Vì sao đe dọa mãi nhưng ĐCSTQ vẫn không dám tấn công Đài Loan?
- Minh Tư
- •
Từ đầu năm nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thường xuyên điều máy bay quân sự đến gây rối Đài Loan, những động thái gần đây gây đe dọa nghiêm trọng hơn thông qua các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn. Câu hỏi đặt ra là, vì sao ĐCSTQ đe dọa mãi mà không thể hành động?
Theo “Báo cáo về sức mạnh quân sự của ĐCSTQ” (Military Power of the People’s Republic of China) do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố gần đây cho biết ngân sách quốc phòng của ĐCSTQ gấp 15 lần Đài Loan và hầu hết đều tập trung vào phát triển năng lực để thống nhất Đài Loan. Tuy nhiên giới quan sát có nhận định, cho dù đầu tư sức mạnh vượt trội như vậy nhưng trong ý đồ tấn công Đài Loan này không chỉ có những lo lắng trong nội bộ ĐCSTQ, thậm chí còn là lo ngại xu thế phản ứng từ cộng đồng quốc tế.
Đài Loan và Mỹ phải tăng cường hợp tác an ninh
Theo UP Media, hôm 2/9, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố “Báo cáo về sức mạnh quân sự của Trung Quốc năm 2020”, báo cáo chỉ ra tình trạng tăng chi tiêu quân sự không ngừng của ĐCSTQ trong phát triển các loại vũ khí như vũ khí hạt nhân, tên lửa, tàu hải quân… đã gây đe dọa ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong đó có Đài Loan.
Bộ Quốc phòng Mỹ đã phân tích so sánh sức mạnh quân sự của hai bờ eo biển về các lực lượng trên bộ, trên biển và trên không, qua đó chỉ ra ngân sách quốc phòng của Trung Quốc không ngừng gia tăng, cho đến năm ngoái đã gấp 15 lần so với Đài Loan.
Lầu Năm Góc cho rằng một khi thực trạng mất cân bằng quân sự giữa hai bờ eo biển tiếp tục gia tăng thì Mỹ lại cần tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan để hỗ trợ Đài Loan trong khả năng tự vệ.
Mỹ cũng cho biết dựa theo “Đạo luật Quan hệ Đài Loan” (Taiwan Relations Act), Mỹ sẽ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan để đảm bảo lợi thế công nghệ quân sự xuyên eo biển của Đài Loan cũng như lợi thế địa lý của hòn đảo, đồng thời nhắc lại phản đối việc đơn phương thay đổi hiện trạng hai bờ eo biển.
Tờ Liberty Times đưa tin, trong một cuộc phỏng vấn, nhà lập pháp La Trí Chính (Lo Chih-cheng) của đảng Dân tiến (DPP) cho biết rằng, báo cáo của Mỹ xác nhận việc triển khai tên lửa của ĐCSTQ đã không ngừng gia tăng, ngay cả trong giai đoạn Chính phủ Mã Anh Cửu, cho thấy khi quan hệ hai bờ có đột phá chính trị hoặc hòa dịu thì cũng không đồng nghĩa hết mối đe dọa quân sự của ĐCSTQ.
Ông La Trí Chính chỉ ra rằng, tên lửa hành trình và tầm ngắn của ĐCSTQ không chỉ nhắm vào Đài Loan mà còn có khả năng nhắm thẳng vào quân đội Mỹ triển khai trong khu vực. Với việc liên tục tăng cường lực lượng vũ trang của ĐCSTQ cũng sẽ thúc đẩy hợp tác an ninh Mỹ-Đài Loan mạnh mẽ hơn nữa.
Nhà lập pháp Thái Thích Ứng (Tsai Shih-ying) của DPP nói rằng, để đối phó với mối đe dọa tên lửa tầm ngắn của ĐCSTQ, thì Mỹ và Đài Loan đã hợp tác nâng cấp các tên lửa phòng không như Patriot Advanced Capability-3 (PAC-3), Harpoon, đồng thời cải thiện khả năng tên lửa chống tên lửa Tiangong III. Ông khẳng định “Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc năm 2020” phù hợp với kết quả của “Báo cáo sức mạnh quân sự ĐCSTQ” do Bộ Quốc phòng Mỹ gửi cho Viện Lập pháp Đài Loan, cả hai đều cho thấy mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc. Điều này cho thấy, Đài Loan và Mỹ không gặp trở ngại gì trong phối hợp về an ninh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, hai bên đạt được hợp tác riêng chặt chẽ.
Trong một cuộc phỏng vấn, Giám đốc Ông Minh Hiền (Weng Mingxian) của Viện Chiến lược và Các vấn đề Quốc tế thuộc Đại học Tamkang chỉ ra rằng, mối đe dọa tên lửa của Trung Quốc đối với Đài Loan là tên lửa tầm ngắn, Trung Quốc chưa có khả năng tác chiến chính quy một cách toàn diện đối với Đài Loan, nhưng Trung Quốc đe dọa eo biển Malacca và Biển Đông bằng tên lửa tầm trung. Vì vậy, Mỹ đã liên tục nhấn mạnh rằng tên lửa của Trung Quốc ảnh hưởng đến an ninh của Đài Loan.
Chiến lược gia Đài Loan này cho rằng tư duy chiến lược quân sự của ĐCSTQ trong cuộc tấn công vào Đài Loan là “quyết chiến trong trận chiến đầu tiên”, mục tiêu chính trị là để đe dọa Đài Loan và ngăn chặn quân đội nước ngoài can thiệp. Vì vậy Đài Loan phải nghĩ cách đáp trả cuộc tấn công đầu tiên của quân đội phía Trung Quốc.
Phân tích lý do ĐCSTQ không dám tấn công Đài Loan
Có phân tích từ cộng đồng mạng xã hội (PTT) cho rằng, eo biển Đài Loan dài hơn eo biển Manche mà ngày 6/6/1944 quân đội khối đồng minh đổ bộ vào bãi biển vùng Normandie, vì vậy việc đổ bộ khó hơn nhiều. Trước khi đổ bộ phải dọn sạch được tên lửa, hải quân và không quân của Đài Loan, nếu không khó có thể đổ bộ an toàn. Ngay cả khi Đài Loan không có hỗ trợ của quân Mỹ hay Nhật Bản thì quân đội ĐCSTQ cũng phải mất ít nhất nửa tháng mới có thể giải quyết được hải quân và không quân của Đài Loan, nếu thời gian này cứ tiếp tục kéo dài thì e rằng nội bộ ĐCSTQ sẽ hỗn loạn trước.
Ngoài ra, còn phải kể phản ứng từ cộng đồng quốc tế, việc ĐCSTQ triển khai quân sự đến Đài Loan sẽ khơi dậy cảnh giác của các nước. Trong trường hợp phản ứng nhẹ là có thể thoái vốn và tẩy chay người Hoa ở nước ngoài, còn nặng là lệnh trừng phạt từ quốc tế hoặc cắt đứt ngoại giao. Bất kể thắng hay bại thì tinh thần hợp tác hay niềm tin ngoại giao từ quốc tế với Trung Quốc đều sụp đổ, sẽ tác động không thể tưởng tượng đối với kinh tế Trung Quốc.
Cư dân mạng này cũng chỉ ra rằng, ĐCSTQ gây thù hằn khắp nơi, dù họ chỉ đơn thuần là gây chiến với Đài Loan, cũng khó đảm bảo không kích các nước thù địch vùng biên giới với Trung Quốc có hoạt động quân sự mạo hiểm nào đối với ĐCSTQ.
Cuối cùng, tác giả cho rằng, khó khăn lớn nhất trong ý đồ thống nhất Đài Loan của ĐCSTQ vẫn là Mỹ, bởi vì khi nổ ra cuộc chiến thì Washington sẽ huy động các hoạt động quân sự hải quân và không quân lớn nhất ở nước ngoài kể từ sau chiến tranh Việt Nam. Những nước khác có quyền lợi liên quan đến Biển Đông và eo biển Đài Loan như Nhật Bản, Hàn Quốc, hay Úc cũng sẽ bị cuốn vào. Qua tình hình cho thấy, mức độ rủi ro dành cho ĐCSTQ trong cuộc chiến này là quá cao, chưa chắc đã chiến thắng, dù có chiến thắng thì cũng chưa chắc giữ được, vì vậy mà có tình trạng thường xuyên đe doa thống nhất nhưng không dám động thủ.
Minh Tư
Xem thêm:
Từ khóa Trung Quốc Đài Loan Dòng sự kiện căng thẳng Đài Loan Trung Quốc