Video quân đội Mỹ phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa
- Trương Đình
- •
Hôm thứ Tư (11/8), Bộ Chỉ huy Tấn công Toàn cầu của Không quân Hoa Kỳ (AFGSC) thông báo rằng họ đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III không vũ trang, được trang bị máy bay thâm nhập khí quyển, từ Căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg tại California. AFGSC cho biết trong một thông cáo báo chí rằng điều này thể hiện trạng thái sẵn sàng, khả năng sát thương và tính hiệu quả của lực lượng hạt nhân Hoa Kỳ.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng thử lần này được trang bị “máy bay thâm nhập khí quyển do Hội đồng Thử nghiệm Hi Fidelity lắp đặt”. Trước khi tấn công vùng biển gần đảo san hô Kwajalein, thuộc quần đảo Marshall, cách đó khoảng 4.200 dặm (khoảng 6.758 km), nó đã khiến các chất nổ thông thường (tức phi hạt nhân) phát nổ.
Theo thông cáo báo chí, các vụ phóng thử này đã xác minh tính chính xác và độ tin cậy của hệ thống vũ khí tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Mỹ. Đồng thời cung cấp dữ liệu có giá trị, nhằm đảm bảo việc tiếp tục răn đe hạt nhân một cách an toàn, tin cậy và hiệu quả.
An AFGSC unarmed #MinutemanIII #ICBM launched during an operational test this morning at @SLDelta30 (Vandenberg). ICBM test launches demonstrate that the #MMIII fleet is relevant, essential & key to leveraging dominance in an era of Strategic Competition.#GT239 #SafeSecureReady pic.twitter.com/TJPeIz4ea2
— AFGSC (@AFGlobalStrike) August 11, 2021
“Doanh nghiệp hạt nhân của Hoa Kỳ là hòn đá tảng trong cấu trúc an ninh của thế giới tự do”, ông Omar Colbert, chỉ huy Phi đội bay thử số 576, phát biểu. “Cuộc phóng thử hôm nay chỉ là một ví dụ về cách Hạm đội tên lửa đạn đạo xuyên lục địa quốc gia của chúng ta, chứng minh khả năng sẵn sàng hoạt động và độ tin cậy của các hệ thống vũ khí. Điều này cũng cho phép chúng ta chứng minh khả năng tuyệt vời của các phi công Mỹ.”
Lần phóng thử nghiệm này là cao trào của nhiều tháng chuẩn bị, với sự tham gia của nhiều đối tác chính phủ. Nhân viên Không quân thực hiện nhiệm vụ quan trọng này là những người được đào tạo và giáo dục bài bản nhất trong Quân chủng Không quân.
Các phi công từ Liên đội tên lửa số 341, Liên đội tên lửa số 90 và số 91 của Không quân Hoa Kỳ đã được chọn làm lực lượng đặc nhiệm hỗ trợ lần phóng thử này. Các căn cứ của 3 Liên đội tên lửa này vẫn được đặt trong trạng thái cảnh giác 24/24 trong suốt cả năm và chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Hoa Kỳ.
Ông Aaron Boudreau, Chỉ huy Lực lượng Đặc nhiệm Aaron Boudreau, tuyên bố rằng Hoa Kỳ không có ý định sử dụng các vụ phóng thử này, như một sự phản ứng trước căng thẳng trong khu vực. Lịch trình phóng thử đã được xây dựng cách đây 5 năm, các công tác chuẩn bị liên quan cũng đã được đưa ra từ 6 tháng đến 1 năm trước khi phóng.
“Lực lượng đặc nhiệm của chúng tôi bao gồm các chuyên gia từ cả ba Liên đội tên lửa. Họ đã thể hiện sự chủ động và linh hoạt đáng kinh ngạc, để vượt qua những thách thức không thể lường trước trong thời gian diễn ra đại dịch toàn cầu này (COVID-19)”, ông Boudreau nói.
Tuy nhiên, vụ phóng thử này ở khu vực Thái Bình Dương lại diễn ra vào thời điểm mà giới lãnh đạo của Không quân Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng đang ngày càng nhấn mạnh rằng Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã gây ra một mối đe dọa trong khu vực.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm James Martin về nghiên cứu không phổ biến hạt nhân ở California, Hoa Kỳ, đã phân tích các hình ảnh vệ tinh thương mại. Họ tìm thấy 119 địa điểm xây dựng gần thành phố Ngọc Môn, tỉnh Cam Túc, có đặc điểm phù hợp với các cơ sở phóng tên lửa hiện có của ĐCSTQ.
Theo ông Jeffrey Lewis, một chuyên gia về vũ khí hạt nhân, kiêm Giám đốc Chương trình Phổ biến Hạt nhân Đông Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu này, cho biết những công trình xây dựng trên cho thấy ĐCSTQ đang cố gắng thuyết phục mọi người về khả năng răn đe hạt nhân của mình. Ông mô tả quy mô của dự án này là “không thể tin được.”
Đáp lại, các nhà lãnh đạo Không quân Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ cần phải hiện đại hóa các tên lửa hạt nhân của mình.
Ngày 10/8, ông Michael J. Lutton, chỉ huy thứ 20 của Không quân Hoa Kỳ, cho biết trong một sự kiện video tại Viện Hàng không và Du hành vũ trụ Mitchell: “Tôi tin rằng hiện đại hóa là một phần quan trọng trong đó, chẳng phải vậy sao? Hiện đại hóa là một phần quan trọng của việc chống phổ biến vũ khí hạt nhân.”
Theo Trương Đình, Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa Dòng sự kiện Không quân Hoa Kỳ Mỹ thử tên lửa đạn đạo vũ khí hạt nhân Tên lửa đạn đạo