Trung Quốc chế sà lan đặc biệt có thể đột phá phòng thủ quân sự của Đài Loan
- Thiên Thanh
- •
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn tuyên bố có chủ quyền đối với Đài Loan, cũng không từ bỏ ý đồ dùng vũ lực thống nhất Đài Loan. Mới đây có tin Trung Quốc đang chế tạo những sà lan được thiết kế đặc biệt để phát động tấn công quân sự đổ bộ, có thể vận chuyển số lượng lớn xe tăng, đưa trực tiếp đến đường cao tốc Đài Loan theo cách đặc biệt.
Tương tự như cuộc đổ bộ Normandy
Trang tin tức quân sự Naval News của Anh đưa tin, hiện có một manh mối hoàn toàn mới cho ai muốn biết Trung Quốc sẽ phát động tấn công như thế nào để xâm lược Đài Loan: Các nhà phân tích quốc phòng quan sát các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc đã nhận thấy họ đang tăng số lượng một số loại tàu đặc biệt.
Ví dụ đã phát hiện ra ít nhất 3 sà lan đặc biệt tại nhà máy đóng tàu Quảng Châu ở miền nam Trung Quốc, tuy nhiên cũng có thể là 5 hoặc nhiều hơn loại sà lan này. Đầu tàu của những sà lan đặc biệt và bất thường này có thể kéo dài ra trông như những cây cầu trên đường lộ, cách thiết kế này đặc biệt quan trọng để có thể phục vụ cho hoạt động đổ bộ đường biển trong chiến tranh – dĩ nhiên không khó để liên tưởng bối cảnh quân đội Trung Quốc đang sẵn sàng cho cuộc chiến thôn tính Đài Loan trong tương lai.
China is building at least five new special purpose barges which appear tailor made for amphibious assault. The barges may provide the PRC with a unique way to offload large numbers of tanks directly onto Taiwanese roads 🇨🇳 🇹🇼
By @CovertShores https://t.co/Je3K6BT3jG— Naval News (@navalnewscom) January 10, 2025
Sà lan đặc biệt này có cầu đường kéo dài từ mũi tàu, chiều dài hơn 120 mét, có thể được sử dụng để tiếp cận mặt đất cứng bên ngoài đường cao tốc ven biển hoặc bãi biển. Đuôi của sà lan có khu vực sàn mở để các tàu khác đậu và dỡ hàng. Sà lan cũng được trang bị trụ chống có thể nâng và hạ xuống, vì vậy có khả năng giữ cho ổn định ngay cả trong điều kiện thời tiết xấu. Trong quá trình hoạt động, sà lan đặc biệt này cũng có thể được sử dụng như một bến tàu để dỡ xe tải và xe tăng từ các tàu chở hàng khác.
Những sà lan đặc biệt này gợi nhớ đến cảng Mulberry được xây dựng cho cuộc đổ bộ của Đồng minh vào Normandy (Pháp) trong Thế chiến II, chúng được làm thành cực nhanh và thiết kế rất mới lạ. Mặc dù nguyên mẫu nhỏ hơn dường như đã xuất hiện từ năm 2022, nhưng dạng đặc biệt này chỉ mới xuất hiện gần đây.
Công ty Quốc tế Shipyard Quảng Châu (Guangzhou Shipyard International Company Limited) đặt tại đảo Longxue (Long Huyệt) luôn là một phần quan trọng trong việc mở rộng của Hải quân Trung Quốc, đặc biệt là công ty này có liên quan đến các chương trình đóng tàu khác thường, bao gồm tàu mặt nước không người lái cỡ lớn và tàu sân bay hạng nhẹ.
Tờ Naval News xác nhận từ nhiều nguồn tin cho hay, quân đội ĐCSTQ đang chế tạo những sà lan này, đồng thời chia sẻ thông tin liên quan với các chuyên gia hải quân để xác minh phân tích sơ bộ: Những sà lan này do Trung Quốc chế tạo có khả năng được sử dụng cho các hoạt động quân sự đổ bộ.
Dấu hiệu chuẩn bị xâm lược Đài Loan?
Việc Trung Quốc chế tạo các sà lan đặc biệt như vậy là một trong những chỉ số mà các nhà phân tích quốc phòng quan tâm, nhằm đưa ra cảnh báo sớm về khả năng xâm lược Đài Loan. Dù loại sà lan đặc biệt đó có thể được hiểu là dùng cho mục đích dân sự, nhưng do lượng chế tạo nhiều và mô hình lớn hơn nhiều so với các tàu dân sự tương tự từng thấy, vì vậy tuyên bố cho mục đích dân sự không đáng tin cậy. Những sà lan đặc biệt đó có một số thiết kế khác cho thấy chúng không phải là tàu thương mại chỉ để vận chuyển một lượng lớn thiết bị hạng nặng vào bờ trong một thời gian ngắn, vì vậy có thể xem chúng đã vượt xa nhu cầu dân sự.
Trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông, Tiến sĩ Damien Symon – nhà nghiên cứu sức mạnh hàng hải tại tổ chức tư vấn Hội đồng Chiến lược Địa lý (The Council on Geostrategy) của Anh cho biết: “Bất kỳ cuộc xâm lược Đài Loan nào từ Trung Quốc đều đòi hỏi một số lượng lớn tàu thuyền phải nhanh chóng vận chuyển nhân viên và thiết bị quân sự qua eo biển Đài Loan, đặc biệt là thiết bị quân sự trên bộ như xe bọc thép. Những bến tàu di động này của Trung Quốc có vẻ đặc biệt thích hợp để phát động các hoạt động quân sự xâm lược như vậy”.
Ông tiếp tục: “Để chuẩn bị cho một cuộc xâm lược, hoặc ít nhất là cho Trung Quốc một lựa chọn như một con bài thương lượng, tôi nghĩ sẽ thấy [Bắc Kinh] tăng số lượng tàu này”.
Chuyên gia phân tích quốc phòng có uy tín là Damien Symon đã xem xét các dữ liệu được chia sẻ, qua đó lưu ý rằng các sà lan đặc biệt đó phù hợp để đậu trong đội tàu phà dân sự khổng lồ của Trung Quốc, bởi vì loại phà ro-on/ro-off (ro-ro) do chính quyền Bắc Kinh chế tạo thường được sử dụng cho vận chuyển các phương tiện quân sự như xe tăng chiến đấu hạng nặng.
Tiến sĩ Damien Symon đồng ý: “Trung Quốc đang xây dựng một hạm đội quân sự-dân sự khổng lồ có thể dễ dàng được trưng dụng cho mục đích quân sự khi cần thiết. Chúng bao gồm các phà ro-ro đặc biệt phù hợp để vận chuyển các phương tiện quân sự, và thực sự những con tàu như vậy được xây dựng theo thông số kỹ thuật quân sự”.
Quan điểm thông thường lâu nay cho rằng chỉ có một số bãi biển trên đảo Đài Loan thích hợp cho việc đổ bộ lưỡng thê (vừa trên cạn vừa từ biển), và những nơi đó được quân đội Đài Loan canh phòng nghiêm ngặt. Nhưng những chiếc sà lan đặc biệt đó đã thay đổi tình hình cho rằng có thể dự đoán được những điểm để quân Trung Quốc đổ bộ chiếm đảo Đài Loan.
Phạm vi ứng dụng của Cầu Bailey rất rộng, có nghĩa là quân đội của ĐCSTQ có thể đổ bộ vào các địa điểm trước đây được coi là không phù hợp, họ có thể hạ cánh trên đá hoặc bãi biển mềm, những ‘cánh tay nối dài’ từ sà lan có thể giúp vận chuyển xe tăng trực tiếp đến khu mặt đất cứng hơn hoặc đường cao tốc ven biển. Do đó, sự xuất hiện của các sà lan đặc biệt này cho phép quân Trung Quốc chọn địa điểm đổ bộ mới và dẫn đến sự phức tạp hơn trong việc phòng thủ quân sự của Đài Loan. Ngày nay quân Trung Quốc không còn dựa vào các cảng của Đài Loan, mà có thể tự xây dựng các bến tàu di động để băng qua eo biển Đài Loan.
Phản ứng của Bắc Kinh và Đài Loan
Tờ Newsweek ngày 11/1 đã gửi email để xin ý kiến Bộ Quốc phòng Mỹ, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mỹ, Đại sứ quán Bắc Kinh tại Washington DC, và Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Washington DC.
Do ĐCSTQ từ chối chấp nhận độc lập của Đài Loan, căng thẳng giữa họ và Đài Loan, một đối tác quan trọng của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đã lên đến mức cao mới. Chính quyền ĐCSTQ tuyên bố rằng Đài Loan là lãnh thổ của Trung Quốc – họ tách khỏi Trung Quốc sau chiến tranh vào năm 1949. Tuy nhiên, trên thực tế Đài Loan có chính phủ riêng và hoạt động như một quốc gia có chủ quyền.
Tin tức từ tờ Naval News đã vẽ ra một bức tranh đáng lo ngại: Quân đội ĐCSTQ chế tạo sà lan đặc biệt mới có khả năng đột phá phòng thủ quân sự của Quân đội Đài Loan, vận chuyển trang bị quân sự hạng nặng đổ bộ vào Đài Loan.
Phía Trung Quốc chưa xác nhận thông tin này.
Theo AP, một ngày trước khi tờ Naval News đưa tin về việc Trung Quốc chế tạo sà lan đặc biệt, Đài Loan đã tiến hành diễn tập quân sự ở vùng biển gần cảng lớn nhất của họ là Cao Hùng, thể hiện khả năng phòng thủ quân sự. Trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục tiến hành các hoạt động quân sự ở eo biển Đài Loan, ngày 9/1 Đài Loan đã trưng bày tàu cao tốc tấn công nhanh tên lửa Kuang Hua VI (Kuang Hua VI) và tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Tuojiang (Tuo Chiang-class corvette), nhằm răn đe khả năng ngăn chặn xâm lược của quân đội Trung Quốc.
Thiên Thanh, Vision Times
Từ khóa Đài Loan tàu Trung Quốc Quan hệ Trung Quốc - Đài Loan Dòng sự kiện Trung Quốc tấn công Đài Loan