Chuyên gia phân tích hiện tượng Foxconn ‘quay về’ Trung Quốc
- Lâm Nãi Quyên
- •
Trong bối cảnh điện thoại di động iPhone16 bước vào mùa sản xuất cao điểm, hãng Foxconn (Đài Loan), những năm gần đây dần rút khỏi Trung Quốc, gần đây lại mới tuyển dụng công nhân ở Trịnh Châu – Hà Nam với mức lương cao, thu hút nhiều người người trẻ Trung Quốc ứng tuyển. Là hãng gia công lớn nhất của điện thoại di động Apple, động thái của Foxconn đã gây ra nhiều cuộc thảo luận trên truyền thông Trung Quốc, có xu hướng cho rằng nguyên nhân là trình độ công nghiệp của Việt Nam và Ấn Độ không thể theo kịp Trung Quốc, cũng có phân tích đây chỉ là một chiến lược mà các công ty đa quốc gia phân tán rủi ro – không cần phải giải thích quá mức vấn đề.
“Tại sao công ty Foxconn thúc đẩy rời khỏi Trung Quốc nhưng quay trở lại?”, bài viết này trên Weibo đã được đọc hơn 14 triệu lần trong hơn nửa tháng.
Tuần báo Sanlian Life Weekly (Trung Quốc) hôm thứ Tư tuần trước (14/8) đưa tin, công ty Foxconn từng rút lui khỏi Trung Quốc đã hoạt động trở lại tại thị trường Đại Lục, hiện họ đã đầu tư 1 tỷ RMB để xây dựng tòa nhà trụ sở chính ở Trịnh Châu và đang tuyển dụng lao động trên quy mô lớn tại địa phương với mức lương cao.
Thứ Ba tuần trước (13/8), tờ Caixin đưa tin Foxconn kể từ cuối tháng 7 đã tăng lương theo giờ của công nhân viên lên 26 RMB từ mức 21l- 22 RMB vào tháng 6, và tiền thưởng được trả sau 90 ngày làm việc cũng đã tăng từ 5.000 RMB lên hơn hơn 8.000 RMB.
Trước đó, tờ National Business dẫn lời một người trung gian cho biết, hàng ngày bên ngoài Khu công nghệ và khoa học Trịnh Châu có hàng dài người nộp đơn vào Foxconn, và 90% trong số họ có thể vượt qua và tham gia thành công công việc chính là lắp ráp điện thoại di động Apple.
Foxconn rút khiến xuất khẩu Trịnh Châu giảm mạnh
Cô Li (không muốn tiết lộ tên đầy đủ) đã làm việc tại nhà máy Trùng Khánh của Foxconn được 8 năm, thẳng thắn nói trong một cuộc phỏng vấn với Đài VOA rằng điều kiện tuyển dụng hiện tại và những phúc lợi của Foxconn rất hấp dẫn, các công ty Trung Quốc rất khó bì kịp.
Cô Li cho biết cách đối xử với con người ở Foxconn “tốt hơn gấp đôi” so với nhiều công ty địa phương Trung Quốc. Cô làm việc 20 ngày một tháng, mỗi tuần được nghỉ hai ngày cuối tuần, làm việc 8 tiếng một ngày, nhận mức lương hàng tháng khoảng khoảng 4000 RMB. Do khối lượng công việc của dây chuyền lắp ráp nhà máy điện tử hợp lý và mức lương khá tốt nên nhiều bạn trẻ sẵn sàng lựa chọn các công ty do Đài Loan tài trợ như Foxconn và Quanta.
Cô Li xúc động cho biết việc Foxconn chuyển sang Việt Nam và Ấn Độ trong những năm gần đây đã tác động rất lớn đến ngành công nghiệp Trung Quốc, làm không chỉ số lượng người thất nghiệp tăng mạnh mà thu nhập từ công việc của cô cũng không ổn định sau khi rời Foxconn.
Theo Sanlian Life Weekly, trong quý đầu tiên của năm nay, do Foxconn đẩy nhanh rút khỏi Trung Quốc nên xuất khẩu điện thoại di động của Hà Nam giảm mạnh 61% so với cùng kỳ năm ngoái, khiến xuất khẩu chung của Hà Nam cũng giảm mạnh 23%.
Foxconn “trở lại Trung Quốc” để sản xuất iPhone 16
Foxconn hiện có ba khu nhà máy lớn ở Trịnh Châu – Hà Nam – Trung Quốc: khu vực cảng hàng không, khu phát triển kinh tế, thị trấn Bạch Sa. Được biết ngoài việc sản xuất iPhone, sau khi “trở lại” Foxconn đã tập trung nhiều hơn vào “hoạt động kinh doanh mới” tại Trịnh Châu; ngày 22/7 chính quyền tỉnh Hà Nam đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược cùng Foxconn và thông báo sẽ đầu tư 1 tỷ RMB vào Trịnh Châu để thúc đẩy ngành công nghiệp xe điện, pin lưu trữ năng lượng và robot.
Trợ lý giáo sư Liu Qifeng (từng sống ở Ấn Độ) hiện phụ trách vấn đề châu Á-Thái Bình Dương tại Đại học Sun Yat-sen ở Đài Loan, cho rằng việc Foxconn “trở lại Trung Quốc” chủ yếu dựa vào chiến lược sản xuất sản phẩm mới của Apple, mặc dù Apple đã thông báo sẽ sản xuất iPhone 16 tại Ấn Độ, nhưng năng suất sản xuất trong nước không được như mong đợi, để tránh rủi ro nên dây chuyền sản xuất đã được phân tán về Trung Quốc.
Ông Liu cho rằng việc Foxconn tái sản xuất nhà máy Trịnh Châu là nơi mà họ đã quen thuộc và hoạt động lâu năm, không những tránh được việc “đặt cược vào cùng một giỏ” về chất lượng sản phẩm, mà còn có thể so sánh tỷ suất lợi nhuận của Trung Quốc và Ấn Độ, qua đó thực hiện các điều chỉnh để đạt được hiệu quả cạnh tranh – giống như trước đây Apple đã sử dụng cả chip TSMC và Samsung để so sánh hiệu quả loại nào tốt hơn.
Những ngày gần đây, nhiều phương tiện truyền thông và cư dân mạng Trung Quốc đã chế nhạo Foxconn rằng vì tuyệt vọng nên quay trở lại Trung Quốc, do nhà máy ở Ấn Độ không thể đáp ứng tiêu chuẩn. Vấn đề này được ông Liu Qifeng chỉ ra rằng Foxconn đã đầu tư vào Ấn Độ trong nhiều năm và đang chuẩn bị cho trụ sở hoạt động R&D, trước đó đã ít nhất 3 lần lên kế hoạch tham gia sản xuất chất bán dẫn thông qua liên doanh với các công ty Ấn Độ, do đó việc quay trở lại Trịnh Châu chỉ là một phần trong kế hoạch bố trí toàn cầu của Foxconn.
Ông cũng chỉ ra việc di dời các cơ sở sản xuất trong ngành thông tin và truyền thông cũng nhằm ứng phó với những thay đổi chính trị ở Mỹ và cạnh tranh địa chính trị.
Liu Qifeng nói với Đài VOA: “Tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên đại học Trung Quốc rất cao và họ không ngại làm việc trong các nhà máy. Vì vậy, theo quan điểm của Apple hay Foxconn, họ có thể có được nguồn nhân lực chất lượng cao hơn và tốt hơn. Trung Quốc trong vài năm qua dưới cuộc chiến thương mại từ Mỹ cũng như từ áp lực kiểm soát xuất khẩu đã bị tác động kinh tế nặng nề, tất nhiên sẽ mở rộng vòng tay thân thiện với Foxconn”.
Khác biệt về văn hóa và điều kiện lao động ở Ấn Độ
Ông Liu Qifeng phân tích, việc Foxconn rút khỏi Trung Quốc trong vài năm qua có liên quan đến tranh chấp lao động và kiểm toán thuế. Nhưng khi họ chuyển sang Ấn Độ thì những vấn đề tương tự không giảm, lý do chính là văn hóa và điều kiện lao động của Ấn Độ rất khác so với Trung Quốc, điều này đặt ra thách thức lớn hơn cho cán bộ Đài Loan hoặc Trung Quốc, trong khi việc tuyển dụng cán bộ địa phương lại càng khó khăn hơn.
Để so sánh, Foxconn ở Trung Quốc có được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và công nhân Trung Quốc dễ tiếp nhận cách quản lý quân sự hóa hơn; việc quản lý ở Ấn Độ phải linh hoạt, điều chỉnh phù hợp với từng địa phương.
Vấn đề nữa là Ấn Độ có hệ thống công đoàn bảo vệ người lao động rất mạnh, họ thường gây tình trạng đình công làm tê liệt sản xuất như cách đấu tranh đòi tăng lương hoặc điều kiện làm việc tốt hơn, việc quản lý một đội ngũ làm việc tại Ấn Độ có đầu tư nước ngoài tốn kém nhiều chi phí.
Các chính trị gia Ấn Độ cũng thường xuyên vận động bầu cử bằng cách ủng hộ các công đoàn, cho nên việc luân chuyển các đảng phái chính trị trong các cuộc bầu cử địa phương ở nước này cũng trở thành yếu tố gây bất ổn cho đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ.
Tuy nhiên Liu Qifeng cũng nhấn mạnh Foxconn có tiêu chuẩn cao hơn trong việc lựa chọn công nhân nên quan hệ lao động ở Ấn Độ suôn sẻ hơn các công ty địa phương khác của Đài Loan. Ví dụ tại nhà máy gia công cho Apple ở Tamil Nadu miền nam Ấn Độ, Foxconn tuyển dụng một số lượng lớn công nhân nữ được cung cấp chỗ ở với hệ thống tiện ích xung quanh đã hoàn thiện.
Về lâu dài, Liu Qifeng phân tích rằng Apple với tư cách là một doanh nghiệp quốc tế cần tuân thủ các tiêu chuẩn phát triển bền vững (ESG) về môi trường, lao động và giới tính, Ấn Độ với tư cách là một thị trường mới nổi sẽ gặp nhiều vấn đề hơn Trung Quốc vốn từ lâu đã là công xưởng của thế giới, có rất nhiều thách thức, vì thế Trung Quốc giống cơ sở sản xuất mà Foxconn “cần đảm bảo tính linh hoạt”.
Sinh viên tốt nghiệp “đua tranh” tham gia dây chuyền sản xuất
Trong khi Foxconn đang tuyển dụng công nhân trên quy mô lớn thì cũng có một xu hướng mới tương ứng trong việc làm của giới trẻ ở Trung Quốc.
Sina News hôm thứ Ba đưa tin rằng do ngưỡng kỹ thuật thấp, tỷ lệ đỗ phỏng vấn và tỷ lệ có việc làm cao trong ngành sản xuất, khiến nhiều sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp đại học không cạnh tranh được trong lĩnh vực việc làm chuyên ngành họ học, họ chấp nhận từ bỏ môi trường tháp ngà của giáo dục đại học sang làm việc trong dây chuyền lắp ráp nhà máy, để giải quyết nhu cầu tài chính.
Anh Chen tốt nghiệp đại học vào tháng 7 vừa gia nhập một nhà máy sản xuất sản phẩm nhựa ở Trùng Khánh với vai trò thanh tra chất lượng. Trong một cuộc phỏng vấn với Đài VOA, anh thừa nhận rằng mặc dù học chuyên ngành du lịch nhưng vì ngành du lịch Trung Quốc đang trì trệ, đồng thời anh thiếu mối quan hệ kết nối với các công ty du lịch, vì vậy từ bỏ các cơ hội việc làm phù hợp với chuyên ngành của mình.
Anh cho biết nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc cũng gặp khó khăn khi tìm việc làm, không thể kết nối với chuyên ngành và bị trả lương thấp. Lấy ví dụ ngành du lịch, từng có một ngôi trường có hơn 200 sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch nhưng không một ai chịu làm hướng dẫn viên du lịch.
Anh Chen tin rằng tình hình việc làm của thanh niên Trung Quốc sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng, việc những người tốt nghiệp đại học như anh phải làm việc chân tay trong các nhà máy là điều bình thường. Mức lương trung bình hàng tháng mà ngành khách sạn đưa ra chỉ là 2.000 – 3.000 RMB, nhưng làm việc trong nhà máy thường cao hơn 2.000 RMB. Anh nói với VOA: “Trong trường hợp cần kiếm tiền gấp sẽ không suy nghĩ nhiều, dù sao những người trẻ tuổi thường không làm việc lâu dài trong các nhà máy, nên kiếm được bao nhiêu hay bấy nhiêu, ở Trung Quốc hiện nay có thể kiếm được tiền ở hay rồi, có việc làm là tốt rồi. Nhiều người nghĩ như vậy, họ không quan tâm sẽ làm việc đó trong bao lâu, có ổn định hay không”.
Không cần phải nói, công nhân nhà máy phải làm việc ít nhất 11 giờ mỗi ngày – một thách thức lớn đối với đa số thanh niên. Tuy nhiên do những vấn đề kinh tế vĩ mô Trung Quốc nên việc vào nhà máy trở thành “sự lựa chọn bắt buộc”.
Anh Chen cũng cho biết, ngay cả việc làm tại các nhà máy ở Trung Quốc cũng rất cạnh tranh. Bị ảnh hưởng bởi tình hình quốc tế, các đơn đặt hàng sản xuất hiện giảm đi rất nhiều, dẫn đến nhu cầu về công nhân nhà máy thấp hơn. Ví dụ nhiều nhà máy trong năm nay đã giảm nhân sự, ngay cả giai đoạn cao điểm khi thiếu hụt cũng chỉ thuê lao động tạm thời.
Anh Chen cũng chỉ ra tiêu chí tuyển dụng tại các nhà máy Trung Quốc hiện nay cũng không dễ, thậm chí họ còn yêu cầu chứng minh phiếu lương. Sinh viên tốt nghiệp Đại học chưa có kinh nghiệm làm việc có thể không đủ điều kiện để gia nhập, khiến nhiều sinh viên tốt nghiệp chọn làm việc thực tập sinh tại các nhà hàng thịt nướng, khách sạn, trong ngành dịch vụ hoặc quán trà sữa.
Trong cuộc phỏng vấn, anh Chen đã cười và nói rằng điều kiện tuyển dụng của Foxconn quả thực rất hấp dẫn: “Nếu có chuyện tốt như vậy, tôi nhất định sẽ xin vào làm việc”. Anh nói rằng nhà anh không quá xa Hà Nam, nhiều sinh viên đại học sẽ đi hàng ngàn dặm để đến Foxconn phỏng vấn.
Từ khóa kinh tế Trung quốc Foxconn Dòng sự kiện Trịnh Châu Foxconn Trung Quốc