Nguyên ủy viên Ủy ban Cố vấn Trung ương An Chí Văn từng là thuộc cấp của ông Triệu Tử Dương. Khi còn sống, ông từng tiết lộ cách nhìn của ông Triệu về Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình cũng như chế độ chuyên chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

2733117330d13cb2f2982ca5f4788b74
Hình ông An Chí Văn khi còn sống (ảnh internet).

Nguyên ủy viên Ủy ban Cố vấn Trung ương An Chí Văn bị bệnh qua đời vào ngày 14/8 tại Bắc Kinh, thọ 98 tuổi. Ông An Chí Văn từng là người cộng tác với ông Triệu Tử Dương, lúc còn sống ông từng tiết lộ cách nhìn của ông Triệu Tử Dương đối với hai lãnh đạo trước đây của ĐCSTQ là ông Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Ông Triệu Tử Dương nói cái mà ĐCSTQ gọi là “Chuyên chính dân chủ nhân dân” thực chất là nhóm một số ít người chuyên chính.

Ngày 24/8, nghi thức cáo biệt di thể ông An Chí Văn được cử hành tại đại lễ đường của nhà tang lễ Bát Bảo Sơn. 7 vị thường ủy Bộ Chính trị như ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường cho đến những người lãnh đạo cũ của ĐCSTQ như ông Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo đều mang vòng hoa đến. Các Nguyên lão như Tống Bình, Lý Bằng và các phu nhân đã đến cùng câu đối phúng điếu.

Ông An Chí Văn sinh ra ở huyện Tử Châu, tỉnh Thiểm Tây, vào năm 1944 đã từng đảm nhận vị trí Bí thư cục Tây Bắc Trung ương ĐCSTQ. Vào thời Cách mạng Văn hóa, ông từng bị đả đảo, chịu sự giám sát về chính trị, mất đi tự do cá nhân. Sau Cách mạng Văn hóa, ông từng đảm nhận chức Bộ trưởng, Bí thư Bộ Công nghiệp Cơ giới. Năm 1982, ông đảm nhận vị trí Phó chủ tịch Ủy ban Cải cách Thể chế Kinh tế ĐCSTQ, Bí thư Đảng tổ. Lúc đó, ông Triệu Tử Dương đang đảm nhận vị trí Thủ tướng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách Thể chế Kinh tế.

Tháng 5/2006, ông An Chí Văn từng công bố bài viết có ký tên trên một tạp chí của Hồng Kông, kỷ niệm ngày mất vào tháng 1/2005 của ông Triệu Tử Dương. Trong bài viết, ông An Chí Huy tiết lộ, cái gọi là “cải cách mở cửa” của ĐCSTQ những năm 80 đều là do một tay ông Triệu Tử Dương vạch kế hoạch; sau “sự kiện Lục Tứ” năm 1989, ông Triệu Tử Dương bị thất thế.

Trong một lần gặp mặt sau “sự kiện Lục Tứ”, ông Triệu Tử dương hỏi ông An Chí Văn: “ĐCSTQ vốn dĩ là phản đối chế độ một đảng chuyên chính của Quốc Dân Đảng, vì sao trên thực tế sau khi thành lập chính quyền thì Mao Trạch Đông lại thực hiện một đảng chuyên chính? Đương nhiên, cách dùng từ là “Chuyên chính Dân chủ Nhân dân”. Nhân dân làm sao mà chuyên chính được? Chẳng phải là vẫn dựa vào một nhóm người thiểu số sao?

Ông Triệu Tử Dương nhắc lại lời Stalin nói, càng thâm nhập vào Cách mạng Chủ nghĩa Xã hội, thì đấu tranh giai cấp sẽ càng gay gắt. Vào năm 1956, ông Mao Trạch Đông nói đấu tranh giai cấp mưa gió bão bùng đã kết thúc, đề xuất việc phải chỉnh phong, phê phán thói quan liêu, và còn hiệu triệu các đảng phái dân chủ giúp đảng chỉnh phong. Nhưng trong quá trình vận động, Mao không ngồi yên được, nên đã nhấn mạnh đấu tranh giai cấp trong lĩnh vực tư tưởng, tiếp sau đó là Chống Cánh hữu, Chống Hữu khuynh, cuộc vận động Tứ Thanh.

Nói về Đặng Tiểu Bình, ông Triệu Tử Dương cho rằng vào thời Cách mạng Văn hóa, ông Đặng và rất nhiều người đều bị hại nặng nề. Sau khi “cải cách mở cửa”, Đặng Tiểu Bình nói đây là vấn đề chế độ, nhưng ông ấy cũng tự nhấn mạnh, trong lĩnh vực tư tưởng cần phản đối tự do hóa. Điều này có mâu thuẫn với quy định của hiến pháp ĐCSTQ là công dân có quyền tự do ngôn luận.

Trong bài viết, ông An Chí Văn còn tiết lộ cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã tăng cường việc hạn chế tự do của ông Triệu Tử Dương. Ông An Chí Văn nói: Ở Đại hội 14 của ĐCSTQ đã quyết định việc thẩm tra đối với ông Triệu chỉ đến đây thôi. Vào Đại hội 15 khi ông Triệu đề xuất cần phải giải quyết vấn đề “Lục Tứ”, đã khiến cho những người ở trên cảm thấy không yên tâm, vì vậy ông Triệu không được dễ dàng gặp người khác nữa.

Tư liệu cho thấy, Đại hội 14 của ĐCSTQ được mở vào tháng 10/1992, lúc đó ông Đặng Tiểu Bình vẫn còn sống, những việc đại sự chủ yếu vẫn cần có ông Đặng gật đầu đồng ý. Nhưng Đại hội 15 được mở vào tháng 9/1997, lúc đó ông Đặng đã mất, tất cả là do ông Giang Trạch Dân tự mình quyết định.

Theo cuốn sách “Những lời nói chuyện của Triệu Tử Dương trong khi bị giam lỏng” được xuất bản bởi nhà xuất bản “Khai Phóng”, khi ông Triệu nói chuyện với người khác có đề cập đến việc nhiều lần suy nghĩ lại về chế độ chuyên chế của ĐCSTQ.

Khi người chấp hành biên tập của tạp chí “Khai phóng” là ông Thái Vịnh Mai trả lời phỏng vấn của báo Tân Kỷ Nguyên có nói: “Từ lời nói chuyện có thể thấy, tư tưởng của ông Triệu đã thoát ra khỏi cái khung của chủ nghĩa Mác Lê-nin của ĐCSTQ, phủ định niềm tin của ông vào những năm đầu và bắt đầu phù hợp với giá trị phổ biến của thế giới và chế độ của xã hội Tây phương”.

Trưởng nhà xuất bản Khai Phóng là Kim Trung từng chỉ ra rằng ông Triệu vẫn luôn giữ quan điểm phản đối và phê phán đối với giáo điều căn bản của ĐCSTQ là chuyển chế giai cấp vô sản.

Cao Tĩnh

Xem thêm: