ giao những “quyết định khó khăn” này cho giới lãnh đạo và chỉ huy quân sự Ukraine.

“Tôi nghĩ một trong những vấn đề mà chúng ta phải giải quyết là sự tách rời của ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu. Chúng tôi không có khả năng hợp tác chặt chẽ với nhau như đáng lẽ phải làm”, tổng thư ký NATO tuyên bố. Ông kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên “vượt qua lợi ích quốc gia hạn hẹp” và tăng nguồn cung thay vì hưởng mức giá tăng.

Phát biểu sau cuộc họp của các ngoại trưởng NATO tại Brussels hôm thứ Tư (29/12), ông Stoltenberg cảnh báo rằng “Nga đã tích lũy một kho tên lửa lớn trước mùa đông và chúng tôi nhận thấy những nỗ lực mới nhằm tấn công mạng lưới điện và cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine”.

Hai ngày trước đó, ông nói với các phóng viên rằng “chúng ta không bao giờ nên đánh giá thấp nước Nga”. Người đứng đầu NATO lưu ý rằng Moscow đã đặt “ngành công nghiệp quốc phòng của mình vào tình thế sẵn sàng chiến tranh”, khiến chúng ta “khó đạt được những lợi ích về lãnh thổ mà chúng tôi hy vọng”.

Tuy nhiên, ông không mô tả tình hình hiện tại là “bế tắc” – như cách mô tả được Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, Tướng Valery Zaluzhny, sử dụng vào đầu tháng Mười Một.

Trong một diễn biến khác, hôm Thứ Năm (30/11), người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirby thừa nhận Nhà Trắng đang rất cần nguồn viện trợ bổ sung để tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Ông nói thêm rằng thực tế chính quyền Biden chỉ còn thời gian đến cuối năm trước khi việc tiếp tục hỗ trợ Kiev trở nên “thực sự khó khăn”.

Theo ước tính mới nhất của Bộ Quốc phòng Nga, cuộc phản công của Kiev, bắt đầu vào đầu tháng Sáu, đã gây ra hơn 125.000 thương vong cho phía Ukraine tính đến ngày 1/12.

Anh Nguyễn (t/h)