Tập Cận Bình gấp rút họp Bộ chính trị trước thềm ‘Hội nghị Trump-Tập’
- Trí Đạt
- •
Ông Tập Cận Bình vừa kết thúc chuyến thăm Bắc Triều Tiên trở về nước, ngày 24/6 đã lập tức triệu tập hội nghị Bộ Chính trị. Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết, tại hội nghị lần này, ngoài việc bàn bạc về quy chế tổ chức biên chế và quy chế công tác nông thôn, còn nghiên cứu “những hạng mục công việc khác”, nhưng không nhắc đến chi tiết thảo luận. Do “Hội nghị Trump – Tập” đang cận kề, cộng với tình hình Hồng Kông đang trong thời điểm nhạy cảm, nên có phân tích cho rằng nội dung của cuộc họp lần này có liên quan đến các vấn đề lớn nói trên.
Chiều ngày 25/6, truyền thông của đảng Cộng sản Trung Quốc Tân Hoa Xã phát đi thông tin cho biết, hội nghị Bộ Chính trị ĐCSTQ diễn ra trong cùng ngày, ngoài thảo luận về quy chế tổ chức biên chế, quy chế công tác nông thôn ra, “còn nghiên cứu những hạng mục công việc khác”.
Tuy nhiên, bản tin của Tân Hoa Xã không nói đến đề tài thảo luận cụ thể của “những hạng mục công việc khác”, cũng không nhắc đến nội dung phát biểu cụ thể của ông Tập Cận Bình tại hội nghị.
Hội nghị Bộ Chính trị ĐCSTQ lần trước đó diễn ra vào ngày 13/5, từ đó đến nay đã xảy ra một số sự việc quan trọng bao gồm sự kiện hàng triệu người Hồng Kông diễu hành phản đối dự luật dẫn độ; chiến tranh thương mại leo thang; ông Tập Cận Bình điện đàm với ông Trump. Đây có lẽ là những vấn đề được đề cập trong cuộc họp lần này.
Ngoài ra, ngày 23/6, Tân Hoa Xã còn đăng một bản tin ngắn nói rằng ông Tập Cận Bình sẽ tham gia Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra từ ngày 28-29/6 tại Osaka Nhật Bản, trong thời gian này ông Tập sẽ có cuộc hội kiến song phương với ông Trump. Thông tin này cho thấy “Hội nghị Trump – Tập” cũng là một trong những chủ đề được thảo luận tại cuộc họp của Bộ Chính trị ĐCSTQ lần này.
Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin, khoảng thời gian vừa qua, Mỹ – Trung đã rất hiểu lập trường của đối phương, vấn đề quan trọng là khởi động lại đàm phán cần theo yêu cầu của Mỹ (tức là gián đoạn ở đâu thì tiếp tục lại ở đó) hay là chiểu theo yêu cầu của phía Trung Quốc (bắt đầu lại từ đầu), thì cần phải xem “Hội nghị Trump – Tập” có thể đạt được khung thoả thuận như thế nào.
Ông Tập Cận Bình từng tuyên bố, để nói chuyện “về vấn đề cơ bản” trong mối quan hệ hai nước Mỹ – Trung, cũng cần phải xem thái độ của ông Trump.
Ngày 9/6, sau khi khoảng 1,03 triệu người Hồng Kông xuống đường diễu hành phản đối dự luật dẫn độ, nghị viên lưỡng đảng của Quốc hội Mỹ tiếp tục giới thiệu dự luật “Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”. Ngày 16/6, sau sự kiện khoảng 2 triệu người Hồng Kông tiếp tục xuống đường, trong cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, Tổng thống Trump sẽ đề cập tới vấn đề nhân quyền Hồng Kông với ông Tập Cận Bình tại Thượng đỉnh G20.
CNA trích dẫn phân tích cho rằng, trong lúc tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang, hành động này cho thấy phía Mỹ sẽ tăng cường vận dụng “lá bài nhân quyền” trong chiến tranh thương mại, còn vấn đề Hồng Kông có thể đã được “nạp vào kho vũ khí” của ông Trump. CNA cho biết, vấn đề Hồng Kông bề ngoài có vẻ như là sự chống lại đặc khu hành chính sửa đổi luật, nhưng thực tế là lần tổng bộc phát mâu thuẫn sâu sắc sau 22 năm chủ quyền Hồng Kông bàn giao cho chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc.
Bình luận viên Lý Lâm Nhất của tờ Epoch Times phân tích, lần này Hồng Kông sửa đổi luật dẫn độ đào phạm, là Hồng Kông ở đằng trước vận hành, còn Trung Nam Hải ở phía sau ủng hộ. Kết quả cuối cùng cho thấy, do nhận tình báo giả và thông tin giả, nên tầng cao nhất trong chính quyền ông Tập Cận Bình có khả năng lớn là đã đưa ra phán đoán sai lầm về dân ý của Hồng Kông.
Bình luận viên này cho rằng, cố vấn Trung Nam Hải và ông Tập Cận Bình vì sao lại đồng ý với cách làm của chính phủ Hồng Kông, trước khi diễn ra “Hội nghị Trump – Tập” bên lề Thượng đỉnh G20 lại phải tiến hành thảo luận lần 2 về dự luật? Nếu Hồng Kông xảy ra chuyện lớn, ông Tập Cận Bình sẽ bị nhiều nước phương Tây chỉ trích tại G20, và sẽ là một đòn đả kích vào hình tượng quốc tế của ông Tập Cận Bình. Còn nếu không đến tham dự “Hội nghị Trump – Tập” tại Thượng đỉnh G20, thì lại bị ông Trump tăng thuế quan.
Nói cách khác, chính quyền ông Tập Cận Bình không cần thiết phải thúc đẩy việc sửa đổi luật trong thời điểm này. Vậy, đằng sau ông Tập Cận Bình liệu còn có nhân tố khác đang làm xáo trộn hay không, trong tương lai cần quan sát xem ông Tập có phát động đợt thanh trừng mới hay không thì mới có thể đoán được một vài điều.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Hội nghị Thượng đỉnh G20 Hồng Kông Tập Cận Bình