Bí mật tham ô của quan tham Trung Quốc trong thị trường thư họa
- Huệ Anh
- •
Những năm gần đây thị trường tranh giả ở Trung Quốc Đại Lục rất sôi động, nhiều thông tin chỉ ra ẩn sau hiện tượng này là chiêu trò rửa tiền bẩn của giới quan chức tham nhũng.
Tình hình suy thoái kinh tế Đại Lục những năm gần đây khiến thị trường đấu giá nghệ thuật cũng ảm đạm. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là thị trường tranh giả lại rất sôi động. Gần đây có cơ quan truyền thông bên ngoài Đại Lục đưa tin rằng nguyên nhân hiện tượng này là vì đây là kênh rửa tiền của giới quan chức tham nhũng ĐCSTQ vô cùng “đặc biệt”.
Thị trường đồ cũ tại Bắc Kinh Trung Quốc Đại Lục hiện nay nổi tiếng là các tụ điểm như quận Lưu Ly Quảng, khu Phan Gia Viên , Đền Bảo Quốc và Đền Đại Chung, trong đó nhiều nhất là tranh và thư pháp, rất đẹp mà giá lại rẻ. Hàng nhái cao cấp có giá hàng chục nghìn nhân dân tệ, hàng nhái trung bình thì vài nghìn nhân dân tệ, hàng nhái cấp thấp thường chỉ có 300 – 500 nhân dân tệ trở xuống.
Nhiều nguồn thông tin cho biết, thị trường tranh và thư pháp Lưu Ly Quảng – Bắc Kinh còn có một tuyệt chiêu là “cam kết thu mua lại tác phẩm thư họa mà cửa hàng đã bán ra”. Nguồn tin chỉ ra rằng hoạt động này đã cung cấp một kênh rửa tiền khác cho các quan chức tham nhũng của ĐCSTQ. Một số quan chức tham nhũng không dám nhận tiền giấy trực tiếp mà nhận các bức tranh do người đưa hối lộ tặng, sau đó gửi lại cho nơi sở hữu ban đầu để bán, thu lại tiền.
Rõ ràng, cách này đã giành được “ba chiến thắng”: chủ cửa hàng kiếm được tiền, quan chức tham nhũng lấy được tiền, và người tặng cũng được báo đáp.
Ngoài Bắc Kinh, tụ điểm tranh giả tại Thiên Tân cũng phát triển mạnh. Một người trong giới nghệ thuật Thiên Tân tiết lộ rằng những bức tranh giả được sản xuất ở đây không chỉ bán buôn mà còn được xuất khẩu sang Hồng Kông – Macao – Đài Loan, Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Đông, Sơn Đông, An Huy và Phúc Kiến. Xa hơn thì xuất khẩu sang khu người Hoa tại các nước Đông Nam Á và Âu Mỹ.
Sản xuất tranh giả của Thiên Tân đã hình thành một dây chuyền sản xuất quy mô lớn và mỗi hạng mục đều có người chuyên làm, từ việc vẽ, in phun, giấy can, tô, cho đến lời đề, trang trí, sao chép, làm cũ… Một sản phẩm thông thường có thể được hoàn thành trong 4 hoặc 5 ngày, còn loại sản phẩm thô có thể hoàn thành trong vòng 2 ngày.
Một doanh nhân vẽ tranh và thư pháp ở Thiên Tân tiết lộ, có một số xưởng vẽ tranh giả mỗi năm chỉ sản xuất từ 3 đến 5 bức tranh giả loại cao cấp, sau khi hoàn thành tác phẩm còn có thể thông qua các công cụ kiểm tra khoa học và các chuyên gia thẩm định uy tín để xin cấp giấy chứng nhận giám định. Thậm chí có hồ sơ lưu trữ của các tác phẩm giả mạo để biến những bức tranh giả thành thật, và còn có thể đưa đi tham gia đấu giá trong và ngoài nước.
Ông cho biết rằng các tác phẩm của các họa sĩ có giá cao như Trương Đại Ngàn, Tề Bạch Thạch, Lang Thế Ninh, Trịnh Bản Kiều và Từ Bi Hồng là những đối tượng mà các xưởng vẽ tranh ở Thiên Tân ưa thích.
Do sự thị trường tranh giả phát triển, trong những năm gần đây, giá giấy cổ ở Bắc Kinh và Thiên Tân cũng tăng lên theo. Người trong ngành thẳng thắn thừa nhận, những tờ giấy cổ được thu mua gần như chỉ được sử dụng để làm tranh giả.
Bởi vì giấy cổ có đặc điểm khó bắt chước và đặc điểm của thời đại, việc xác định và kiểm tra giấy thường là cơ sở quan trọng để xác định tính xác thực của thư pháp và hội họa cổ đại. Do đó, giấy cổ trở thành mặt hàng nóng trong thị trường làm tranh giả.
Một chuyên gia cho biết, hiện nay hầu hết những người bỏ tiền ra mua giấy cổ để chế tạo quốc họa giả cao cấp có giá cao, những người này được dân trong nghề mệnh danh là “quốc thủ”.
Một giảng viên mỹ thuật tại Đại học Thiên Tân chuyên nghiên cứu tranh vẽ của triều đại nhà Thanh, tranh mà ông ta vẽ trông giống hệt như bản gốc. Có người hỏi ông, nếu ông đã vẽ đẹp như vậy tại sao không tự trở thành tác giả gốc tự vẽ tranh của mình?
Họa sĩ đáp: “Tôi cũng biết giá trị thực sự của mình ở đâu, nhưng có tác dụng gì? Nếu không làm công việc tồi tệ này trong hai năm qua, đừng nói chuyện mua nhà, thậm chí lấy vợ cũng không nổi!”
Huệ Anh
Xem thêm:
Từ khóa Quan chức ĐCSTQ tham nhũng Rửa tiền Thư họa