Vương Hách: Chiến lược của ông Trump với Trung Quốc nhìn từ bài diễn văn nhậm chức
- Vương Hách
- •
Ngày 20/1, ông Trump đã có bài phát biểu nhậm chức dài 30 phút, trở thành tổng thống có bài phát biểu nhậm chức dài nhất kể từ năm 1933. Trong bài phát biểu, ông đề xuất “Cách mạng lẽ thường” (Common Sense Revolution), đây là kim chỉ nam nền tảng cho chính quyền thời Trump: Trở lại với lẽ thường.
“Cách mạng lẽ thường” là gì? Đây không chỉ là lấy nguyên tắc trực quan bình dị đập tan thực trạng cứng nhắc từ hệ thống quan liêu và thực trạng độc đoán của tầng lớp ưu tú, thu hẹp khoảng cách giữa chính phủ và người dân; mà còn là nhấn mạnh chú ý đến nhu cầu trong nước, chống lại tác động tiêu cực của toàn cầu hóa (bao gồm cách tăng mạnh thuế quan) để “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”; quan trọng hơn, quay trở lại các giá trị truyền thống và xây dựng lại niềm tin vào Chúa trong thời đại hỗn loạn này.
Thực tế ông Trump từng nói trong chiến dịch tranh cử, “Tôn giáo và Cơ đốc giáo là thứ lớn nhất mà đất nước này hiện đang mất kiểm soát, vì vậy đất nước chúng ta mất kiểm soát”; “Chúng ta không phải chịu trách nhiệm trước các quan chức trong chính phủ, mà chịu trách nhiệm trước các vị Thần trên trời”; “Cơ đốc nhân đang bị bao vây, chúng ta phải bảo vệ những người tin vào Chúa”.
Trong bài phát biểu nhậm chức của Trump có đoạn như thế này: “Chỉ vài tháng trước, tại một địa điểm đẹp ở Pennsylvania, một viên đạn của một sát thủ đã sượt qua tai tôi, nhưng lúc đó tôi cảm thấy và tin rằng tính mạng của tôi đã được cứu vì có lý do: Tôi được Chúa cứu để làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Trump cũng khẳng định: “Từ hôm nay, chính sách về giới tính của Chính phủ Mỹ là: chỉ có 2 giới tính là nam và nữ”.
Nếu chúng ta hiểu rõ ý nghĩa niềm tin vào “cách mạng lẽ thường” của Trump, đồng thời xem xét rằng ông đã 78 tuổi và không có khả năng tìm kiếm một nhiệm kỳ tổng thống khác, nên ông cũng đang cân nhắc loại di sản chính trị nào nên để lại cho lịch sử. Vậy thì, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về kỳ vọng cầm quyền này của ông, “Di sản đáng tự hào nhất của tôi sẽ là trở thành một người kiến tạo hòa bình và thống nhất”.
Nhưng dù là bình diện quốc tế hay trong nước, Trump đều phải đối mặt với những khó khăn lớn để trở thành người kiến tạo hòa bình và người thống nhất: “Trong 8 năm qua, tôi đã phải chịu nhiều thử thách và thách thức hơn bất kỳ tổng thống nào trong lịch sử 250 năm của chúng ta, và trên đường đi đó giúp tôi đã học được rất nhiều điều”. Câu nói này của ông chứa đựng bao nhiêu tâm tư.
Nhưng “cách mạng lẽ thường” đã chỉ ra cho ông Trump một con đường rõ ràng và chiến lược tương ứng. Đó là gì? Một trong những nội dung chính ngoài việc kiểm soát đối ngoại với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), là làm sạch chất độc của chủ nghĩa cộng sản bên trong nước Mỹ (được thể hiện ở Mỹ dưới nhiều biến thể như nào là ‘chủ nghĩa tiến bộ’, nào là ‘chủ nghĩa tự do’…).
Trong bài phát biểu nhậm chức của Trump, mặc dù chỉ có một chỗ đề cập đến Trung Quốc, nhưng đã đập mạnh vào ĐCSTQ. Khi nói đến việc khôi phục kênh đào Panama, ông nói rõ, “Và quan trọng nhất là Trung Quốc (ĐCSTQ) đang vận hành kênh đào Panama”.
Trong lệnh tổng thống đầu tiên do Trump ký, mặc dù trì hoãn lệnh cấm TikTok thêm 75 ngày, nhưng ông cũng cảnh báo rằng Mỹ có thể áp thuế lên tới 100% đối với Trung Quốc nếu ĐCSTQ cố gắng ngăn chặn thỏa thuận TikTok.
Mặt khác, Trump lại mời Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức (ông Tập không đến và phái ông Hàn Chính đến), bày tỏ muốn thăm Trung Quốc trong vòng 100 ngày sau khi nhậm chức…
Tất cả những điều này cho thấy chính sách cụ thể của Trump đối với Trung Quốc rất linh hoạt, hơn nữa phạm vi điều chỉnh rất lớn, có thể đảo ngược ngay lập tức, khiến đối thủ khó nắm bắt, không thể phòng thủ được. Đó cũng là cách của ông để phát huy hết khả năng răn đe.
Đối với Trump thì cuộc chiến Nga-Ukraine có thể được giải quyết theo tiến độ, trong khi thách thức lớn nhất chính là vấn đề chiến tranh của ĐCSTQ với Đài Loan.
ĐCSTQ có “mục tiêu thế kỷ về quân sự” là thực hiện chuyển đổi quân sự trước năm 2027, theo đó đẩy nhanh sự phát triển tích hợp thông tin hóa cơ giới hóa và trí tuệ hóa, bao gồm xây dựng 3 nhóm tàu sân bay có khả năng chiến đấu ngang hàng với Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương, để ngăn chặn Mỹ viện trợ cho Đài Loan. Nhiều bình luận đều coi mục tiêu thế kỷ về quân sự này của ĐCSTQ là thời gian biểu để họ giải quyết vấn đề Đài Loan.
Trong nhiệm kỳ đầu, Trump đã khá quen thuộc với cách nghĩ và làm của ông Tập Cận Bình và của ĐCSTQ; trong nhiệm kỳ thứ hai này, chiến lược và chính sách của ông đối với Trung Quốc có lẽ sẽ thuần thục hơn.
Trump nói trong bài phát biểu nhậm chức: “Như năm 2017, chúng ta sẽ một lần nữa xây dựng quân đội hùng mạnh nhất thế giới. Chúng ta đo lường thành công không chỉ bằng những trận chiến chúng ta đã thắng, bằng những cuộc chiến chúng ta đã kết thúc, mà có lẽ quan trọng nhất còn là những cuộc chiến mà chúng ta chưa bao giờ tham gia”.
Tác giả bài này cho rằng chiến lược của Trump đối với Trung Quốc nằm ở trong đó. Mục tiêu chiến lược của ông là ‘không đánh mà thắng’, chính là thông qua giải quyết vấn đề trong nước để làm cho nước Mỹ hùng mạnh trở lại, lấy thực lực tìm kiếm hòa bình, khiến ĐCSTQ cảm thấy không có khả năng chiến thắng trước thực lực mạnh chưa từng có của Mỹ và quân đội Mỹ; đồng thời, làm cạn kiệt thực lực của ĐCSTQ để tránh họ hành động liều lĩnh.
Theo như Trump cho biết, chỉ cần trong nhiệm kỳ của ông không phải chứng kiến cảnh ông Tập Cận Bình noi gương ông Putin phát động chiến tranh xâm lược Đài Loan, thì đó là thắng lợi. Tất nhiên, liệu ĐCSTQ có thể tồn tại đến đầu năm 2029 hay không là một vấn đề khác. Nếu Trung Quốc có những thay đổi đột biến nào đó trong nhiệm kỳ của Trump, thì đương nhiên ông sẽ điều chỉnh chiến lược và chính sách tương ứng.
Từ khóa Donald Trump mối quan hệ Mỹ - Trung Lễ nhậm chức tổng thống Mỹ Vương Hách