Nhà Trắng vừa thông báo Tổng thống Mỹ Biden sẽ không dự cuộc họp tại Đức dự kiến vào Thứ Bảy 12/10, cuộc họp rất quan trọng trong kế hoạch của Tổng thống Ukraine Zelensky. Tuần trước, ông Zelensky nói rằng trong cuộc họp ấy ông sẽ thuyết phục các đối tác đồng minh về “kế hoạch chiến thắng” của mình một lần nữa. Phía Nga cho rằng chính quyền Zelensky đang tìm cách leo thang chiến tranh, và thậm chí có thể tạo tấn công cờ giả.

ZelenskyBiden
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cùng phu nhân (trái), và Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng phu nhân (phải) tại Nhà Trắng, 9/2024 (ảnh SAUL LOEB/AFP/GETTY)

Nhà Trắng vừa thông báo trong cuộc họp báo 8/10 (giờ Mỹ), do tình hình bão Milton đang tiếp cận Florida, và do ảnh hưởng của siêu bão Helene, tóm lại là vì lý do thời tiết, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ trì hoãn chuyến đi đã dự kiến tới Đức và Angola. Như vậy, ông sẽ không tham dự cuộc họp tại căn cứ quân sự Mỹ ở Đức tại Rammstein diễn ra vào Thứ Bảy 12/10.

Tuần trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố rằng tuần này sẽ là sự kiện “lịch sử” đối với Ukraine khi ông tới Rammstein để thuyết phục các đối tác đồng minh kiên trì “kế hoạch chiến thắng” của ông.

Cuối tháng trước, Tổng thống Ukraine Zelensky đã sang Mỹ và gặp Tổng thống Mỹ Biden, cũng như gặp cả 2 ứng viên tổng thống là Kamala Harris (Đảng Dân chủ) và Donald Trump (Đảng Cộng hòa) để vận động cho “kế hoạch chiến thắng” của mình. Ông nói Mỹ đóng vai trò quyết định trong kế hoạch này.

Tổng thống Biden đã tuyên bố gói viện trợ quân sự gần 8 tỷ USD vào dịp đó, mà trong ấy có bom lượn tầm trung (130 km) JSOW cho Ukraine. Tuy nhiên 2 mục tiêu chính của “kế hoạch chiến thắng” đã không đạt được (dùng vũ khí tầm xa của phương Tây tấn công vào Nga, và Ukraine đạt được đảm bảo an ninh tương đương thành viên NATO).

Financial Times vào tuần trước công bố lời khuyên của Jens Stoltenberg rằng Ukraine và các đồng minh nên cân nhắc giải pháp Ukraine cắt đất cầu hòa với Nga, giống như Phần Lan đã làm năm 1939. Tờ báo còn đăng bài với tiêu đề rằng “Ukraine đang đối mặt giờ phút đen tốt nhất” (Ukraine faces its darkest hour). Ông Stoltenberg vừa giã từ chiếc ghế Tổng Thư ký NATO vào cuối tháng 9, nơi ông ngồi đó 10 năm liền khi ông nhiều lần cam kết ủng hộ Ukraine, ủng hộ các biện pháp cứng rắn với Nga.

Sau đó, Thứ Bảy tuần trước, ông Zelensky đã nói rằng ông sẽ kiên trì “kế hoạch chiến thắng” chứ nhất định không vào bàn đàm phán cắt đất cầu hòa, và ông nói sẽ thuyết phục các đồng minh ủng hộ ông ở hội nghị Rammstein dự kiến vào Thứ Bảy này, và tuần này sẽ là “lịch sử theo nhiều ý nghĩa” (to make next week historic in many ways).

Phản ứng từ phía Nga

Cũng trong thời gian này, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố rằng, theo nguồn tin đáng tin cậy của họ, Ukraine đang tìm cách giả tạo một vụ việc ‘cờ giả’ để đổ lỗi cho Nga:

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trong phỏng vấn với Newsweak hôm 7/10 đã nói rằng “[Người Nga] chúng tôi cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng [Ukraine] trong hơn một thập kỷ, tuy nhiên mỗi lần chúng tôi ra những thỏa thuận trên giấy phù hợp với tất cả mọi người, thì Kiev và những ông bà chủ sau lưng nó lại phản đối.”

Tháng trước, sau khi phương Tây rục rịch nói về dùng vũ khí tầm xa bắn vào lãnh thổ Nga, thì Nga đã ra thông điệp rằng họ sửa đổi lại chính sách hạt nhân của mình (Nga gọi đó là “học thuyết hạt nhân”) và chiến tranh sẽ có nguy cơ leo thang thành chiến tranh hạt nhân nếu phương Tây làm như vậy.

Theo cách hiểu thông thường, các cường quốc hạt nhân sẽ né tránh trực tiếp đụng nhau bằng vũ khí hủy diệt dẫn tới cả 2 bên đều bị trọng thương. Lựa chọn các tiểu quốc chư hầu xuất chiến trước để tiêu hao phe địch, từ đó đạt được thắng lợi từng bước, thông thường sẽ là lựa có lợi hơn. Hiện nay, Nga và Mỹ cộng lại nắm giữ gần 90% đầu đạn hạt nhân toàn thế giới, hai bên xấp xỉ nhau về số lượng.

Nhật Tân