Trung Quốc dùng trí tuệ nhân tạo chống tham nhũng nhưng gặp nhiều trở ngại
- Huệ Anh
- •
Hệ thống trí tuệ nhân tạo giúp giám sát quan chức tại Trung Quốc đã được thí điểm tại 30 huyện, thị trong thời gian qua, tuy nhiên do bị quan chức địa phương tẩy chay nên việc vận dụng hệ thống này gặp khó khăn và nhiều địa phương buộc phải dừng lại triển khai.
Ảnh minh họa từ Getty Images
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) tại Hồng Kông đưa tin hôm 5/2, hệ thống trí tuệ nhân tạo có tên Zero Trust này được chính quyền Bắc Kinh thử nghiệm để chống tham nhũng, tuy nhiên đến hiện tại chỉ thí điểm tại 30 huyện, thị. Hệ thống này có thể truy cập vào hơn 100 kho dữ liệu bảo mật của trung ương và chính quyền địa phương, thông qua so sánh những thông tin trong số liệu này để tiến hành giám sát, đánh giá và dự đoán các hành động trong công việc và sinh hoạt của nhân viên công vụ.
Theo nhà phát triển, Zero Trust có thể xử lý xử lý mạng xã hội phức tạp và đa tầng của nhân viên công vụ để phân tích hành vi của họ, sau đó đưa ra phán đoán tương ứng. Ví dụ, nếu hệ thống kiểm tra được một quan chức nào đó hoặc bạn bè người thân của quan chức này nhận được khoản tiền gửi lớn không rõ nguồn gốc, mua xe mới hoặc đấu thầu hợp đồng của chính phủ dưới danh nghĩa của người này, hệ thống sẽ tự động tính toán khả năng đương sự đang có hành vi tham nhũng, hủ bại. Một khi xác xuất tính toán vượt qua giới hạn đã thiết lập, hệ thống sẽ thông báo tới cơ quan chức năng.
Theo thống kê, từ năm 2012 đến nay, hệ thống Zero Trust đã giúp đỡ cơ quan chức năng nhận biết được các hành vi tham nhũng của hơn 8000 nhân viên công vụ, trong đó có tham ô, lạm dụng công quyền, dùng người không khách quan, v.v.
Theo truyền thông Trung Quốc, tại 30 huyện thị được thí điểm nói trên đều tập trung ở những khu vực xa xôi tương đối nghèo khó, như thị trấn Hoài Hóa tỉnh Hồ Nam, thị trấn Ninh Hương tỉnh Hồ Nam, huyện Tu Thủy tỉnh Giang Tây. Có nhà nghiên cứu cho biết, sở dĩ chọn thí điểm như thế này là để tránh dẫn đến tẩy chay trên quy mô lớn, nhất là những quan chức có thế lực.
Dù như vậy, vẫn có nhiều địa phương đã cho dừng hệ thống Zero Trust, trong đó có thị trấn Hoài Hóa, huyện tự trị dân tộc Miêu Đồng Ma Dương và huyện Lễ của tỉnh Hồ Nam. Đơn vị phát triển hệ thống này cho biết, quan chức chính quyền địa phương “có thể cảm thấy không thoải mái với công nghệ mới này”. Một quan chức Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật huyện Tu Thủy tỉnh Chiết Giang tham gia và dự án này cũng nói, không có quan chức nào muốn cung cấp dữ liệu thiết yếu.
Thông tin cho biết, những người vẫn đang sử dụng hệ thống này đang đối mặt với áp lực lớn. Các nhà phát triển phần lớn là vô vọng về việc quảng bá hệ thống này trên toàn quốc. Do liên quan đến chủ đề nhạy cảm, nên hệ thống này thuộc dạng bán bảo mật.
Đài Á châu Tự do dẫn phân tích của ông Lý Hằng Thanh (Li Hengqing) – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thông tin và Chiến lược Washington cho biết, chính quyền tương đối kín tiếng về hệ thống này là vì lo lắng quan chức tầng trung sẽ bất mãn; ông tin rằng trong quá trình thí điểm, chính quyền cũng đang thăm dò phản ứng của những quan chức này.
Còn ông Tạ Gia Diệp (Xie Jiaye) – Hội trưởng Hiệp hội Giao lưu Văn hóa Khoa học Mỹ-Trung tại New York cho biết, ở Trung Quốc, áp dụng công nghệ để chống tham nhũng không thể nào trong thời gian ngắn có thể có tác dụng hỗ trợ chống tham nhũng được, bởi vì trong tình huống chế dộ không kiện toàn, áp dụng công nghệ vào thì không khác gì là “hổ giấy”. Mục đích của những công nghệ này là phục vụ con người. Ngay cả con người còn chưa thể đặt ra hệ thống pháp chế, vậy thì những công nghệ cao này là việc làm vô dụng.
Theo thống kê của chính quyền Trung Quốc, chỉ trong năm 2018, cơ quan chức năng đã xử lý 621 nghìn quan chức (xử lý về mặt đảng là 526 người), quan chức cấp tỉnh, bộ trở lên là 51 người; quan chức cấp sở là hơn 3500 người; quan chức cấp huyện là 26 nghìn người.
Huệ Anh
Xem thêm:
Từ khóa Chống tham nhũng trí tuệ nhân tạo Quan chức Trung Quốc