Truyền thông ngoài Trung Quốc đưa tin, dịch COVID-19 đang tái bùng phát ở Đại Lục làm tăng nhanh số người cảm sốt và xuất hiện hiện tượng quá tải tại các phòng khám lẫn các nhà tang lễ. Nhiều cư dân mạng chia sẻ lượng lớn trường hợp bị “phổi trắng” sau khi nhiễm bệnh, làm dấy lên nghi ngờ làn sóng lây nhiễm này không phải do chủng Omicron, chủng được cho là chỉ gây bệnh nhẹ, gây ra.

thi the 2
Thi thể xếp hàng dài chưa được xử lý. (Ảnh chụp màn hình video)

Nhân chứng kể nạn nhân qua đời sau 7 ngày kể từ lúc “phổi trắng”

Ngày 20/12, cư dân mạng Twitter “Fan của bác sĩ Yan” (@Dr_Yan_119) đã tweet rằng blogger Weibo “Bác sĩ Yan” tại Bắc Kinh đã giới thiệu chi tiết toàn bộ quá trình ông nội cô từ khi bị COVID-19 đến khi qua đời và hỏa táng sau đó. Bài đăng đề cập rằng ông của cô bị “phổi trắng” trước khi qua đời, triệu chứng về “phổi trắng” là đặc điểm nổi bật nhất của đợt bùng phát COVID-19 ban đầu tại Vũ Hán vào đầu năm 2020, đây hoàn toàn không giống với các triệu chứng do nhiễm chủng Omicron.

Bài đăng cho biết ông cụ qua đời chiều 19/12 vì COVID-19:

“Quanh năm ông ấy không đi ra ngoài vì bệnh đau khớp thấp khớp, vì thế chúng tôi rất khó hiểu chuyện ông bị COVID-19. Ông qua đời sau 7 ngày nhập viện, chụp CT khi nhập viện cho thấy phổi của ông bị trắng phủ hết một nửa phổi.”

“Khoa cấp cứu chiếm đến 95% là người già bị COVID-19, ai may mắn có thể thuê được giường còn không thì đành truyền dịch trong tư thế ngồi cả ngày… Hàng ngày tôi đều chứng kiến cảnh kéo qua lại những xe đẩy có túi thi thể màu vàng.”

“Những chiếc túi đựng thi thể màu vàng nằm đầy sàn nhà trong nhà xác của bệnh viện, không phải tủ đông, vì có quá nhiều không thể chứa nổi”. “Đến hỏa táng ở nhà tang lễ phải xếp hàng đợi… Nhân viên nhà xác đã nói khéo rằng “hãy vận dụng quan hệ để giải quyết…”

Cộng đồng mạng Weibo chất vấn về vấn đề “phổi trắng”

Mạng xã hội Weibo của Trung Quốc gần đây cũng xuất hiện một lượng lớn bài đăng đề cập đến những trường hợp nhiễm COVID-19 có chẩn đoán “phổi trắng”, trong những người chất vấn có nhân viên y tế và thân nhân người nhiễm COVID-19.

Một cư dân mạng được cho là làm việc trong ngành y tế cho biết: “Giống như trở lại tình cảnh hồi năm 2020…”.

Một số người nhà của bệnh nhân cho biết:

“Ông nội mới bị COVID-19 đã có vẻ nghiêm trọng, bác sĩ nói phổi của ông trắng bệch và không thể hồi phục, phải duy trì mạng sống bằng máy thở.”

“Bà tôi đã 84 tuổi, hôm nay vì COVID-19 phải đưa vào Bệnh viện số 3 của thành phố Thạch Gia Trang và CT cho thấy lá phổi trái màu trắng, vùng trông tốt bên phải còn chưa đến 30%, đã phải đặt máy thở, và bây giờ mức oxy trong máu là 60, và huyết áp là 50/30”….

Nhiều cư dân mạng Weibo bày tỏ nghi ngờ:

“Đây có còn là Omicron không?”

“90% trường hợp COVID-19 được xác nhận trong thời gian phong tỏa là những ca nhiễm không có triệu chứng, vậy mà khi bỏ hoàn toàn phong tỏa thì 99% trường hợp dương tính bị sốt và cảm lạnh! Vấn đề ở đâu?”

“Tôi cảm thấy như đó là một loại virus mới, các lò hỏa táng ngày nào cũng chật kín.”

“Bệnh viện của chúng tôi ở đây chật kín. Cảm giác rất giống với thời điểm ban đầu COVID-19 tại Vũ Hán vào năm 2020”…

1
Cộng đồng mạng Weibo Trung Quốc bàn luận về vấn đề phổi trắng của người bị COVID-19. (Ảnh chụp màn hình)
2
Cộng đồng mạng Weibo Trung Quốc bàn luận về vấn đề phổi trắng của người bị COVID-19. (Ảnh chụp màn hình)
3
Một số cư dân mạng nghi ngờ đây là loại virus đã chứng kiến vào đầu năm 2020 (Ảnh chụp màn hình).
4
Cộng đồng mạng chia sẻ nhận định của nhân viên y tế tại một bệnh viện cabin tại Quảng Châu, nói rằng các triệu chứng của người bệnh đó khác với những triệu chứng ở người bệnh tại bệnh viện cabin nơi nhân viên này làm việc (Ảnh chụp màn hình).
p3262914a984310502
Cộng đồng mạng Trung Quốc băn khoăn về triệu chứng ở nhiều người bệnh COVID-19 không như vẫn thấy ở những người lâu nay bị đưa vào bệnh viện cabin. (Ảnh chụp màn hình)

Nghiên cứu: Omicron có triệu chứng nhẹ và không nguy hiểm cho phổi

Theo Thông tấn xã Trung ương Đài Loan (CNA) ngày 1/1/2022, các nhà khoa học đã sử dụng các nghiên cứu trên động vật, phát hiện rằng so với các biến thể khác thì Omicron xâm nhập vào rất nhẹ, chủng này thường chỉ nhiễm tập trung ở mũi và cổ họng nên giảm thiểu khả năng bệnh nặng.

Tờ New York Times cũng từng đưa tin về một nghiên cứu chung của các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản, theo đó nghiên cứu cho nhiễm COVID-19 đối với chuột thử nghiệm bằng Omicron và các biến thể khác thì phát hiện tổn thương phổi của những con chuột nhiễm Omicron nhẹ hơn rất nhiều, trọng lượng cơ thể cũng không giảm mấy và tỷ lệ tử vong cũng thấp hơn nhiều.

Nghiên cứu của nhóm do nhà virus học Ravindra Gupta thuộc Đại học Cambridge đứng đầu cũng phát hiện “protein TMPRSS2″ chứa trên bề mặt nhiều tế bào trong phổi sẽ trở thành đường tắt cho virus lây nhiễm vào các tế bào, nhưng Omicron gắn kết kém với protein này, khiến nó gây nhiễm trùng phổi ít nghiêm trọng hơn nhiều so với chủng Delta.

Ngày 2/1/2022 báo mạng Ninh Ba của Trung Quốc cũng công bố bài “Truyền thông Đức: Các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản chỉ ra Omicron ít gây hại cho phổi hơn”, qua đó cho biết các nhà khoa học ở Mỹ và Nhật Bản đã tìm thấy thêm bằng chứng, “Trong các thí nghiệm phòng thí nghiệm, họ phát hiện ra rằng tải lượng virus của Omicron trong khoang mũi của chuột đồng tương tự như tải lượng của các biến thể virus corona mới khác, nhưng trong phổi thì tải lượng virus của Omicron chỉ bằng 1/10 của chủng Delta. Những con chuột bị nhiễm Omicron ít bị tổn thương phổi hơn, giảm cân ít hơn và tỷ lệ tử vong thấp hơn.”

Bài biết cũng chỉ ra nghiên cứu tại Đại học Cambridge ở Anh đã phát hiện biến thể Omicron dường như ít gây tổn thương phổi hơn so với các biến thể trước đó. Chuyên gia Ravindra Gupta tại Đại học Cambridge chỉ ra Omicron chủ yếu xâm hại mũi và miệng.