Các chuyên gia cho rằng, việc Bắc Kinh không chịu tuân thủ nội dung và tinh thần quy chế thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) suốt hai thập kỷ từ khi gia nhập tổ chức này đã khiến các nước tuân thủ đòi hỏi phải có một sự thay đổi về chiến lược.

Embed from Getty Images

Trung Quốc đã gia nhập WTO ngày 11/12/2001, và năm nay đánh dấu kỷ niệm 20 năm việc trở thành thành viên của họ. Tuy nhiên, ngày càng xuất hiện nhiều chỉ trích và phản đối Trung Quốc nhân cột mốc lịch sử này, trong bối cảnh chế độ cộng sản tiếp tục thực hành các thực tiễn thương mại độc tài, mang tính áp chế và phi thị trường, từ trợ giá nông sản hàng loạt tới lao động cưỡng bức.

Nhiều vi phạm kéo dài

Đối với nhiều nhà quan sát, Bắc Kinh không chỉ vi phạm các quy chế thành viên, mà còn có cách tiếp cận chung với thương mại và lao động đối lập với các quy tắc và nguyên tắc sáng lập của WTO.

Stephen Ezell, phó chủ tịch về đổi mới toàn cầu tại Tổ chức Đổi mới và thông tin Công nghệ, cho biết Trung Quốc ngày càng không tuân thủ các nguyên tắc của WTO, cho dù khi gia nhập, họ đã đồng ý việc thương mại được điều hành bởi các quy tắc dựa trên thị trường, do các doanh nghiệp tư nhân dẫn dắt, phù hợp với các nguyên tắc nền tảng là không phân biệt đối xử, tương hỗ và minh bạch. 

Nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào quyết định kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước (SOEs).

Hồi tháng 7 tổ chức của Ezell đã công bố một báo cáo có tựa đề “Những lời hứa giả dối II: Khoảng cách ngày càng xa giữa các cam kết của Trung Quốc với WTO và thực tiễn.” Báo cáo lưu ý rằng vào năm 2016, có 150.000 doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát tại Trung Quốc ở cấp địa phương hoặc trung ương, sử dụng khoảng 30 triệu lao động, và nắm giữ khối tài sản trị giá 15,2 nghìn tỷ đôla. 

Về lý thuyết, quy chế thành viên WTO sẽ dẫn tới việc giảm nhanh chóng số doanh nghiệp nhà nước và tỷ lệ của chúng trong sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc, nhưng xu hướng thực tế lại đối lập với yêu cầu này. 

Báo cáo đã vẽ ra biểu đồ tăng trưởng  trong lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước cả về vốn hoá thị trường và trong con số tổng cộng, và lưu ý rằng tính đến năm 2019, trong 109 công ty Trung Quốc được liệt kê trong Fortune Global 500, có 93 là doanh nghiệp nhà nước. Sự phổ biến của các doanh nghiệp nhà nước đặc biệt rõ ràng trong lĩnh vực ngân hàng, nơi các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước hoặc ngân hàng do  nhà nước kiểm soát thống trị chiếm ưu thế, báo cáo ghi nhận. Các doanh nghiệp nhà nước được hưởng một loạt lợi thế so với doanh nghiệp tư nhân trong các lĩnh vực từ thuế tới khả năng và điều kiện cho vay. 

“Tỷ lệ hiện hành các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước là ví dụ rõ ràng về việc Trung Quốc không tuân thủ các quy tắc,” Ezell nói.

Các lĩnh vực không tuân thủ khác bao gồm trợ giá cho các doanh nghiệp nông nghiệp và cưỡng bức chuyển giao công nghệ. Theo quy tắc, một thành viên phải kịp thời thông báo cho WTO về điều kiện trợ giá; nhưng Bắc Kinh không làm vậy, thậm chí còn không cung cấp thông báo về trợ cấp cấp tỉnh thành tới tận năm 2019, Ezell nói. 

Ông cho rằng hiện tượng chuyển giao công nghệ bắt buộc thậm chí còn đáng quan ngại hơn. Khi các công ty kinh doanh nước ngoài tìm cách cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc, họ thường không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải tiết lộ công nghệ và bí mật kinh doanh nhạy cảm và độc quyền cho các đối thủ của họ ở Trung Quốc như một phần của tiến trình này.

Ezell viện dẫn trường hợp của Kawasaki Rail Car và Siemens như hai ví dụ về việc công ty nước người đã phải tiết lộ công nghệ liên quan đến hệ thống đường sắt tốc độ cao của họ khi tìm cách thâm nhập Trung Quốc.

“Họ bị buộc chuyển giao công nghệ và vài năm sau phát hiện bản thân họ phải cạnh tranh với các công ty Trung Quốc [đang sử dụng công nghệ của họ] trên thị trường toàn cầu,” Ezell nói.

Ông cho biết Bắc kinh thiếu tôn trọng các luật lệ và điều khoản nói chung về quản lý tài sản trí tuệ. Các công ty Trung Quốc đã trắng trợn chiếm đoạt sở hữu trí tuệ của đối thủ cạnh tranh nước ngoài, một thực tế ngày càng tồi tệ hơn mặc dù vấp phải sự phản đối kịch liệt. 

“Mặc cho ĐCSTQ liên tục bảo đảm rằng thực tế này sẽ giảm dần, nó vẫn tiếp diễn. Trong mọi ngành công nghệ, từ công nghệ sinh học tới hàng không vũ trụ tới thiết bị viễn thông, Trung Quốc đều dính líu vào việc đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ. Điều đó tương phản hoàn toàn với cam kết Trung Quốc đưa ra khi gia nhập WTO,” Ezell nói.

Ezell mô tả việc đánh cắp sở hữu trí tuệ là cách tiếp cận được chính phủ cho phép nhằm đem lại lợi thế cho các doanh nghiệp nhà nước.

 

Cần liên minh mới để đối phó với Bắc Kinh 

“Hai mươi năm trước, tôi đã viết một bài báo trên Wall Street Journal cho rằng chúng ta không nên để Trung Quốc gia nhập WTO vì họ không đáp được ứng các nghĩa vụ. Họ rõ ràng là không,” Thomas J. Duesterberg, một nghiên cứu viên cấp cao tại viện Hudson nói.

Ông cho rằng câu hỏi không phải là liệu sự có mặt của Trung Quốc tại WTO có hợp lý hay không, mà làm cách nào để đối phó với các vi phạm khi lệnh trừng phạt nhằm buộc Bắc Kinh sửa đổi hoặc chấm dứt những thực tiễn ngày càng quá đáng của họ đã thất bại.

Việc kéo dài các lệnh trừng phạt có thể không phải là phản ứng đúng đắn. Tại thời điểm này, Duesterberg cho rằng các nước đồng minh dân chủ phải tiếp tục gây sức ép.

“Chúng ta cần củng cố các nguyên tắc, và chính quyền Trump khá cứng rắn về mặt đó. Chính quyền Biden cũng chưa dỡ bỏ bất kỳ sắc thuế nào với Trung Quốc, vì thế chúng ta cần tiếp tục gây áp lực,” Duesterberg nói. 

“Cố gắng cải cách WTO và đưa ra các quy tắc mạnh mẽ hơn, đặc biệt về trợ giá và thương mại điện tử.”

Nhưng những cải cách như vậy, dù đáng kỳ vọng, có thể không đủ. Ông cho rằng các hiệp định và hệ thống thương mại thay thế có đặc tính khu vực sẽ đóng một vai trò quan trọng.

“Chúng ta có thể chuyển hướng và xây dựng các hiệp định thương mại trên cơ sở khu vực, như chúng ta đã làm với Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ, nhưng tôi cho rằng Mỹ cần tham dự Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTTP),” Duesterberg đề cập đến một hiệp ước khu vực gồm 11 nước mà chính quyền Trump đã rút khói. Chính quyền Biden cũng chưa có kế hoạch tham gia lại vào CPTPP.

Cuối cùng, một liên minh thương mại như vậy có thể chứng tỏ có hiệu quả hơn việc thay đổi một WTO, nơi các bất đồng nội bộ về Trung Quốc đôi khi trở thành rào cản ngăn trở các cải cách hiệu quả, ông cho biết.

“Mỹ đang thảo luận với châu Âu và Nhật Bản, nhưng người châu Âu rất lưỡng lự trong việc chứng tỏ lập trường mạnh mẽ chống lại Trung Quốc, và để đưa các quy tắc mới vào WTO thường khó khăn vì thông thường nó đòi hỏi mức độ đồng thuận cao,” Duesterberg nói. “Trung Quốc sẽ không bao giờ đồng ý với điều này, và họ có các đồng minh mà họ đã mua chuộc hoặc đã thuyết phục về cùng phe với họ.”

Vì thế, một liên minh mới là hữu dụng, bởi ảnh hưởng của Trung Quốc không thể chặn được các cải cách thiết thực. Mỹ cần hợp tác về vấn đề này với các cường quốc cùng chung chí hướng như Vương quốc Anh, Canada, Australia và Nhật Bản, những cường quốc không ngại tố cáo các thủ đoạn của chế độ Bắc Kinh, ông nói.

NATO dành cho Thương mại

Ezell cho rằng cần có một hệ thống thương mại, kinh tế và an ninh của các nước cùng chí hướng để chống lại các chính sách và thủ đoạn lạm dụng của Trung Quốc. Mặc dù NATO là dành cho phòng thủ quốc gia, hệ thống này có thể dành cho thương mại toàn cầu. 

Ezell đã đưa ra một ví dụ về cách hệ thống này hoạt động trong thực tế:

“Khi chúng ta phát hiện các công ty Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hành việc đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ, tất cả chúng ta nên từ chối các công ty Trung Quốc đó tiếp cận tất cả các thị trường trong quan hệ đối tác này,” ông nói.

“Chúng ta có thể có một NATO dành cho thương mại, nơi các nước sẽ hành động tập thể khi các doanh nghiệp bị tổn hại bởi các hành vi của Trung Quốc. [Chúng ta] cần đưa ra các chế tài nghiêm khắc và cùng nhau đẩy mạnh các tiêu chuẩn cao đối với hoạt động kinh tế thị trường.”

Ngân Hà (theo The Epoch Times)

Xem thêm: