Các nhà hoạt động Hoa Kỳ nhận định rằng tự do tôn giáo là cái hào rộng đang không ngừng sâu thêm trong các vấn đề quốc tế, bởi vì các quan chức Trung Quốc và Nga đồng thời bác bỏ sự lên án của phương Tây đối hành vi vi phạm nhân quyền của họ nhắm vào các nhóm người bao gồm cả người tập Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ.

p2942461a900298312 ss
Vào ngày 16/5/2019, khoảng mười ngàn học viên Pháp Luân Công từ khắp nơi trên thế giới đã tập trung tại Công viên Liên Hợp Quốc ở Manhattan, New York để tham gia một cuộc mít-tinh, sau đó tuần hành hành ngang qua Manhattan. (Nguồn: Minghui.org).

Ngày 26/5, tờ Washington Examiner đưa tin, trong tuần này, Đại sứ lưu động của Nga – ông Gennady Askaldovich đã phát biểu tại thượng viện Nga: “Yếu tố tôn giáo đang ngày càng trở thành một vũ khí chính sách đối ngoại nghiêm trọng. Một số nước đang ngày càng có khuynh hướng lợi dụng các nhân tố bảo vệ quyền của các tín đồ để công kích các đối thủ quốc tế của họ.”

Lời buộc tội này trùng hợp với hành động thể hiện sự tức giận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một cựu thành viên của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (U. S. Commission on International Religious Freedom), để trả đũa việc Ngoại trưởng Antony Blinken lên án việc Bắc Kinh đàn áp Pháp Luân Công.

Một ủy viên về tự do tôn giáo cho rằng những tranh chấp cụ thể này phản ánh sự bất đồng sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa các hoạt động tôn giáo và sự ổn định chính trị. Tất cả các bên đều tin rằng những tranh chấp như vậy có thể hình thành khối ngoại giao và tăng cường cạnh tranh địa chính trị.

Luật sư người Duy Ngô Nhĩ  Nury Turkel thuộc Ủy ban Quốc tế về Tự do Tôn giáo của Hoa Kỳ (USCIRF), người được Chủ tịch Hạ viện Pelosi chỉ định vào Ủy ban, nói với tờ Washington Examiner: “Với tư cách là một quốc gia, chúng tôi có nghĩa vụ hiệp ước đối với các nhóm thiểu số tôn giáo, lên tiếng về tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người. Vì vậy, đây là vấn đề an ninh quốc gia đối với chúng tôi.”

Các quan chức Nga và Trung Quốc cũng đồng ý rằng tự do tôn giáo có liên quan đến an ninh quốc gia, nhưng họ lại áp dụng nguyên tắc này theo hướng ngược lại. Các quan chức ĐCSTQ đã biện minh cho hành động tàn bạo của họ đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương là một chiến lược chống khủng bố hợp pháp.

Theo mô tả vào năm 2014 về lịch sử đàn áp Pháp Luân Công, Trung Quốc đã cấm Pháp Luân Công từ năm 1999, ngay sau khi 10.000 người tập Pháp Luân Công phát động “(thỉnh nguyện ôn hòa) lớn nhất kể từ cuộc biểu tình [của sinh viên] trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989″  khiến ĐCSTQ tức giận. Các cuộc đàn áp sau đó bao gồm các vụ bắt giữ và tra tấn tùy tiện, cũng như các cáo buộc mổ cướp nội tạng từ những người còn sống được ghi nhận trong Báo cáo Tự do Tôn giáo của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Ngày 12/5, khi công bố các biện pháp trừng phạt đối với một quan chức ĐCSTQ có liên quan đến tội ác đàn áp Pháp Luân Công, Ngoại trưởng Mỹ Blinken nói: “Trung Quốc đã hình sự hóa rộng rãi việc thể hiện tôn giáo, và tiếp tục phạm tội ác chống lại loài người và diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, cũng như các thành viên của các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số khác.”

Các quan chức Trung Quốc đã biểu đạt rõ ràng, họ cho rằng tín ngưỡng tôn giáo đang tồn tại mâu thuẫn với lợi ích của chính quyền. Đây là một đánh giá được nhấn mạnh bởi một quan chức cấp cao khi phát biểu những ngôn luận tự an ủi đối với sự suy yếu của Phật giáo Tây Tạng. Ông Ngô Anh Kiệt (Wu Yingjie), Bí thư Đảng ủy Tây Tạng, nói với các phóng viên vào tuần trước: “Ngày càng nhiều tín đồ từ việc theo đuổi thế giới tốt đẹp đã bị đào tạo thành cuộc sống tốt đẹp ở kiếp này, và tôn giáo ngày càng tương thích với một xã hội ‘xã hội chủ nghĩa’.”

Tuyên bố của quan chức hàng đầu Tây Tạng phản ánh nghi vấn hoạt động tôn giáo trong thông cáo năm 2013 được gọi là “Văn kiện số 9”, trong đó cáo buộc “một số tổ chức dân sự lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo để chia rẽ Trung Quốc và làm tan rã ĐCSTQ.”

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng bày tỏ quan điểm này trong phản ứng trước Ngoại trưởng Mỹ Blinken và báo cáo nhân quyền mới nhất ngày 26/5.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết: “Cái gọi là báo cáo này của Hoa Kỳ coi thường sự thật và chứa đầy định kiến ​​về ý thức hệ, đã bôi nhọ chính sách tôn giáo của Trung Quốc và can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc”. “Trung Quốc kêu gọi phía Hoa Kỳ sửa chữa sai lầm của mình, hủy bỏ cái gọi là các biện pháp trừng phạt và ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc dưới danh nghĩa các vấn đề tôn giáo.”

Nhà ngoại giao Nga Askaldovich cũng bày tỏ quan điểm tương tự vào ngày 25/5. Ông phàn nàn rằng Hoa Kỳ thích “bảo vệ tôn giáo trong khi phớt lờ các tiêu chuẩn đạo đức và lợi ích quốc gia của các quốc gia có chủ quyền.” Nga đã xác định tổ chức “Nhân chứng Giê-hô-va” (Jehovah’ s Witnesses) là một tổ chức “cực đoan” để tiến hành cấm tổ chức này, đồng thời bắt giữ hàng chục thành viên của tổ chức này, trong đó có hai người đã bị kết án tù và thua kiện tại tòa án Nga trong tuần này.

Các quan chức Hoa Kỳ tin rằng những chính sách lạm dụng này là tự chuốc lấy thất bại. Luật sư người Duy Ngô Nhĩ Nury Turkel nói: “Bất cứ khi nào chính phủ hoặc chế độ đàn áp một nhóm thiểu số tôn giáo, nó có thể mở đường cho sự cực đoan hóa và sự bất ổn. Vì vậy, nếu nó trở thành một vấn đề trên khu vực lớn hơn, thì chúng ta sẽ bị lôi vào cuộc.”

Nhà ngoại giao Nga dự đoán rằng trong mọi trường hợp, những tranh chấp này sẽ trở thành một đặc điểm nổi bật hơn về địa chính trị. Điều này là do Hoa Kỳ và các đồng minh khác đã phát động Liên minh Tự do Tôn giáo Quốc tế (International Religious Freedom Alliance) vào tháng 12 năm ngoái.

Ông Askaldovich nói: “Cơ cấu này hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với chúng tôi, bởi vì nó là một cơ chế liên nhà nước do Hoa Kỳ kiểm soát công khai, và có thể sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với những quốc gia mà họ không thích.” Ông than thở “một số nước cộng hòa hậu Xô Viết” đã tham gia liên minh.

Luật sư Turkel tin rằng các chính phủ có cùng quan điểm về tự do tôn giáo sẽ hình thành liên minh trên lĩnh vực ngoại giao. Lithuania là một trong những thành viên sáng lập của Liên minh Tự do Tôn giáo Quốc tế. Trong những năm gần đây, Lithuania đã trở thành một trong những nước EU chỉ trích ĐCSTQ thẳng thắn nhất về các vấn đề chính sách khác.

Ông Turkel nói: “Bởi vì lịch sử quá khứ của họ là một phần của Liên Xô, một quốc gia đã trải qua nhiều hình thức vi phạm nhân quyền… Họ đang tham gia cùng các quốc gia dân chủ và ủng hộ những nỗ lực của Hoa Kỳ.”

Thành Dung, theo Washington Examiner

Xem thêm: