4 quản lý cấp cao của Foxconn Trịnh Châu bị ĐCSTQ bắt, Đài Loan lên tiếng
- Trí Đạt
- •
Hồi tháng Một năm nay, Công an của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bắt giữ 4 quản lý cấp cao người Đài Loan đang làm việc tại Foxconn với lý do “nhận hối lộ không phải công chức” (họ làm cho tư nhân, không phải là công chức nhà nước, nhưng nhận hối lộ), khiến họ không thể quay trở về Đài Loan. Ủy ban Các vấn đề Đại Lục của Đài Loan cho biết vụ việc này khá kỳ lạ và không loại trừ nguyên nhân là do tham nhũng và lạm dụng quyền lực của một số ít công an của ĐCSTQ.
Theo tuyên bố từ Ủy ban Các vấn đề Đại Lục của Đài Loan hôm thứ Tư (8/10), 4 quản lý cấp cao của Foxconn đã bị giam giữ tại Trịnh Châu, Trung Quốc vì liên quan đến tội “nhận hối lộ không phải công chức”. Trịnh Châu là nơi đặt trụ sở của Foxconn, công ty hàng đầu của Tập đoàn Công nghệ Hon Hai (Hon Hai Precision Industry) Đài Loan và vận hành nhà máy lắp ráp iPhone lớn nhất thế giới.
Ủy ban Các vấn đề Đại Lục của Đài Loan dẫn lời Tập đoàn Hon Hai nói rằng những nhân viên này không làm tổn hại đến lợi ích của công ty, công ty cũng chưa từng báo án với cơ quan công an của ĐCSTQ, và gọi cáo buộc chống đối lại họ là kỳ quái. Ủy ban Các vấn đề Đại Lục của Đài Loan chỉ ra trong một tuyên bố rằng vụ việc này có thể là do một số cảnh sát địa phương lạm dụng quyền lực, làm tổn hại nghiêm trọng đến niềm tin của doanh nghiệp, đồng thời kêu gọi ĐCSTQ điều tra và xử lý càng sớm càng tốt.
Trước đó, có thông tin cho rằng nhân viên Foxconn tại Trung Quốc đã tiết lộ với gia đình các quản lý cấp cao ở Đài Loan rằng toàn bộ vụ việc là do người địa phương phối hợp với công an ĐCSTQ dàn dựng nhằm vu oan, từ đó trục lợi.
Theo Bloomberg, vẫn chưa rõ nguyên nhân dẫn đến việc họ bị bắt giữ. Nhà máy Trịnh Châu của Foxconn là cơ sở lắp ráp iPhone lớn nhất thế giới của Apple và được mệnh danh là “Thành phố iPhone”. Nhà máy đã tuyển dụng hàng trăm ngàn người.
AFP đã liên hệ với người phát ngôn của Foxconn nhưng Foxconn từ chối bình luận.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nói rằng bà “không biết về tình hình cụ thể”.
Trong luật của ĐCSTQ có một tội danh được gọi là “tội nhận hối lộ của người không phải là công chức nhà nước”, đây là hành vi mà nhân viên của công ty, doanh nghiệp hoặc các đơn vị khác lợi dụng vị trí công tác của mình để yêu cầu hoặc nhận tài sản của người khác, nhằm mang lại lợi ích cho người khác với số tiền lớn.
Truyền thông Đài Loan đưa tin, 4 nhân viên của Hon Hai đã bị cảnh sát địa phương ở Trịnh Châu bắt giữ hồi đầu năm nay với cáo buộc “nhận hối lộ không phải công chức”. Trong đó có 2 người qua điều tra không thu được chứng cứ dòng tiền hối lộ, đã bị công an cáo buộc tự ý tùy tiện sử dụng trái phép nguồn tiền.
Trong những năm gần đây, các giám đốc điều hành cấp cao của các công ty nước ngoài tại Trung Quốc lần lượt bị chính quyền nước này bắt giữ, làm dấy lên lo ngại về sự an toàn của nhân viên các công ty đa quốc gia. Một giám đốc điều hành của công ty dược phẩm Nhật Bản Astellas Pharma đã bị truy tố tội gián điệp vào tháng 8, nhà báo người Úc Cheng Lei đã được thả vào năm ngoái sau hơn 3 năm bị tạm giam.
Bản cáo trạng của các giám đốc điều hành Astellas Pharma được đưa ra sau khi Bắc Kinh phạt công ty điều tra doanh nghiệp Mintz Group của Mỹ khoảng 1,5 triệu USD vì thu thập dữ liệu bất hợp pháp. Cách đây vài tháng, quan chức Trung Quốc đã đột kích văn phòng công ty và bắt giữ 5 nhân viên Trung Quốc.
Nhiều sự cố tương tự sẽ xảy ra vào năm 2023. Công ty tư vấn Bain & Co. của Mỹ cho biết chính quyền Trung Quốc đã thẩm vấn các nhân viên tại văn phòng ở Thượng Hải; Cơ quan an ninh nhà nước của ĐCSTQ đã công khai thông báo về cuộc đột kích vào Capvision, một công ty tư vấn có trụ sở tại New York và Thượng Hải, cáo buộc các công ty “tạo điều kiện cho hoạt động gián điệp của các thế lực nước ngoài”.
Chính quyền ĐCSTQ cũng bắt giữ một giám đốc điều hành cấp cao và hai cựu nhân viên của WPP Group, một trong những công ty quảng cáo lớn nhất thế giới.
Vào tháng 6, Ủy ban Các vấn đề Đài Lục của Đài Loan đã nâng mức cảnh báo đi lại đối với Trung Quốc Đại Lục lên mức cao thứ hai, khuyên người Đài Loan tránh đi lại không cần thiết để tránh bị giam giữ hoặc thẩm vấn bất hợp pháp khi Bắc Kinh thắt chặt luật an ninh quốc gia.
Cùng việc ĐCSTQ dùng nhiều lý do và danh nghĩa khác nhau để đàn áp, trong khi không còn nhìn thấy hy vọng ở nền kinh tế Trung Quốc, các công ty nước ngoài lần lượt rút khỏi nước này, và các thương hiệu hàng đầu của Mỹ như Apple, Starbucks và McDonald’s đang tìm những cách mới để giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Chính quyền thành phố Thượng Hải cho biết vào tháng 8 rằng một trong những thách thức kinh tế cấp bách nhất hiện nay là vấn đề rỗng hóa “chuỗi trái cây”, ám chỉ việc Apple chuyển một số hoạt động sản xuất điện tử sang các nước như Ấn Độ và Việt Nam.
Từ khóa Foxconn Quan hệ Trung Quốc - Đài Loan Apple Foxconn Trung Quốc Đài Loan