Carrie Lam mắng người rời Hồng Kông là đào phạm giữa tin đồn con bà quay lại Mỹ
- Gia Hoành
- •
Luật An ninh Quốc gia khu vực Hồng Kông đã dẫn đến làn sóng di dân mới tại Hồng Kông. Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) gần đây phát biểu rằng “tất cả những ai [rời Hồng Kông] đều là đào phạm, chúng tôi không quan tâm”. Tuy nhiên, vừa nói không lâu, có tin rằng con trai thứ của bà là Lâm Ước Hy được Đại học Stanford Mỹ tuyển dụng, cần quay lại Mỹ. Tình tiết chuyển biến nhanh khiến cư dân mạng có nhiều bàn tán, đặt vấn đề chính gia đình bà Lâm mới là “đào phạm”.
Truyền thông Hồng Kông thân Bắc Kinh là tờ HK01 hôm 7/5 đưa tin, Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga do thúc đẩy Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông nên tháng Tám năm ngoái đã bị Bộ Tài chính Mỹ liệt vào danh sách chế tài. Hãng tin FactWire phát hiện, khi đó Lâm Ước Hy (con trai của bà Lâm) đang học tiến sĩ toán học tại Đại học Harvard Mỹ, một tháng trước khi chế tài được thực thi, Lâm Ước Hy đã nói với bạn bè rằng cần về Hồng Kông vì “nhà có việc gấp”, đồ dùng cá nhân vẫn để lại nhà thuê bên Mỹ. Sự kiện này bị nghi ngờ có liên quan đến lệnh chế tài của Mỹ.
Sau một năm thực thi chế tài, trang thông tin cá nhân của Lâm Ước Hy tại Đại học Harvard cho thấy, anh này đã được Viện Nghiên cứu Khoa học Cấp cao Pháp (IHES) và Đại học Stanford tuyển dụng. Mùa thu năm nay sẽ được bổ nhiệm làm nghiên cứu viên sau tiến sĩ. Điều này cũng có nghĩa là Lâm Ước Hy đã nhận được học vị tiến sĩ của Đại học Harvard.
Điều kiện tuyển dụng nêu rõ phải đến Mỹ trong 183 ngày
Theo trang web của Đại học Stanford cho thấy, nghiên cứu viên sau tiến sĩ thuộc chức vị hợp đồng có thời hạn, chức vị này bắt đầu từ năm học tiếp theo, mỗi năm có thể nhận được ít nhất 650.000 đô la Mỹ tiền tài trợ. Trong thời gian dịch bệnh, nếu nghiên cứu viên chấp thuận có thể triển khai nghiên cứu từ xa ở ngoài lãnh thổ Mỹ, tuy nhiên cũng liệt kê rõ nghiên cứu viên không được ở nước ngoài quá 183 ngày trong thời gian làm việc của họ. Điều này có nghĩa là sau khi thời hạn tuyển dụng của Lâm Ước Hy được bắt đầu, thì cần phải đến Mỹ trong vòng nửa năm.
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga bị cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh chế tài “bình thường hóa” Hồng Kông, biện pháp thực thi bao gồm cấm nhập cảnh Mỹ, đóng băng tài sản ở Mỹ và tất cả giao dịch tài sản có thể liên quan đến hệ thống tài chính Mỹ. Do bà Lâm mất tài khoản ngân hàng, nên tiền mặt chất đống trong nhà. Apple Daily đưa tin, liên quan đến chế tài và hạn chế visa chỉ nhắm vào người đã nêu rõ tên, và không nhắm vào người có quan hệ ruột thịt, nhưng ví như người có quan hệ ruột thịt bao gồm mối quan hệ tài chính của con cái có sự lẫn lộn với người bị chế tài, thì có rủi ro bị đóng băng tài sản.
Bà Lâm nói rời Hồng Kông là đào phạm; cư dân mạng: Cả nhà bà là đào phạm
Điều mỉa mai là một ngày trước khi có thông tin con trai bà Lâm được đại học Mỹ tuyển dụng, truyền thông Úc đưa tin bà Lâm đã tham gia hội thảo nghiên cứu qua mạng internet do Văn phòng Kinh tế Thương mại trú tại Sydney tổ chức. Tại hội nghị, bà đã quảng bá môi trường thương mại tại Hồng Kông cho giới thương mại New Zealand, còn tuyên bố rằng báo cáo người Hồng Kông liên tiếp di dân là “thổi phồng không đúng sự thật”, thậm chí bà còn nói “tất cả những người rời Hồng Kông đều là đào phạm, chúng tôi không quan tâm”, phát ngôn của bà đã gây sóng to gió lớn tại Hồng Kông.
Về việc bà Lâm vừa mắng người rời khỏi Hồng Kông là “đào phạm”, vừa để con trai đến Mỹ lập nghiệp, cũng đã khiến cho cư dân mạng liên tiếp bàn tán, đặt vấn đề: Thì ra cả nhà bà đều là “đào phạm”. Cũng có người đặt câu hỏi, vì sao con trai của bà đi đâu cũng được, nhưng con trai của người khác thì lại không thể? Có cư dân mạng mỉa mai, “chống Mỹ là công việc, ở Mỹ là cuộc sống”, con trai của Lâm mới thực sự là “đã nhận tiền của Mỹ”, “tổn thương đến tình cảm của 1,4 tỷ người”. Cũng có người hỏi bà Lâm, sao lại không để cho con trai lưu lại khu Vùng vịnh lớn Quảng Đông – Hồng Kông – Ma Cao để cống hiến cho quốc gia?
Tra lại thông tin, người nhà của nhiều quan chức cấp cao Hồng Kông, trong đó bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đứng đầu, đều có quốc tịch nước ngoài, có lẽ cũng phù hợp với định nghĩa “đào phạm” do bà Lâm phát biểu. Chồng của bà Lâm là Lâm Triệu Ba và 2 người con trai đều có quốc tịch Anh, bản thân bà Lâm nhiều năm trước cũng từng xin nhậm chức Trưởng Văn phòng Kinh tế Thương mại tại London để ở bên cạnh và giáo dục con trai, về sau mới quay trở lại Hồng Kông.
Văn phòng Trưởng đặc khu thanh minh, không hồi đáp về thông tin con trai bà Lâm
Người nhà của cựu Trưởng đặc khu, Phó chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Lương Chấn Anh từ lâu đã nhập quốc tịch Anh. Vợ và 2 con trai của Cục trưởng Cục Bảo an phụ trách đàn áp người biểu tình Hồng Kông Lương Gia Siêu, đều có thân phận công dân Anh. Vợ và 2 con trai và con gái của Giám đốc Sở Tài chính Hồng Kông Trần Mậu Ba cũng đều có quốc tịch Anh.
Cũng có cư dân mạng chỉ ra, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nói một câu “những người rời Hồng Kông đều là đào phạm”, ngay cả người nhà của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình cũng mắng luôn, bà dám nói “cả gia đình chủ tịch Tập là đào phạm thập ác bất xá!” Tra lại tư liệu, chị gái của ông Tập Cận Bình là Tề Kiều Kiều có quốc tịch Canada, em trai của ông Tập Cận Bình là Tập Viễn Bình có quốc tịch Úc.
Văn phòng Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông hôm 7/5 đã gấp rút lên tiếng thanh minh, nói rằng “đào phạm” mà bà Lâm đề cập là chỉ những người phạm tội tại Hồng Kông nhưng lại đào thoát khỏi Hồng Kông để tránh chịu hình phạt, chứ không phải là chỉ những người rời Hồng Kông vì nguyên nhân khác. Nhưng Văn phòng Trưởng đặc khu lại tạm thời chưa đưa ra hồi đáp về thông tin con trai bà Lâm rời Hồng Kông đến Mỹ.
Lý Gia Hoành, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Di dân Lâm Trịnh Nguyệt Nga Dòng sự kiện Carrie Lam Đào phạm Hồng Kông