9 thất bại lớn của Quân đội ĐCSTQ năm 2020
- Epoch Times
- •
Trong tình hình đại dịch năm 2020, tham vọng bành trướng quân sự của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã hiển lộ rõ nét. ĐCSTQ không biết tự lượng sức mình, còn nhiều lần thể hiện thái độ khiêu khích quân sự. Điều này không chỉ dẫn đến các cuộc đối đầu quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, mà còn làm gia tăng mối lo ngại và hình thành liên minh ở các nước láng giềng, ngay cả các nước châu Âu và NATO cũng rất cảnh giác. Trong năm qua, ĐCSTQ đã thực hiện ít nhất 9 vụ quân sự lớn thất bại, khiến bản thân rơi vào vòng vây quân sự đang ngày càng bị siết chặt.
1. Đội tàu viễn chinh 161 của ĐCSTQ từng tiếp cận Hawaii
Ngày 20/1, ĐCSTQ buộc phải thừa nhận rằng, bệnh viêm phổi Vũ Hán (virus Trung Cộng) lây từ người sang người. Ngày 23/1, thành phố Vũ Hán bị phong tỏa. Nhưng đồng thời, ĐCSTQ vẫn ra lệnh cho một đội hình huấn luyện chung trên biển (đội hình 161) ở chiến khu phía Nam ra khơi. Ngày 18/2, Bộ Quốc phòng ĐCSTQ cho biết, đội hình 161 đã vượt qua đường đổi ngày quốc tế với tâm thái huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và tiến vào vùng biển Tây Bán cầu, tiến hành các cuộc diễn tập tiếp tế thời chiến, trong điều kiện bị quân địch đe dọa và diễn tập ứng cứu toàn diện ngoài khơi.
Ông Vương Hồng Quang, cựu Phó Tư lệnh Quân khu Nam Kinh của ĐCSTQ, cho biết hạm đội này đã rời eo biển Ba Sĩ đi về phía Đông và vượt qua đường đổi ngày quốc tế (là một đường tưởng tượng dùng để làm ranh giới giữa múi giờ UTC+14 và UTC-12, đi gần với kinh tuyến 180 độ kinh Đông từ Bắc Cực, qua eo biển Bering, Thái Bình Dương, cho đến Nam Cực), cách đảo Midway 500 km về phía Nam, chỉ cách Hawaii 1.200 km, thuộc chuỗi đảo thứ ba. Nếu phóng tên lửa hành trình từ đây có thể trực tiếp đe dọa đến Hawaii.
Hawaii là nơi cư trú của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ và là cảng nhà của Hạm đội Thái Bình Dương. Năm 1941, quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng và gây ra Chiến tranh Thái Bình Dương. Một số kênh truyền thông Đại Lục nói rằng, tuyến phòng thủ đầu tiên quan trọng của chuỗi đảo này thực sự chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Chuỗi đảo thứ 3 nơi Hawaii tọa lạc cũng là tuyến phòng thủ cuối cùng cho bờ biển phía Tây của Hoa Kỳ. Hoạt động huấn luyện của hạm đội 161 có thể tăng lên trong tương lai. Khi thực lực của Trung Quốc lớn mạnh, chuỗi đảo thứ ba sẽ trở thành chuỗi đảo đầu tiên của Hoa Kỳ.
Đội hình 161 bao gồm tàu khu trục Hohhot 052D (161), tàu Ngũ Chỉ Sơn (tàu đổ bộ 071, 987), tàu Chagan Lake (tàu tiếp liệu tích hợp viễn dương 901, 967) và tàu Dubhe 815A (857), được trang bị radar trinh sát trên diện rộng.
Quân đội Hoa Kỳ từ lâu đã nhìn thấy các kế hoạch bành trướng của ĐCSTQ. Vào tháng Một, tàu sân bay Roosevelt đã được triển khai đến Tây Thái Bình Dương. Sau khi hạm đội 161 của ĐCSTQ ra khơi, ngày 12/2, máy bay ném bom B-52 của Mỹ đóng tại đảo Guam, cùng với máy bay chống ngầm P-3C và máy bay trinh sát điện tử EP-3E đã nhanh chóng được điều động.
Ngày 17/2, Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ tuyên bố rằng, một máy bay tuần tra hải quân Hoa Kỳ P-8A Poseidon bị chiếu xạ bởi ánh sáng laser của các tàu khu trục thuộc hạm đội ĐCSTQ 161 trên vùng biển quốc tế khoảng 380 dặm về phía Tây của đảo Guam.
Vào thời điểm đó, tình hình dịch bệnh ở Vũ Hán và Trung Quốc rất nghiêm trọng. Mặc dù các ca bệnh liên tục xuất hiện trên khắp thế giới, nhưng quân đội ĐCSTQ vẫn đang trực tiếp khiêu khích. Sự đối đầu quân sự Mỹ – Trung bắt đầu leo thang từ đầu năm. Hải quân của ĐCSTQ thiếu khả năng chiến đấu trên biển, nhưng lại khiêu khích Hawaii của Hoa Kỳ, dẫn đến việc Hoa Kỳ tăng cường triển khai quân đội. Đây cũng là một trong những lý do khiến Hoa Kỳ muốn tách khỏi Trung Quốc.
3. Hành vi quấy rối eo biển Đài Loan kéo dài một năm
Vào ngày 23/1, ngày Vũ Hán phong tỏa toàn thành phố, ĐCSTQ đã cử máy bay ném bom H-6 băng qua eo biển Ba Sĩ để tập huấn cho hành trình viễn dương. Động thái này không chỉ đe dọa trực tiếp đến Đài Loan, mà còn mô phỏng một cuộc tấn công vào đảo Guam. Ngày 31/1, máy bay ném bom B-52 của Mỹ đóng ở Guam đã được điều động.
Ngày 9/2, dịch viêm phổi Vũ Hán trở nên nghiêm trọng, ĐCSTQ một lần nữa cử máy bay ném bom H-6, máy bay hủy diệt F-11 và Cảnh sát Hàng không 500 băng qua eo biển Ba Sĩ và bay vòng quanh Đài Loan. Ngày 10/2, máy bay quân sự ĐCSTQ đã lặp lại hành động tương tự và một lần đã đi qua đường trung tâm của eo biển.
Ngày 10/2, Tổng thống Thái Anh Văn đã mạnh mẽ đáp trả ĐCSTQ rằng, những hành động quân sự này là vô nghĩa và không cần thiết. Điều quan trọng nhất đối với ĐCSTQ là kiểm soát dịch bệnh càng sớm càng tốt. Nhưng tất nhiên ĐCSTQ vẫn không dừng lại. Kể từ đó, việc máy bay quân sự của ĐCSTQ can nhiễu Đài Loan đã thành chuyện thường ngày.
Theo thống kê từ Bộ Quốc phòng Đài Loan, từ đầu năm nay đến ngày 7/10, ĐCSTQ đã điều động 1.710 máy bay quân sự và 1.029 tàu chiến xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. ĐCSTQ đã thực hiện 49 lượt bay đi qua đường trung tâm của eo biển Đài Loan, con số cao nhất kể từ năm 1990. Đài Loan cũng đã điều động 2.972 lượt bay đánh chặn, với chi phí khoảng 850 triệu đô la Mỹ.
ĐCSTQ không có sức mạnh chinh phục Đài Loan bằng vũ lực, nhưng đã bày ra xu thế quấy nhiễu lâu dài. Ngoài việc uy hiếp Đài Loan, trực tiếp khiêu khích chuỗi đảo đầu tiên của quân đội Mỹ, ĐCSTQ còn khiến các nước láng giềng phải lo lắng. Ngay cả các nước châu Âu cũng không ngừng đưa ra cảnh cáo. Bà Annegret Kramp-Karrenbauer, Bộ trưởng Quốc phòng Đức, trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Morning Sydney Herald ngày 2/11, đã cảnh báo rằng Bắc Kinh không nên sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề eo biển Đài Loan, nếu chỉ hoàn toàn dựa trên logic quân sự thì chắc chắn sẽ thất bại. Bà nói rằng, Hải quân Đức sẽ hợp tác với Australia gửi tàu chiến đến tuần tra Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Ngày 2/10, khinh hạm Winnipeg của Hải quân Canada đi qua eo biển Đài Loan. Ngày 29/10, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo nói rằng, ông lo ngại “có thể có những sự cố bất ngờ không thể tránh khỏi giữa hai bên eo biển, điều này phải được chú ý.” Nếu Hoa Kỳ có các hành động quân sự để hỗ trợ Đài Loan, “Nhật Bản cũng phải xem xét từng trường hợp cụ thể (Những hành động gì có thể được thực hiện)”.
Việc ĐCSTQ thường xuyên quấy rối Đài Loan không có nhiều giá trị về mặt quân sự. Nó được sử dụng nhiều hơn để tuyên truyền chính trị nội bộ hoặc một số tuyên thệ chính trị bên ngoài. Điều này tương đương với việc công khai ý định bành trướng quân sự rõ ràng, khơi dậy tinh thần cảnh giác cao độ giữa các nước và nhanh chóng hình thành liên minh để đối phó với ĐCSTQ. Quân đội Hoa Kỳ thậm chí đã răn đe mang tính áp chế và tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan, nhằm duy trì cân bằng quân sự trên eo biển Đài Loan và bảo vệ vững chắc chuỗi đảo đầu tiên.
3. Điều động tàu sân bay khiêu khích lực lượng Hoa Kỳ
Vào tháng Ba, chính sách ngoại giao khẩu trang của ĐCSTQ đã thất bại. ĐCSTQ đột nhiên phải đối mặt với trách nhiệm quốc tế về việc che giấu dịch bệnh và rơi vào thế cô lập.
Tàu Roosevelt buộc phải rút lui về đảo Guam sau khi dịch bệnh bùng phát. Ngày 12/4, ĐCSTQ đã điều tàu sân bay Liêu Ninh băng qua chuỗi đảo đầu tiên, trực tiếp khiêu chiến với quân đội Hoa Kỳ một lần nữa.
Quân đội Hoa Kỳ nhanh chóng điều máy bay ném bom B-1B và triển khai chúng trên đảo Guam trong một thời gian dài. Cho đến tháng 12, tàu sân bay của ĐCSTQ vẫn không xuất kích. ĐCSTQ đã nhiều lần tuyên bố với Hoa Kỳ rằng họ “không xung đột hay đối đầu”, và nghiêm khắc ra lệnh trong nội bộ rằng “không được nổ phát súng đầu tiên”.
Ngày 20/12, tàu sân bay Sơn Đông của ĐCSTQ đã đi qua eo biển Đài Loan. Thủ đoạn cũ của giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ dưới áp lực nặng nề đã được lặp lại. Một vòng đối đầu quân sự khốc liệt mới giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc lại bắt đầu. Tàu Aegis của Hoa Kỳ đột nhập vào Trường Sa. Chiếc B-1B lại được điều động vào ngày 23/12, tàu sân bay Roosevelt cũng được triển khai lần thứ hai trong năm nay.
4. Kích động xung đột biên giới Trung-Ấn
Ngày 2/5, quân đội ĐCSTQ bất ngờ đụng độ với quân đội Ấn Độ tại khu vực biên giới. Ngày 5/5 và 9/5, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ tái diễn các cuộc đụng độ tại Pangong Tso và đèo Nathula ở phía Nam huyện Á Đông (Chomo Zong). Hai bên tổng cộng có 11 người bị thương.
Ngày 19/5, cuộc đàm phán giữa hai bên đổ vỡ và tiếp tục tăng quân đến biên giới. Ngày 15/6, Trung Quốc và Ấn Độ đã xảy ra xung đột nghiêm trọng tại Thung lũng sông Galwan. Ấn Độ nói rằng ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ và 43 binh sĩ Trung Quốc đã chết. ĐCSTQ chưa công bố chi tiết con số thương vong. Sau đó, Internet đã phơi bày nhóm bia mộ của các liệt sĩ ĐCSTQ.
Bộ Quốc phòng và các kênh truyền thông của ĐCSTQ đã nhiều lần tuyên bố rút quân, nhưng trên thực tế họ đã tăng quân và hiển thị hình ảnh các cuộc tập trận trên cao nguyên.
Vào thời điểm khó khăn trong và ngoài nước, ĐCSTQ đã cố gắng bắt chước cuộc chiến tranh Trung-Ấn do Mao Trạch Đông phát động vào năm 1972, nhưng quân đội Ấn Độ không còn như xưa và đã có sự phòng bị cao độ. ĐCSTQ chỉ có thể sử dụng điều này nhằm chuyển hướng chú ý của dư luận.
Quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ đã xấu đi trên diện rộng. Ấn Độ tích cực hình thành đồng minh với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia, nhằm tăng cường hợp tác quân sự. Ấn Độ tiếp tục tăng cường sức mạnh quân sự của mình. Hành động khiêu khích của ĐCSTQ đã khiến chính họ bị vây hãm. Các cuộc tập trận quân sự chung của Ấn Độ với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc ở Ấn Độ Dương và biển Ả Rập cũng gây ra mối đe dọa đối với các tuyến đường vận chuyển của ĐCSTQ.
5. Hành vi quấy rối quân sự ít được biết đến ở Biển Đông
Ngày 9/10, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đã gấp rút đánh chặn trên không 371 lần từ tháng 4 đến tháng 9 năm nay, nhằm đối phó với các máy bay nước ngoài có thể xâm phạm không phận nước này. Trong đó, số lần ứng phó với máy bay quân sự Trung Quốc là nhiều nhất, với 234 lần (hơn 63%), số lần phóng vào máy bay quân sự Nga đứng thứ hai với 134 lần (hơn 36%).
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cho biết: “Các hoạt động thường xuyên của quân đội Trung Quốc (ĐCSTQ) và Nga vẫn đang tiếp tục. Chúng tôi sẽ chú trọng tới động thái này.”
Việc ĐCSTQ cố gắng chiếm Đài Loan bằng vũ lực cũng trực tiếp đe dọa đến an ninh của quần đảo Ryukyu của Nhật Bản. Nhật Bản đã chủ động hợp tác với các hành động của quân đội Hoa Kỳ và cũng tích cực thúc đẩy mối quan hệ liên minh chặt chẽ với Hoa Kỳ, Ấn Độ và Úc. Là một nước từng là kẻ bành trướng, Nhật Bản nhận thức rõ mối nguy hiểm và cách thức mở rộng quân sự. Nhằm chống lại sự bành trướng quân sự của ĐCSTQ, ngân sách quốc phòng của Nhật Bản không ngừng tăng lên, trang thiết bị của Lực lượng Phòng vệ cũng thay đổi từng ngày và có thể phá vỡ nguyên tắc phòng thủ thuần túy.
Các hành động khiêu khích quân sự của ĐCSTQ đã gây căng thẳng ở Đông Á. Ngày 22/12, máy bay quân sự ĐCSTQ đã tham gia cuộc tập trận chung với máy bay quân sự Nga ở Biển Đông và Biển Nhật Bản, tiến vào Vùng nhận dạng phòng không của Triều Tiên (KADIZ). Không quân Hàn Quốc đã điều động các lực lượng đánh chặn, đồng thời gọi điện cho Trung Quốc và Nga để bày tỏ sự quan ngại của họ. Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản cũng được điều động, tiến hành giám sát. ĐCSTQ đã gây thù chuốc oán tứ bề, khiến chính mình bị bao vây.
6. ĐCSTQ đâm lao đành phải theo lao ở Biển Đông
ĐCSTQ đã chi rất nhiều tiền vào việc xây dựng các đảo đá ngầm quân sự ở Biển Đông. Nhưng chúng không có nhiều công dụng quân sự thực tế và nằm ngoài tầm với, cũng không có tác dụng chi viện kịp thời. Điều này càng thỏa mãn tuyên truyền nội bộ của ĐCSTQ, nhưng lại phơi bày tham vọng bành trướng rõ ràng của mình. Các nước Đông Nam Á rất yếu và khó có thể chống trả.
ĐCSTQ trực tiếp khiêu khích Hoa Kỳ và nhiều lần đe dọa chuỗi đảo thứ nhất. Lính hạng nặng của quân đội Hoa Kỳ cũng đã tiến vào Biển Đông và phát động một cuộc đối đầu toàn diện. Đầu tháng 7, ĐCSTQ nhất quyết tập trận hải quân ở Biển Đông khiến các nước Đông Nam Á quan ngại. ASEAN nhất trí kêu gọi hòa bình ở Biển Đông và phản đối việc mở rộng quân sự. Sau khi lời cảnh báo của quân đội Hoa Kỳ bị vô hiệu, hai tàu sân bay được điều đến Biển Đông tập trận hai lần. Máy bay ném bom B-1B đã bay đến Biển Đông như một cuộc tập trận thường lệ. Các tàu của Mỹ tiếp tục di chuyển tự do. Những lo lắng của ĐCSTQ ngày càng gia tăng. ĐCSTQ buộc phải chủ động thừa nhận rằng, Biển Đông dễ tấn công nhưng khó phòng thủ.
Hải quân Australia, Nhật Bản và Singapore đã liên tiếp tiến hành các cuộc tập trận với quân đội Mỹ ở Biển Đông. Anh, Pháp và Đức cũng thông báo về việc điều động các tàu chiến. Đảo đá ngầm của ĐCSTQ ở Biển Đông đã trở thành một thứ vô dụng, sớm muộn gì chúng cũng trở thành ngòi nổ của các cuộc xung đột quân sự. ĐCSTQ không dám buông lỏng trong nội bộ, khiến bản thân đâm lao đành phải theo lao.
7. Tên lửa Đông Phong bắn thử của ĐCSTQ tiết lộ con át chủ bài của mình
Ngày 26/8, ĐCSTQ bất ngờ phóng tên lửa Đông Phong-26 và Đông Phong -21 vào Biển Đông. Hai tên lửa này đã được phóng đi. Quân đội Hoa Kỳ xác nhận rằng, bốn tên lửa đã được phóng đi. Hiện vẫn chưa rõ dấu vết của hai tên lửa còn lại. Sau đó, ĐCSTQ lại xuất kích, tên lửa bắn trúng tàu mục tiêu mà quân đội Hoa Kỳ tuyên bố trước đó, đã rơi xuống biển.
Tàu sân bay sát thủ của ĐCSTQ đã sớm tiết lộ con át chủ bài của mình và bị quân đội Hoa Kỳ theo dõi trong toàn bộ quá trình. Sau đó, tàu sân bay và tàu chiến của Hoa Kỳ tuần tra và triển khai như thường lệ, không hề tỏ ra sợ hãi trước tên lửa Đông Phong của ĐCSTQ.
Ngày 17/11, tàu khu trục Aegis John Fenn (DDG 113) của quân đội Hoa Kỳ đã phóng tên lửa tiêu chuẩn SM-3 Block IIA. Tên lửa này đã bắn hạ thành công một mục tiêu là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trong cuộc thử nghiệm. Điều này đã chứng thực được tàu Aegis của Mỹ có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo của ĐCSTQ.
Sự thất bại của vũ khí sát thủ này của ĐCSTQ đã khiến các nước láng giềng đồng lòng lên án. Xu hướng các nước Đông Nam Á chọn đứng về phía Hoa Kỳ ngày càng rõ ràng hơn.
8. Các cuộc tập trận quân sự nổi bật dọc theo bờ biển đã tiết lộ sức mạnh thực sự của các bên
Kể từ khi quân đội Hoa Kỳ tăng cường triển khai ở Tây Thái Bình Dương, quân đội của ĐCSTQ đã bị áp chế trong biển nội địa.
Ngày 14/5, ĐCSTQ tuyên bố bắt đầu các cuộc tập trận quân sự ở Vịnh Bột Hải. Kể từ đó, ĐCSTQ đã công bố các cuộc tập trận quân sự, bắn đạn thật, thậm chí là các cuộc diễn tập quân sự trong vùng nội địa gần như hàng tháng, dọc theo đường bờ biển dài từ Vịnh Bột Hải đến Bán đảo Lôi Châu gần Hải Nam, gồm cả các cuộc tập trận đổ bộ đường biển và phóng thử tên lửa. Tuy nhiên, một số ít video hoặc hình ảnh do ĐCSTQ công bố đã nhiều lần bị phát hiện có sử dụng lại nội dung từ nhiều năm trước, tất cả đều là ảnh giả và cắt ghép. Không ai biết thực sự ĐCSTQ đã tiến hành những cuộc tập trận quân sự nào.
Mỗi khi ĐCSTQ tiến hành các cuộc tập trận đều thu hút nhiều máy bay trinh sát của quân đội Hoa Kỳ. Họ đã từng áp sát đường bờ biển Trung Quốc chỉ vài chục km, và tiếp tục đột nhập vào khu vực tập trận của ĐCSTQ để quan sát và thu thập dữ liệu gần đó.
Các buổi diễn tập của ĐCSTQ thường là giả, với quy mô và đối tượng hạn chế. Máy bay trinh sát Hoa Kỳ có thể thực hiện các hoạt động trinh sát, thu thập dữ liệu cho thấy radar không được bật, thể hiện sự yếu kém của quân đội ĐCSTQ. Sức mạnh thực sự của quân đội ĐCSTQ có thể thấy được. Máy bay trinh sát của Hoa Kỳ hiện vẫn thường xuyên bay ngoài khơi Trung Quốc. Hiện giờ họ có lẽ đã biết rõ về quân đội ĐCSTQ, nhưng ĐCSTQ thì hết cách.
9. Giở vờ khuếch trương thanh thế, chuẩn bị chiến tranh và củng cố quân đội
Cuộc đối đầu quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục nóng lên. Quân đội ĐCSTQ bị buộc phải tỏ rõ sự yếu kém của mình. Nhưng vì lợi ích tuyên truyền nội bộ, họ vẫn tiếp tục cao giọng.
Ngày 30/7, ông Tập Cận Bình chủ trì cuộc nghiên cứu tập thể của Bộ Chính trị, nhấn mạnh rằng: “Giai đoạn hiện tại và tương lai là giai đoạn quan trọng đối với hiện đại hóa quốc phòng và lực lượng vũ trang, phải thống nhất tư tưởng… chớp thời cơ, mở ra tiến trình mới: Thực hiện cơ bản hiện đại hóa quốc phòng, quân đội, sau đó xây dựng quân đội ta thành quân đội hàng đầu thế giới một cách toàn diện.”
ĐCSTQ không có tiền, buộc phải đề xuất một chu kỳ kinh tế nội bộ và vẫn tuyên bố mình là một quân đội hùng mạnh. Ngày 13/10, ông Tập Cận Bình đã thị sát căn cứ Thủy quân lục chiến Triều Châu và nhấn mạnh việc duy trì “toàn vẹn lãnh thổ”, “quyền và lợi ích biển”, “lợi ích ở nước ngoài”, đồng thời lặp lại việc “tăng cường quân đội” và “chiến lược quân sự thời đại mới”. Sau đó, ĐCSTQ lại ca ngợi Chiến tranh Triều Tiên 2 lần và cao giọng chống lại Hoa Kỳ.
Ngày 26/10, Thông cáo của Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 19 nêu rõ: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quốc phòng, hiện đại hóa quân đội, đồng thời đẩy mạnh quốc phòng và sức mạnh kinh tế”. Nói thực ra, đội quân Internet của ĐCSTQ cần phải “duy trì quyết tâm chiến lược và làm tốt công việc của chính mình”.
ĐCSTQ nhận thức được thực lực của mình còn yếu, nhưng do nhu cầu đấu tranh nội bộ và tuyên truyền, nên vẫn thường cao giọng. Ngày 26/11, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng ĐCSTQ giải thích rằng, trong “Mục tiêu đấu tranh quân sự thế kỷ” năm 2027, ông Tập đề cập rằng, Trung Quốc “đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, nhưng sức mạnh quốc phòng lại không theo kịp”, cần phải mau chóng “hiện đại hóa quân đội, đảm bảo những cuộc viễn chinh hùng mạnh”, ngụ ý rằng cần phải xây dựng quân đội thành đội quân“lớn thứ hai” trên thế giới. Đầu tháng 12, ông Tập Cận Bình cũng một lần nữa nhấn mạnh việc chuẩn bị chiến tranh.
Quân đội của ĐCSTQ đã thối nát, liên tục làm giả các cuộc huấn luyện quân sự, khả năng chiến đấu thực tế rất yếu kém. Tuy nhiên, vì nhu cầu chính trị nội bộ, ĐCSTQ vẫn tiếp tục cao giọng biểu dương bản thân và liên tục khiêu khích ra bên ngoài. Điều này chỉ có thể dẫn đến nhiều cuộc đối đầu hơn và bước theo vết xe đổ của Liên Xô cũ trong cuộc chạy đua vũ trang. Các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ không tỉnh táo về sức mạnh quân sự của họ và thiếu khả năng lãnh đạo quân đội. Sức mạnh quân sự của ĐCSTQ cùng lắm chỉ là vốn lớn nhất trong cuộc đấu tranh nội bộ mà thôi.
Một loạt thất bại của quân đội ĐCSTQ vào năm 2020 sẽ không dừng lại vào năm 2021. Thậm chí ĐCSTQ còn có khả năng làm trầm trọng thêm nguy cơ xung đột quân sự và bị bao vây chặt chẽ hơn. Điều này cũng có thể báo trước kết cục cuối cùng của ĐCSTQ.
Theo Thẩm Chu, Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa chiến tranh Mỹ - Trung Quân đội ĐCSTQ Dòng sự kiện đối đầu Mỹ Trung