Virus Trung Cộng (hay còn gọi là virus corona mới, virus viêm phổi Vũ Hán) vẫn đang lây lan tại Trung Quốc. Gần đây, đợt dịch bệnh thứ hai có nguy cơ tấn công trở lại, Bắc Kinh đã nâng mức cảnh báo khu Triều Dương – nơi mới đây đã xảy ra lây nhiễm tập thể, lên thành khu rủi ro dịch bệnh cao. Điều này cho thấy tình hình phòng ngừa dịch bệnh ở Thủ đô Bắc Kinh đang trở nên căng thẳng. Truyền thông Hồng Kông tiết lộ, bộ phận cao tầng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã chuyển đến làm việc ở núi Ngọc Tuyền nằm ở ngoại ô phía Tây Bắc Kinh để tránh dịch. Nội tình của trung tâm quyền lực bí mật số 2 của ĐCSTQ ở Ngọc Tuyền Sơn cũng thu hút sự chú ý.

Embed from Getty Images

(Ảnh minh họa từ Getty Images)

Theo Minh Báo tại Hồng Kông đưa tin hôm 17/4, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, một bộ phận lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ đã chuyển từ Trung Nam Hải đến làm việc ở núi Ngọc Tuyền ở phía Tây ngoại ô Bắc Kinh, để giảm thiểu tập trung hội họp đông người. Đây là lần đầu tiên có thông tin cho biết cao tầng của ĐCSTQ rời Trung Nam Hải để tránh dịch, đồng thời nói cụ thể địa điểm làm việc. Apple Daily cũng đề cập đến tin này trong một bài viết trên trang vào ngày 18/4.

Apple Daily
“Theo thông tin, một bộ phận lãnh đạo Trung ương ĐCSTQ đã chuyển ra ngoại ô Bắc Kinh, làm việc tại núi Ngọc Tuyền – nơi được gọi là “hậu hoa viên chính trị của ĐCSTQ” để giảm thiểu tập trung hội họp đông người.” (Ảnh chụp màn hình Apple Daily)

Trung Nam Hải nằm ở Bắc Kinh bao gồm nơi cư trú tập trung của 7 Thường ủy Bộ Chính trị, cựu lãnh đạo quốc gia và người nhà của họ, đồng thời cũng là nơi đặt văn phòng của các lãnh đạo, bao gồm cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tổng số người ở Trung Nam Hải lên đến vài ngàn người bao gồm cả nhân viên công vụ.

Tờ Vision Times tiếng Trung trước đó đã đưa tin về việc này, và đặc biệt nhắc đến Ngọc Tuyền có đường đào thoát bí mật dành cho lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ.

Việc này cũng thu hút được sự chú ý của truyền thông bên ngoài Trung Quốc. Tờ Chosun Ilbo (Nhật báo Triều Tiên) tại Hàn Quốc cũng đưa tin về sự việc này.

Bản tin của Chosun Ilbo cho biết, cung điện khác của hoàng đế nhà Thanh nằm ở núi Ngọc Tuyền, là nơi mà hoàng đế thường dùng để tạm trú khi xuất cung. Gần đây, núi Ngọc Tuyền được mở cửa trở thành không gian làm việc thứ 2 của lãnh đạo Trung Quốc khi họ không tiện trú tại Trung Nam Hải hoặc sử dụng làm nơi nghỉ dưỡng. Trên núi có nơi ở cao cấp và công trình tiện lợi, ngoài ra còn có “Nông trường Hương Sơn” trồng rau quả hữu cơ có quy mô lên đến 40 ha.

Khi Trung Quốc gặp nguy cơ tứ bề, núi Ngọc Tuyền còn là nơi tập trung tầng lãnh đạo cấp cao. Ngày 6/10/1976, khi bắt giữ “tứ nhân bang” (bè lũ bốn tên) chủ đạo Cách mạng Văn hóa, số ít người trong tầng lãnh đạo chỉ huy công tác bắt giữ đã tổ chức họp đưa ra đối sách suốt đêm tại tòa nhà số 9.

Chosun Ilbo còn trích dẫn bài viết của Vision Times tiếng Trung trước đó, nói rằng trên núi Ngọc Tuyền có đường hầm bí mật, có thể để cho tầng lãnh đạo của Trung Quốc chạy thoát khỏi Bắc Kinh. Bài viết nói: “Truyền thông tiếng Trung máy chủ đặt tại Mỹ là Kanzhongguo đưa tin: ‘Núi Ngọc Tuyền có một đường hầm bí mật dài 20 km, thông thẳng đến căn cứ không quân đỗ máy bay trực thăng.’”

Trên mạng còn lan truyền thông tin từ một người từng là nhân viên Cục Cảnh vệ Trung ương cho biết, anh từng đóng giữ ở núi Ngọc Tuyền. Núi này ở hướng Đông của Di Hòa Viên, rất gần, trên đó có tháp trắng, bên trong có 8 tòa nhà, mỗi tòa có khoảng 3 – 4 tầng, trước mỗi tòa lại có một hồ nhỏ. Về danh nghĩa là nơi nghỉ dưỡng của các thủ trưởng, nhưng bên trong núi Ngọc tuyền là căn cứ quân sự công sự, có một đường hầm bí mật thông thẳng đến Trung Nam Hải, bên trong có đèn đóm sáng trưng, “Tôi từng đi qua một lần, chưa đến 20 km, khi xảy ra chuyện, dựa vào đường hầm bí mật này là có thể chạy được, Trung Nam Hải đến Đại Lễ Đường Nhân dân cũng có đường hầm.”

Liên quan đến núi Ngọc Sơn thần bí, trên mạng từng có một số người nắm tình hình tiết lộ.

Một vị là nhà văn từng đặt chân đến núi Ngọc Sơn đăng bài nói: Núi Ngọc Tuyền Bắc Kinh có danh xưng “Yến Kinh bát cảnh”, là nhánh chân núi phía Đông của Tây Sơn, bởi vì nước suối ở đây “xanh như bích, trong như ngọc” nên gọi là “Ngọc Tuyền”. Núi Ngọc Tuyền vốn là ngự viên của hoàng đế, không có sự ban ơn đặc biệt của hoàng đế, ngay cả đại thần trong triều cũng không cách nào vào được.

Bài viết nói, núi Ngọc Tuyền ở ngoại ô phía Tây của Bắc Kinh là nơi nghỉ dưỡng và cư trú của tầng lãnh đạo Trung ương. Đi qua từ cửa Nam Cung (Tĩnh Minh Viên ở núi Ngọc Tuyền có tổng cộng 6 cửa, cửa chính được gọi là cửa Nam Cung, cửa lớn phía Đông có cửa Đông Cung, cửa Tiểu Nam và cửa Tiểu Đông, phía Tây có cửa Tây Cung, phía Tây Bắc có cửa Giáp Tường), có thể thấy vệ binh cầm sẵn súng ống đã lên nòng, canh gác nghiêm ngặt, luôn khiến cho người ta có cảm giác thần bí khó lường.

57a65f5049b5e84e53fc61987ec2b338
Tĩnh Minh Viên trên núi Ngọc Tuyền ở Bắc Kinh (Ảnh qua Sina)

Một mùa thu, tác giả đi thăm một đồng hương làm việc ở Bắc Kinh, may mắn quen biết thủ trưởng một đoàn cảnh vệ Trung ương. Gần đây, đích thân được ông (trong trang phục cảnh giới) dẫn đi, ngồi trên xe chuyên dụng biển số đặc biệt, tiến vào “Tĩnh Minh Viên” của núi Ngọc Tuyền mà không bị ngăn trở gì.

7e73cfa4b19615860bb91b6fe10ceb4e
Nơi đây luôn có người canh gác, người bình thường không thể vào được. (Ảnh qua Sina)

Một bài viết khác nhắc đến: Dọc đường núi Ngọc Tuyền đều là bức tường cao 3 mét không thấy điểm cuối, nhiều ngã ba nhỏ có chốt quân đội, phong tỏa các tầng. Do quan chức cấp cao của đảng và chính phủ thường xuyên qua lại, cộng thêm san sát các cơ quan quân đội, phụ cận có cảnh vệ canh gác nghiêm ngặt.

Bài viết nói, nếu nói Trung Nam Hải là quả tim chính trị của Trung Quốc, vậy thì núi Ngọc Tuyền có thể nói là “hậu hoa viên” của chính trị Trung Quốc. Có tin rằng đây là “nơi ở thường xuyên” của tổ khởi thảo văn kiện quan trọng của ĐCSTQ, đa số văn kiện quan trọng của Trung Quốc đều khởi thảo tại đây.

Một số hình ảnh khác của núi Ngọc Tuyền:

image1 1 600x400 1
Phía Tây ngoại ô Bắc Kinh xưa nay nổi tiếng với danh thắng “Tam sơn Ngũ viên”

de2d189b78f3fb06b6ab25ecd0d1e881

57a65f5049b5e84e53fc61987ec2b338
Tĩnh Minh Viên trên núi Ngọc Tuyền ở Bắc Kinh
06f5ad2479ce46216dc112f0c4477aaa
Diệu Cao Tháp
53c14c2dd162f4ac6551b63dd07084b7
Diệu Cao Tháp và Ngọc Phong Tháp
0700a12882c7bd7f36508d8ce20e063e
Cầu Thùy Hồng Ngọc Tuyền
bf06741504d9e4c4c964e5425baef5bc
Bức hoành phi “Hàm Huy Đường” do Từ Hy đề tự
3858de8a547cedef9257e24ec062060a
Tấm bia xưng hiệu “Ngọc Tuyền Báo đột” của núi Ngọc Tuyền
8712ae6c013fc4b8891f5d05e9212f60
Nước của núi Ngọc Tuyền trở thành nước dùng trong hoàng thất
d478c0cc3bf09772d42008bf4a5792e7
Một góc của núi Ngọc Tuyền
40c048173f620b0728f230bd73b516ac
Lúa Kinh Tây dưới núi Ngọc Tuyền
f6499570d37bea33c572c60a290e9add
Tấm biển nhà thờ Chân Võ bên cạnh hồ Ngọc Tuyền, do vua Càn Long đề tự
19642c6faf529d57cd0c29a0ca2dfbd6
Miếu Chân Võ do vua Càn Long đề tự
38ab943bee9c991a2497c718f69f02d3
Phù điêu Quan Thế Âm Bồ Tát trong núi Ngọc Tuyền
6a8729738609728e01bbdc7568068103
Nơi ở của lãnh đạo quốc gia, phía sau chính là tháp Ngọc Phong
a441e9dfbfdb4e2655a9bedb653aefab
Nơi Mao Trạch Đông từng ở, được xây dựng bằng gỗ
2435635456b08d8608e8e5bd3c6b327e
Bàn đá, ghế đá là nơi các lãnh đạo thường nghỉ chân khi đi dạo
91a0620edcee6dc8e7cd2b71823d98df
Mao Trạch Đông thường ở nơi này, khi đó Quốc Dân đảng đã rút khỏi Đại Lục
ce393da192002c4fafb20e1d0159f6b4
Cây bạch quả ở gần nơi ở của Mao Trạch Đông
c08706de045a6410ba5fc090e7ad484d
Gần núi Ngọc Tuyền còn có nông trường núi Ngọc Tuyền

Trí Đạt

Xem thêm: