Tuyên bố chung của 47 nước hối thúc LHQ công bố “Báo cáo Nhân quyền Tân Cương”
- Vương Quân
- •
Hôm 15/6, 47 nước đã đưa ra một tuyên bố chung về nghi vấn cuộc đàn áp nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Tân Cương, yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) nên công bố “Báo cáo Nhân quyền Tân Cương” đã bị trì hoãn từ lâu.
“Trại cải tạo” ở thành phố Artux tại Tân Cương Trung Quốc vào ngày 2/6/2019. Hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ được cho là đã bị giam giữ bất hợp pháp trong những trại tập trung như vậy. (Nguồn: GREG BAKER / AFP/Getty).
“Chúng tôi tiếp tục quan tâm nghiêm túc đến tình hình nhân quyền ở Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ – Tân Cương”, AFP dẫn lời ông Paul Bekkers, đại diện thường trực của Hà Lan tại LHQ ở Geneva, nói với Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Trong một tuyên bố chung thay mặt cho 47 quốc gia, ông Bekkers nói rằng bất chấp phủ nhận quyết liệt của ĐCSTQ, vẫn có “những báo cáo đáng tin cậy” về việc hơn triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác đang bị giam giữ tùy tiện ở đó. Ông nói: “Có báo cáo về việc giám sát hàng loạt và đối xử bất công với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác vẫn đang diễn ra”.
Tuyên bố chung cũng lo ngại về các báo cáo chỉ ra “thực trạng tra tấn và các hành vi tàn bạo khác, đối xử và trừng phạt vô nhân đạo hoặc khắc nghiệt; cưỡng bức triệt sản; bạo lực tình dục hoặc giới tính; cưỡng bức lao động; ép buộc trẻ em phải tách khỏi cha mẹ”.
Ông Bekkers cho biết, 47 nước một lần nữa kêu gọi Trung Quốc (ĐCSTQ) sớm có phản hồi những lo ngại này và chấm dứt việc giam giữ tùy tiện người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác. Họ kêu gọi ĐCSTQ cung cấp một “kênh có ý nghĩa và không hạn chế” để ban chuyên gia và điều tra của LHQ có thể quan sát tình hình trên thực địa một cách độc lập.
Cao ủy Nhân quyền LHQ là bà Michelle Bachelet đã được phép đến thăm Trung Quốc vào tháng Năm, đây là lần đầu tiên sau 17 năm có một Cao ủy Nhân quyền của LHQ đến thăm Trung Quốc.
Tuy nhiên, chuyến đi của bà Bachelet được cho là bị nhà chức trách Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ, còn bà Cao ủy này đã bị chỉ trích vì trước cũng như trong chuyến thăm đã không lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm nhân quyền bị nghi ngờ của ĐCSTQ.
Trong tuyên bố chung, 47 nước yêu cầu được xem xét chi tiết hơn tình hình, bao gồm các hạn chế mà Bắc Kinh áp đặt đối với chuyến thăm của bà Bachelet.
Đại diện thường trực của ĐCSTQ tại Geneva là Trần Húc (Chen Xu) đã phản ứng một cách giận dữ về tuyên bố chung này, chỉ trích Hà Lan và các nước ký kết đã tung tin dối trá và tin đồn để tấn công Trung Quốc.
Ông Trần Húc nói: “Chúng tôi kiên quyết bác bỏ các cáo buộc”. Quan chức ĐCSTQ này đồng thời chỉ trích các nước đưa ra tuyên bố chung là “đạo đức giả” và “cố gắng thao túng chính trị”. Quan chức ĐCSTQ này cũng ca ngợi chuyến thăm của bà Bachelet, tuyên bố rằng chuyến thăm của bà ấy đã “nâng cao hiểu biết của bà ấy về con đường phát triển nhân quyền ở Trung Quốc”.
Công bố chấn động: Hồ sơ cảnh sát Tân Cương
Đài RFI Pháp chỉ ra vấn đề ĐCSTQ đã thực hiện giam giữ quy mô lớn, cưỡng bức lao động, tẩy não, triệt sản và diệt chủng văn hóa: Đây có thể nói là những cáo buộc trong nhiều năm của các tổ chức nhân quyền về Tân Cương đối với chính quyền Bắc Kinh. Một số học giả ước tính rằng trong số 11 triệu người Duy Ngô Nhĩ sống trong khu vực thì có từ 900.000 – 1,8 triệu người từng bị ép vào hệ thống giam giữ của ĐCSTQ. Trong khi Chính phủ Mỹ cáo buộc Bắc Kinh phạm tội “diệt chủng” thì ĐCSTQ bác bỏ dạng cáo buộc này là “lời nói dối của thế kỷ”, thậm chí còn mô tả các trại cải tạo của là “trung tâm đào tạo nghề” (CFP) để chống lại chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.
Ngày 24/5, một nhóm gồm 14 tổ chức truyền thông quốc tế trong đó có cả tờ Le Monde của Pháp đã xuất bản “Hồ sơ cảnh sát Tân Cương”. Nội dung này là lần đầu tiên gần 5.000 bức ảnh của những người Duy Ngô Nhĩ ở độ tuổi từ 3 – 94, được chụp tại đồn cảnh sát ở Konashek hoặc tại trung tâm cải tạo trong khoảng thời gian từ tháng 1 – 7/2018.
Những hình ảnh cho thấy có nhiều người là nông dân. Ngoài ra còn 2884 bức ảnh chụp những người bị bắt, bao gồm: một cô gái 17 tuổi tên Zeytunigul Ablehet đã bị bắt vì nghe bài phát biểu bị cấm; và Bilal Qasim 16 tuổi bị kết tội vì tiếp xúc với tù nhân khác; một người phụ nữ tiều tụy tên Anihan Hammett 73 tuổi vào thời điểm bị bắt là người lớn tuổi nhất trong danh sách; cảnh quay một người đàn ông dùng chiếc dùi cui khuất phục một tù nhân đang bị xiềng xích…
Sau khi hồ sơ này được công bố, giới chức Mỹ đã bày tỏ tức giận và cho hay thấy sốc trước những thông tin và hình ảnh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ là Ned Price nói rằng có vẻ như rất khó hình dung nếu không có chấp thuận của các cấp cao nhất trong chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mà có thể xảy ra tình trạng đàn áp, bỏ tù, diệt chủng và các hành động tội ác có hệ thống chống lại chống lại loài người như vậy.
Lo ngại bà Bachelet rơi vào ‘bẫy nhân quyền’ của Bắc Kinh
Chính quyền Bắc Kinh luôn phủ nhận cáo buộc vấn đề đàn áp quy mô lớn đối với người Hồi giáo, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, nhưng loạt hồ sơ bị rò rỉ từ hệ thống máy tính của văn phòng an ninh công cộng ở Yili và Kashgar tại Tân Cương có vẻ chống lại bác bỏ của Bắc Kinh.
Trước khi Cao ủy Bachelet có chuyến thị sát tại Tân Cương, các tổ chức nhân quyền đã bày tỏ lo ngại rằng bà sẽ rơi vào “bẫy nhân quyền” của ĐCSTQ, theo đó bà chỉ có thể có được các cuộc gặp cấp cao và chỉ được thăm tới nơi đã được sắp xếp theo kịch bản nên không thể thấy được vấn đề gì, như vậy không khác gì bà Bachelet đã bị ĐCSTQ lợi dụng để đưa ra những tuyên bố tốt đẹp không đúng sự thực về họ.
Vào ngày 20/5 Bộ Ngoại giao Mỹ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc liệu Cao ủy LHQ có thể tự do đến thăm Tân Cương hay không, liệu chính quyền Bắc Kinh có cho bà điều kiện cần thiết để tiến hành đánh giá toàn diện về tình hình nhân quyền ở Tân Cương mà không bị thao túng hay không. Ngày 24/5 Mỹ chỉ trích rằng chuyến thăm của bà Bachelet tới Trung Quốc dưới sự hạn chế đi lại tự do của nhà cầm quyền Bắc Kinh là “một sai lầm”.
Bà Bachelet có thể thấy được những thảm kịch của người Duy Ngô Nhĩ không?
Vương Quân, Vision Times
Từ khóa Tân Cương Dòng sự kiện nhân quyền Trung Quốc Liên Hợp Quốc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ Diệt chủng Tân Cương