Trong cuộc họp tại Hàng Châu hôm Thứ Sáu (22/9) với Tổng thống Syria Bashar al-Assad, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố “quan hệ đối tác chiến lược” giữa hai nước. “Trung Quốc phản đối những can thiệp từ bên ngoài tới nội bộ Syria… và hối thúc các quốc gia liên quan hãy gỡ bỏ các trừng phạt đơn phương chống phá Syria,” theo công bố trên truyền thông Trung Quốc. Cuộc gặp mặt của hai nguyên thủ quốc gia diễn ra trước khi Đại hội Thể thao Châu Á (Asian Games) khai mạc vào tuần này.

Bashar al Assad 1
Tổng thống Syria Bashar al-Assad cùng phu nhân hạ cánh Hàng Châu. (Ảnh chụp màn hình video)

Ông Tập nói với ông Assad rằng Trung Quốc sẽ giúp đỡ Syria tái thiết nền kinh tế tàn phá và tình trạng nội bộ quốc gia bất ổn. Sự ủng hộ của ông Tập Cận Bình sẽ củng cố những nỗ lực của ông Assad nhằm vạch ra con đường thoát khỏi tình trạng bị coi là khốn cùng của quốc gia này.

Syria tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc vào năm 2022 và được chào đón trở lại Liên đoàn Ả Rập vào tháng 5.

“Quan hệ đối tác chiến lược,” theo cách nói của ngoại giao Trung Quốc, là hàm ý phối hợp chặt chẽ hơn trong các vấn đề khu vực và quốc tế, bao gồm cả lĩnh vực quân sự. Nó thấp hơn một bậc so với cái mà Bắc Kinh gọi là “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”.

Ông Tập Cận Bình tuyên bố rằng mối quan hệ giữa hai nước đã “chịu đựng được thử thách của những thay đổi quốc tế” và cam kết duy trì chúng trước “sự bất ổn và bất ổn” quốc tế.

Bashar al Assad 2
Tổng thống Syria Bashar al-Assad bắt tay Chủ tịch Tập Cận Bình. (Ảnh chụp màn hình)

Mỹ và các đồng minh đã tìm cách lật đổ ông Assad trong hơn một thập kỷ, cáo buộc ông ta có nhiều vi phạm khác nhau trong cuộc xung đột vũ trang ở nước này. Cuộc đổ máu bắt đầu vào năm 2011 khi các cuộc biểu tình rầm rộ chống lại Chính phủ Syria nhưng nhanh chóng bị các tổ chức thánh chiến quốc tế tấn công. Những phần tử này đã loại bỏ các lực lượng chống chính phủ khác mà các quốc gia phương Tây gọi là “phiến quân ôn hòa”, là mối đe dọa chính đối với Damascus.

Sự can thiệp của Nga vào năm 2015 đã lật ngược tình thế và giúp Quân đội Syria đánh bật phiến quân Hồi giáo khỏi hầu hết đất nước. Một số khu vực có sự hiện diện của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ hoặc các đồng minh địa phương của họ vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của Damascus.

Kể từ 2011, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương làm tê liệt Syria, cản trở khả năng tái thiết đất nước sau cuộc xung đột tàn khốc này, cho rằng chính quyền hiện thời ở Syria là được hậu thuẫn bởi Nga và Iran, phải chịu trách nhiệm hàng ngàn người chết trong các cuộc đàn áp.

Ông Tập bày tỏ sự ủng hộ đối với những nỗ lực của ông Assad nhằm tái thiết đất nước, kiểm soát những kẻ khủng bố và tìm kiếm một giải pháp chính trị cho người dân Syria.

Liên đoàn Ả Rập đã tiếp nhận Syria vào tháng 5 khi Damascus tìm cách bình thường hóa quan hệ với các nước láng giềng. Bắc Kinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc khôi phục quan hệ ngoại giao giữa các đối thủ trong khu vực là Iran và Ả Rập Xê-út vào tháng 6. Cả hai quốc gia đều đóng vai trò quan trọng trong cuộc khủng hoảng Syria. Thời đó Iran ủng hộ Chính phủ của Assad, và Ả Rập Xê-út ủng hộ phe đối lập muốn lật đổ ông.

Đây là lần đầu tiên ông Assad đến thăm Trung Quốc kể từ năm 2004, khi ông gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Ông Tập tuyên bố hợp tác khi chào đón vị khách của mình tại thủ phủ tỉnh Chiết Giang vào Thứ Sáu.

Tổng thống Syria và Đệ nhất phu nhân Asma Assad đã tới Hàng Châu hôm Thứ Năm. Vào Thứ Bảy, các quan chức đến thăm sẽ tham dự lễ khai mạc Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19 cùng với hàng chục vị khách nước ngoài khác.

Syria rất cần đầu tư nước ngoài cho cơ sở hạ tầng và công nghiệp. Tình hình kinh tế tồi tệ của nước này đã gây ra các cuộc biểu tình ở miền nam Syria, trong đó đám đông kêu gọi phế truất tổng thống.

Các nhà phân tích nghi ngờ, không rõ liệu các công ty Trung Quốc sẽ quay trở lại Syria hay không vì họ có nguy cơ vướng vào các lệnh trừng phạt của Mỹ theo Đạo luật Caesar 2020: Có thể đóng băng tài sản của bất kỳ ai giao dịch với nước này. Các nhà đầu tư Trung Quốc cũng sẽ phải xem xét tình hình tài chính tồi tệ và an ninh kém của Syria.

Matteo Legrenzi, giáo sư quan hệ quốc tế tại Ca’Foscari, Đại học Venice, nói: “Trung Quốc đang củng cố thông điệp của mình rằng họ sẵn sàng giúp đỡ các nước giải quyết tranh chấp và hòa bình bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế”“(Trung Quốc) đang cố gắng thực hiện một vai trò hữu ích từ xa. Như họ đã thành công làm với thỏa thuận nối lại quan hệ giữa Iran với Ả Rập Xê-út”.