16 học viên Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết trong nhà tù Mẫu Đơn Giang
- Minghui.org
- •
Hàng loạt thảm kịch kinh hoàng vẫn tiếp diễn tại Trung Quốc Đại Lục. Từng là những sinh mệnh đầy sức sống, họ bị hủy hoại đến chết chỉ vì thực hành niềm tin “Chân, Thiện, Nhẫn”. Chỉ riêng nhà tù Mẫu Đơn Giang ở Hắc Long Giang, đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 16 nam học viên Pháp Luân Công.
Các nhà tù của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã sử dụng hàng chục hình thức tra tấn khác nhau, để hủy hoại các học viên Pháp Luân Công. Ví như hình phạt đóng băng, ngâm nước, kéo căng, bỏ đói, bức thực man rợ, xối nước, bức hại bằng thuốc độc, cấm đại tiểu tiện, không cho ngủ, ngồi ghế hổ, sốc dùi cui điện, đánh đập dã man vào các cơ quan nội tạng và đầu …
Điều này khiến chức năng cơ thể và tâm thần của con người bị rối loạn, các cơ quan nội tạng bị dập nát và kiệt sức. Họ bị nội thương nghiêm trọng, và nhiều người đã chết ngay sau khi ra tù không lâu.
Các học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết trong nhà tù Mẫu Đơn Giang gồm: Hoàng Quốc Đống, Uông Kế Quốc, Phan Hưng Phúc, Nguỵ Hiểu Đông, Đỗ Sĩ Lương, Khổng Tường Trụ, Ngô Nguyệt Khánh, Kim Hựu Phong, Khang Vận Thành, Vu Quân Tu, Đới Quân, Bạch Sương, Lý Nho Thanh, Trữ Quân, Trương Hồng Quyền, Vu Cát Hưng.
Tất cả họ đều bị tra tấn. Một số không lâu sau khi về nhà, đã chết chỉ trong vòng vài năm. Dưới đây là mô tả ngắn gọn về tình hình bức hại mà họ gặp phải.
Anh Hoàng Quốc Đống bị giam giữ trong phòng giam nhỏ suốt một thời gian dài
Anh Hoàng Quốc Đống, một học viên Pháp Luân Công ở Mẫu Đơn Giang, đã bị bức hại nghiêm trọng tại đồn cảnh sát, trung tâm giam giữ và nhà tù Nam Sơn.
Năm 2002, tại trại giam Mẫu Đơn Giang, một tù nhân họ Cao, người chịu trách nhiệm nấu ăn và rửa bát, đã tự mình nói với các học viên Pháp Luân Công rằng: Tại sao Hoàng Quốc Đống luôn bị ốm? Vì trại giam đã cho thuốc vào thức ăn của anh ấy.
Trong nhà tù Mẫu Đơn Giang, cai ngục đã dùng dùi cui điện sốc vào đùi trong, bộ phận sinh dục và hậu môn của anh Hoàng Quốc Đống. Anh ấy cũng phải chịu nhiều sự ngược đãi khác nhau, như bị đánh đập dã man, bị giam giữ lâu dài trong một “gian phòng nhỏ” (ẩm thấp, phong bế, và nhỏ hẹp), và chết trong vòng vài năm sau khi ra tù.
Khi ra tù, anh Phan Hưng Phúc chỉ còn hơn 40kg
Anh Phan Hưng Phúc, 31 tuổi, là cựu cán bộ Bưu điện Song Áp Sơn, tại thành phố Song Áp Sơn, tỉnh Hắc Long Giang, kiêm Phó Giám đốc Trung tâm Trao đổi của Cục Viễn thông thành phố Song Áp Sơn, và Phó Giám đốc Cục Viễn thông huyện Hữu Nghị. Năm 1998, anh được mệnh danh là “Nhân tài xuyên thế kỷ của Hệ thống Viễn thông tỉnh Hắc Long Giang.”
Tháng 5/2003, anh Phan Hưng Phúc bị chuyển đến phòng giam số 16 của nhà tù Mẫu Đơn Giang, bị tra tấn và bắt làm nô lệ. Cuối năm đó, anh bị tra tấn đến mức chân bị sưng tấy và không thể đi lại. Trịnh Ngọc Hòa, nhân viên quản giáo tại nhà giam liên tục bắt anh viết “cam kết” từ bỏ tu luyện, nhưng anh vẫn nhiều lần cự tuyệt.
Tháng 7/2004, anh Phan Hưng Phúc bị bức hại đến mức hấp hối, chỉ còn hơn 40kg, nhà tù mới cho người nhà khiêng anh về. Anh qua đời vào ngày 31/1/2005.
Phổi của anh Ngô Nguyệt Khánh bị thủng một lỗ lớn
Anh Ngô Nguyệt Khánh, ngoài 30 tuổi, là một học viên Pháp Luân Công tại thành phố Song Áp Sơn. Anh Ngô đã bị bắt cóc, kết án bất hợp pháp và tra tấn nhiều lần.
Tháng 10/2006, phổi của anh bị thủng một lỗ lớn. Nhưng nhà tù Mẫu Đơn Giang vẫn gây khó khăn cho anh bằng mọi cách. Cuối cùng, khi thấy sức khoẻ của anh không ổn, họ mới cho người nhà đón anh về. Anh Ngô Nguyệt Khánh ngậm oan lìa đời vào ngày 23/12/2007.
Ông Kim Hựu Phong bị bức hại khiến xuất hiện các triệu chứng của bệnh lao
Ông Kim Hựu Phong, 44 tuổi, dân tộc Triều Tiên, cựu giảng viên Khoa Giáo dục thể chất của Đại học Sư phạm Mẫu Đơn Giang, đã bị kết án oan 13 năm vì đức tin vào “Chân, Thiện và Nhẫn”. Trong nhà tù Mẫu Đơn Giang, ông bị giam giữ trong một “phòng giam nhỏ”, bị còng chân, còng tay cố định, bị đánh đập dã man, bị đóng băng, bị bức thực và bị xối nước.
Trong thời gian bị bức hại kéo dài, tháng 8/2007, ông Kim Hựu Phong đã xuất hiện các triệu chứng của bệnh lao. Nhưng cai ngục vẫn bắt ông phải viết “Tam thư” (gồm “Bản cam kết”, “Bản hối cải”, “Bản khai trừ”). Sau khi từ chối, ông lại bị bức hại một lần nữa.
Trước Tết Đoan Ngọ năm 2008, ông Kim Hựu Phong, người đang hấp hối, đã được tại ngoại để chữa trị. Ông qua đời tại Bệnh viện Bệnh truyền nhiễm Mẫu Đơn Giang vào tối ngày 21/1/2009.
Ông Trữ Quân liên tục bị tra tấn bởi những kẻ vô nhân đạo
Ông Trữ Quân, 50 tuổi, sống tại đường Tây An Điều, quận Tây An, từng nhiều lần bị cải tạo lao động bất hợp pháp, và tra tấn vô nhân đạo. Ngày 9/9/2002, 6 tháng sau khi bị truy nã bất hợp pháp, ông Trữ Quân bị bắt cóc, khi đang giảng chân tướng về Pháp Luân Công tại bệnh viện Hồng Kỳ, thành phố Mẫu Đơn Giang. Ông bị đưa đến Văn phòng Công an Ái Dân của thành phố Mẫu Đơn Giang và bị tra tấn đến mức sinh mệnh lâm nguy.
Cuối năm 2003, ông Trữ Quân bị kết án 5 năm tù bất hợp pháp và sau đó bị ép vào nhà tù Mẫu Đơn Giang. Tháng 9/2004, nhà tù chẩn đoán ông bị bệnh nặng. Sau khi gia đình ông trả tiền, phải đến tháng 11, nhà tù mới cho phép ông được “bảo lãnh tại ngoại để chữa trị”. Do bị bức hại trong thời gian dài, ông Trữ Quân đã qua đời vào chiều ngày 12/8/2005.
Nghi ngờ ông Trương Hồng Quyền bị bức hại bằng thuốc
Ông Trương Hồng Quyền là cựu kỹ sư trạm tính toán của công ty khai thác gỗ, thuộc Cục quản lý dầu khí Đại Khánh. Tháng 11/2001, ông Trương Hồng Quyền đến làng Long Hổ Cương, huyện Đỗ Mông để nói về sự thật Pháp Luân Công, thì bị bí thư chi bộ thôn tố cáo và bị kết án 3,5 năm tù oan.
Tháng 7/2004, ông bị chuyển đến nhà tù Mẫu Đơn Giang, bị Trịnh Ngọc, nhân viên cải tạo của nhà tù đánh đập, nhốt trong một “phòng giam nhỏ” và bị bức thực bằng nước muối.
Sau khi trở về nhà vào tháng 7/2005, ông Trương Hồng Quyền mắc một số triệu chứng mất trí nhớ. Ông không nhớ được những sự việc xảy ra vài năm trước và hành xử bất thường. Ông qua đời tại nhà vào ngày 24/2/2007.
Theo Minghui.org, nhiều học viên Pháp Luân Công bị bức hại bằng thuốc trong khi bị giam giữ. Sau khi được thả về nhà, họ thường bị mất trí nhớ. Nhiều khả năng ông Trương Hồng Quyền đã bị nhà tù tiêm thuốc hoặc trộn thuốc phá hủy hệ thần kinh trung ương vào đồ ăn của mình.
Ông Vu Quân Tu bị tra tấn bằng “Tiểu Bạch Long”
Năm 1997, ông Vu Quân Tu, người Chiết Giang, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, qua sự giới thiệu của một cảnh sát từ nhà tù Tân Triệu. Trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2003, ông bị nhốt trong “phòng giam nhỏ” tại khu trại giam số 14 của nhà tù Mẫu Đơn Giang. Ông đã bị đàn áp dã man và vô nhân đạo.
Cảnh sát Lâm Lê Minh và Lưu Bình thường xuyên đánh ông bằng “Tiểu Bạch Long”. “Tiểu Bạch Long” là một loại hình phạt. Trong đó những kẻ ác sử dụng ống nhựa cứng màu trắng, đánh đập dã man các học viên Pháp Luân Công trong các trại giam.
Phương thức thực hiện là dùng dao khoét 4 lỗ nhọn hình chữ thập lồi – lõm trên miệng ống nhựa màu trắng, cứa vào cơ thể của con người, có thể khiến da thịt người này nứt toác.
Trong khi đó, cai ngục Hứa Thụ Quân lại sử dụng dùi cui điện quân dụng để sốc điện ông, thường xuyên trong một giờ đồng hồ. Ông Vu Quân Tu bị giam nửa năm trong “phòng giam nhỏ” và chết trong vài ngày sau khi ra tù.
Anh Đới Quân suýt ngất xỉu khi bị tra tấn
Anh Đới Quân, 34 tuổi, đến từ thành phố Mật Sơn, tỉnh Hắc Long Giang. Năm 2002, anh bị bắt cóc vì in và phát tờ rơi sự thật về Pháp Luân Công.
Nhân viên Đội cảnh sát hình sự quận Kê Quán và Phòng An ninh Chính trị của Sở Công an Kê Tây đã tra tấn anh suốt 24 giờ. Anh không được ăn hay ngủ suốt 3 ngày 3 đêm, bị còng tay và còng chân. Họ kéo chân anh ra phía sau cổ anh, và đẩy anh tới lui như một chiếc xe đẩy. Điều này khiến đốt sống thắt lưng của anh kêu lục cục, và cơn đau khiến anh gần như ngất xỉu.
Quản ngục còn tra tấn anh bằng cách bắt anh ngồi trên ghế đẩu cọp, bức thực bằng dầu mù tạt, đâm và đốt chân anh, khiến anh chi dưới của anh bị tê liệt thần kinh, đi lại khó khăn.
Anh Đới Quân bị kết án oan 6 năm. Tháng 4/2008, khi trở về từ nhà tù Mẫu Đơn Giang, anh đã bị tra tấn tới mức gần như mù lòa. Anh qua đời vào ngày 7/12/2010.
Những nhân viên phạm pháp tham gia bức hại Pháp Luân Công bị quả báo
Minghui.org đưa tin tính đến tháng 12/2018, hơn 20.000 nhân viên phạm pháp của ĐCSTQ tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã gặp vận rủi.
Hắc Long Giang là một trong những tỉnh bức hại Pháp Luân Công nghiêm trọng nhất. Số lượng học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc, bỏ tù, kết án và tra tấn đến chết luôn đứng đầu trong cả nước Trung Quốc.
Chỉ tính riêng từ tháng Một đến tháng 7/2021, một lượng lớn quan chức các cấp tham gia cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã bị cách chức tại Hắc Long Giang. Ví như:
Ngày 15/7, ông Bộ Diên Thắng, cựu phó bí thư đảng đoàn, kiêm phó kiểm sát viên thường vụ của Viện kiểm sát tỉnh Hắc Long Giang, bị điều tra.
Ngày 1/6, ông Cam Vinh Khôn, nguyên Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Hắc Long Giang, kiêm Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam, bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật, bị cách chức.
Ngày 27/4, ông Lưu Phong, bí thư Đảng ủy, quản giáo nhà tù Giai Mộc Tư, kiêm cảnh sát trưởng cấp hai, bị điều tra.
Ngày 5/1, ông Trương Thế Huy, Phó tổng thư ký của chính quyền thành phố Cáp Nhĩ Tân, bị cách chức.
Mời xem Phần 2 tại đây.
Theo Minghui.org
Link Minghui.org: Nhà tù Mẫu Đơn Giang bức hại 16 học viên Pháp Luân Công đến chết
Xem thêm:
Từ khóa Pháp Luân Công Cuộc đàn áp Pháp Luân Công Hắc Long Giang Mẫu Đơn Giang