Báo Nhật: Bắc Kinh ra yêu cầu mạnh mẽ để giữ thể diện cho ông Tập tại Thượng đỉnh G20
- Trí Đạt
- •
“Hội nghị Trump – Tập” sẽ diễn ra bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản. Thông tin cho biết, do hàng vạn người Hồng Kông cùng yêu cầu các nước thành viên G20 gây áp lực với Bắc Kinh và nhiều đoàn thể nhân quyền đến Osaka kháng nghị chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc, nên Bắc Kinh đã yêu cầu chính phủ Nhật Bản làm tốt công tác duy trì an ninh cho ông Tập Cận Bình để duy hộ tôn nghiêm chính trị của ông.
Hôm 26/6, tờ Yomiuri Shimbun tại Nhật Bản đưa tin, Hội nghị Thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại Osaka từ ngày 28 – 29/6, vào ngày 27/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến Osaka để tham dự hội nghị thượng đỉnh này, còn cao tầng của ĐCSTQ đã đến Nhật Bản trước và yêu cầu Nhật Bản cần làm tốt một cách triệt để công tác duy trì an ninh cho ông Tập Cận Bình nhằm duy hộ tôn nghiêm chính trị của ông Tập.
Bản tin cho biết, phía Trung Quốc cho rằng việc này liên quan đến thể diện của ông Tập Cận Bình, nên tỏ ra có chút bất an, còn phía Nhật Bản trả lời rằng sẽ xử lý theo luật pháp.
Trước khi Thượng đỉnh G20 khai mạc, đã có nhiều đoàn thể nhân quyền từ nhiều quốc gia khác nhau đến thành phố Osaka để chuẩn bị hoạt động biểu tình kháng nghị, trong đó có nhóm nhân quyền Người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương cũng tổ chức hoạt động biểu tình. Thời gian gần đây, chứng cứ chính quyền ĐCSTQ bức hại người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương đã được rò rỉ ra ngoài, theo thống kê không hoàn chỉnh, có ít nhất 4,5 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giám sát.
Hiện tại, lãnh tụ Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài Rebiya Kadeer đã được chính phủ Nhật Bản cấp thị thực nhập cảnh, ông sẽ tổ chức một cuộc họp báo tại Osaka để nói về sự tàn bạo của ĐCSTQ trong thời gian này.
Người Hồng Kông kêu gọi lãnh đạo các nước G20 chú ý vấn đề Hồng Kông
Cùng với đó, tối hôm 26/6, hàng nghìn người Hồng Kông đã tổ chức diễu hành qua lãnh sự quán 19 nước thành viên G20 tại Hồng Kông, để biểu đạt lập trường phản đối “Luật đào phạm” sửa đổi. Họ kêu gọi lãnh đạo các nước chú ý đến vấn đề Hồng Kông. Còn có người biểu tình Hồng Kông đích thân đến Nhật Bản để tổ chức hoạt động kháng nghị trong thời gian diễn ra Thượng đỉnh G20.
Bên cạnh đó, cư dân mạng Hồng Kông sẽ đăng một bức thư ngỏ trên một số kênh truyền thông quốc tế nổi tiếng từ ngày 27 đến 29, kêu gọi G20 và người dân của tất cả các quốc gia chú ý đến cuộc tranh cãi về “Luật đào phạm” sửa đổi tại Hồng Kông, cũng như truyền đạt nỗi lo lắng của người Hồng Kông đến chính phủ các nước.
Tối ngày 27/6, tại Osaka còn có một buổi mít tinh có tên “Bảo vệ tự do của Hồng Kông và hành động chủ nghĩa dân chủ”, tham gia hoạt động này gồm có du học sinh Hồng Kông hoặc người Hồng Kông cư trú tại Nhật Bản, cũng có người Hồng Kông đến Nhật Bản tham gia hoạt động.
Mỹ sẽ tăng cường vận dụng “lá bài nhân quyền” để gây áp lực cho Bắc Kinh
Ngày 9/6, sau khi khoảng 1,03 triệu người Hồng Kông xuống đường diễu hành phản đối dự luật dẫn độ, nghị viên lưỡng đảng của Quốc hội Mỹ tiếp tục giới thiệu dự luật “Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”. Ngày 16/6, sau sự kiện khoảng 2 triệu người Hồng Kông tiếp tục xuống đường, trong cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, Tổng thống Trump sẽ đề cập tới vấn đề nhân quyền Hồng Kông với ông Tập Cận Bình tại Thượng đỉnh G20.
CNA trích dẫn phân tích cho rằng, trong lúc tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang, hành động này cho thấy phía Mỹ sẽ tăng cường vận dụng “lá bài nhân quyền” trong chiến tranh thương mại, còn vấn đề Hồng Kông có thể đã được “nạp vào kho vũ khí” của ông Trump. CNA cho biết, vấn đề Hồng Kông bề ngoài có vẻ như là sự chống lại đặc khu hành chính sửa đổi luật, nhưng thực tế là lần tổng bộc phát mâu thuẫn sâu sắc sau 22 năm chủ quyền Hồng Kông bàn giao cho chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc
Tờ Sankei Shimbun tại Nhật Bản đăng bài xã luận nói rằng, các nước cần hiểu, hiện tại nguyên nhân căn bản của sự đối lập giữa Mỹ và Trung Quốc nằm ở vấn đề của ĐCSTQ. Là do ĐCSTQ không tôn trọng quy tắc kinh tế thị trường của các nước tiên tiến như châu Âu, Mỹ, Nhật, các hành động không công chính của ĐCSTQ đang làm lay động sự an định và phồn vinh của thế giới.
Bài xã luận cho biết, Thượng đỉnh G20 nên là nơi để nguyên thủ các nước coi trọng vấn đề Trung Quốc, trong đó có vấn đề nhân quyền. Dự thảo “Luật đào phạm” sửa đổi mặc dù đã tạm gác lại, nhưng “một nước hai chế độ” vẫn có khả năng bị phá hoại. Hơn nữa, tình hình bức hại nhân quyền nghiêm trọng ở Tân Cương, Tây Tạng vẫn đang tiếp diễn, nếu Nhật Bản nhìn mà không thấy, thì ý nghĩa Thượng đỉnh G20 tổ chức tại Nhật Bản – một nước có tự do, nhân quyền và dân chủ của châu Á cũng bị nghi ngờ.
Bùng nổ đối kháng ĐCSTQ
Ngoài chiến tranh thương mại và hơn 1 triệu người Hồng Kông phản đối dự luật dẫn độ, Đài Loan cũng ngày càng kiên quyết chống lại ĐCSTQ, cự tuyệt “một nước hai chế độ”, ngày 22/6 vừa qua, Đài Loan còn tổ chức một hoạt động chống lại truyền thông đỏ của ĐCSTQ với hàng trăm ngàn người tham gia.
Điều khiến ĐCSTQ lo lắng đó là sự kháng cự của người dân Hồng Kông, Đài Loan có thể dẫn đến hiệu ứng bươm bướm tại Trung Quốc Đại lục.
Đài Á châu Tự do trích dẫn phân tích của một học giả nói, ông Tập Cận Bình đang gặp khó khăn trong lẫn ngoài, đã rơi vào nguy cơ chưa từng có. Bên ngoài thì có chiến tranh thương mại, quan hệ Trung – Mỹ xấu đi, bị thế giới cô lập, Hồng Kông thì xảy ra biểu tình phản đối dự luật dẫn độ, Đài Loan thì chống truyền thông đỏ; bên trong gồm có kinh tế đi xuống, thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối, thị trường trái phiếu đều xuất hiện vấn đề, còn có vấn đề thất nghiệp, cho đến xung đột quan – dân ở nhiều nơi.
Cùng với đó, chiến tranh thương mại dẫn đến đấu đá quyền lực kịch liệt trong nội bộ đảng, học giả này cho rằng, nội bộ ĐCSTQ hiện tồn tại 4 lực lượng chống lại ông Tập Cận Bình, bao gồm thế lực của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân còn sót lại, hàng triệu quan tham từ trung ương đến địa phương, thái tử đảng tham ô hủ bại về kinh tế, và thế lực chống Tập trong quân đội.
Học giả phân tích, hiện tại, ông Tập Cận Bình không thể dẹp yên trong nội bộ đảng, bên ngoài thì lại đang khuấy động. Nếu lựa chọn không đúng, thân xác thịt và sinh mệnh chính trị của ông Tập đều sẽ bị ảnh hưởng. Điều quan trọng đó là liệu ông Tập có thể từ bỏ ĐCSTQ được hay không.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Hồng Kông Tập Cận Bình Hội nghị Thượng đỉnh G20