Chiến lược của Bắc Kinh trong thương chiến: Kéo dài thời gian
Cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung lần thứ 12 tại Thượng Hải đã kết thúc sớm một ngày, sau khi cùng đoàn đại biểu Trung Quốc chụp ảnh lưu niệm, đoàn đại biểu Mỹ đã ra thẳng sân bay về nước. Thực ra, trước vòng đàm phán này, cả hai bên đều không có hy vọng đạt được đột phá thực chất.
Thương chiến Mỹ – Trung diễn ra hơn một năm qua, hai nước cũng đã triển khai nhiều cuộc đàm phán để chấm dứt cuộc chiến này nhưng không vẫn không có nhiều tiến triển. (Ảnh: Getty Images)
Thay đổi trạng thái thương mại bất bình đẳng giữa Mỹ và Trung Quốc là cam kết khi ông Trump tranh cử, và hiện giờ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã bắt đầu, ông Trump chắc chắn là mong muốn đàm phán thương mại với Trung Quốc lập tức có đột phá và tiến triển, do đó mà ông liên tiếp ra đòn nặng: trưng thu thuế quan, cấm Huawei, và mới đây là kêu gọi Tổ chức Thương mại Thế giới huỷ bỏ địa vị quốc gia đang phát triển của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng sẽ không nhượng bộ một cách dễ dàng, mua nhiều nông sản của Mỹ hơn có lẽ là làm được; nhưng muốn sửa đổi luật pháp, không tiếp tục đánh cắp sở hữu trí tuệ, mở cửa thị trường tài chính, chấm dứt trợ cấp xuất khẩu, không những cần lập pháp mà sẽ còn phải chịu sự kiểm tra của Mỹ, một khi có luật mà không làm theo thì Mỹ sẽ tiếp tục dùng đòn thuế quan, khi đó phải giấu mặt mũi vào đâu cho được?
Tuy nhiên, vài thập kỷ qua, chính phủ Bắc Kinh đúng là đã dựa vào địa vị ‘quốc gia đang phát triển’, chỉ dựa vào những cam kết suông để phát tài; hiện giờ ông Trump đã nói thẳng, công khai thách thức thương mại, về lý thì chính phủ Bắc Kinh bị đuối, vậy làm sao đây? Kéo dài thời gian. Giống như đánh trận, không thể đánh nhanh rút gọn, vậy thì chỉ còn cách tiếp tục trì hoãn, giằng co, cắn răng chống đỡ nửa năm, một năm, để đợi ông Trump hạ đài.
Kinh tế Mỹ đang phát triển mạnh, tỉ lệ thất nghiệp liên tiếp đạt mức thấp kỷ lục, ông Trump chấp chính 2 năm, thu nhập của người Mỹ có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, sức ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới cũng nâng cao rất nhiều. Ngược lại, kinh tế Trung Quốc tiếp tục hạ nhiệt, bong bóng bất động sản như ‘cưỡi trên lưng cọp khó xuống’, môi trường vĩ mô của kinh tế đang xấu đi, ngành sản xuất đang rời Trung Quốc, ngay cả doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc cũng chuyển hướng ra nước ngoài, tới các nước có chi phí lao động thấp hơn.
Nước Mỹ đang chảy mồ hôi, còn Trung Quốc đang chảy máu, cứ tiếp tục kéo dài như thế này thì hậu quả sẽ ra sao? Vấn đề nữa, chính quyền Trung Quốc liệu có dám khẳng định ông Trump không tái đắc cử? Thông thường, Tổng thống trong thời kỳ kinh tế phát triển mạnh mẽ đều sẽ trúng cử nhiệm kỳ tiếp theo một cách thuận lợi, hiện nay ứng cử viên của đảng Dân chủ, hết người này đến người khác tả khuynh và cấp tiến, không cấp tiến thì không thắng được bầu cử sơ bộ trong nội bộ đảng; nhưng cấp tiến rồi thì cũng thắng không được tổng tuyển cử. Chính quyền Trung Quốc đặt cược vào việc ông Trump thất bại trong tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo, chẳng phải là không có đầu óc sao? Trump cũng đã từng nói, sau khi tái đắc cử, điều kiện thương mại mà ông đưa ra có thể sẽ khắc nghiệt hơn.
(Bài viết thể hiện quan điểm và lập trường của cá nhân tác giả)
Blog Đông Phương
Xem thêm:
Từ khóa đàm phán thương mại Donald Trump chiến tranh thương mại