“Gã khổng lồ” tài chính Zhongzhi Trung Quốc đang phá sản và giải thể, được biết quy mô nợ cao hơn gấp đôi số tài sản. Hiện cảnh sát Trung Quốc đã có thông báo “các biện pháp cưỡng chế hình sự” đối với các CEO và nhân sự có liên quan của 4 công ty tài chính thuộc Zhongzhi.

zhongzhi
Tập đoàn quản lý tài sản tư nhân lớn nhất Trung Quốc Zhongzhi thừa nhận “vỡ nợ”. Cảnh sát đã thực hiện “các biện pháp cưỡng chế hình sự” đối với các CEO và nhân viên liên quan của 4 công ty tài chính lớn thuộc Zhongzhi. (Ảnh chụp màn hình video)

CEO của 4 công ty tài chính lớn bị bắt giữ

Cảnh sát Trung Quốc thông báo họ đã thực hiện “các biện pháp cưỡng chế hình sự” đối với các CEO và nhân sự liên quan của 4 công ty công ty tài chính lớn thuộc Zhongzhi. Các biện pháp này là chỉ việc có thể bao gồm giám sát nơi cư trú, giam giữ, bắt giữ….

Các nguồn tin và phân tích từ truyền thông Trung Quốc ngày 18/3 cho thấy, thông báo mới nhất của Cảnh sát Bắc Kinh cho biết: (1) Các biện pháp cưỡng chế hình sự đã được thực hiện đối với các CEO của Zhongzhi và các nghi phạm chính khác có liên quan đến vụ án; (2) Nhà đầu tư chưa báo án hãy thực hiện quy trình báo án; (3) Các nhân sự khác của công ty có liên quan đến vụ việc phải chủ động hoàn trả số tiền thu được bất hợp pháp; (4) Tài khoản hoàn trả sẽ được thống nhất vào tài khoản ngân hàng thuộc Gaosheng Wealth.

Bốn công ty tài chính lớn (Hengtian Fortune, Xinhu Fortune, Datang Fortune và Gaosheng Fortune) của Tập đoàn Zhongzhi bùng nổ bê bối vào tháng 6/2023. Các sản phẩm tài chính của những công ty liên kết này đã đồng loạt trễ hạn thanh toán, cho thấy quỹ của Tập đoàn Zhongzhi đã hoàn toàn cạn kiệt.

Bốn công ty tài chính lớn này được biết đến là một phần quan trọng trong lĩnh vực tài chính của Tập đoàn Zhongzhi. Nhân viên của 4 công ty tài chính lớn này đã nhận được tin nhắn “trả lại thu nhập bất hợp pháp”, các nhà quản lý tài chính và các nhân viên có liên quan khác đã nhận được tin nhắn văn bản thứ hai, và tiếp theo có thể được thông báo qua điện thoại.

Việc thông báo “trả lại thu nhập bất hợp pháp” này thể hiện 3 đặc điểm chính: thứ nhất là vi phạm liên quan diện rộng, không nhân viên nào của 4 công ty lớn này có thể trốn thoát, được biết không chỉ có giám đốc tài chính mà còn một số nhân viên liên quan, nhân sự hành chính; thứ hai là vi phạm liên quan thời gian dài, cả đối với nhân viên hiện tại và nhân viên đã nghỉ hưu (một số nguồn tin cho rằng chủ yếu tập trung từ năm 2019 – 2023), có tin cho biết mọi người từng làm việc trong 4 công ty trên đều sẽ nhận được tin nhắn; thứ ba, số tiền liên quan lớn, trường hợp tối đa có thể lên tới hàng trăm triệu RMB.

Liên quan đến việc “trả lại tài sản bất hợp pháp” lần này, cảnh sát đã sử dụng thuật ngữ “nộp lại tài sản ăn cắp”, hàm ý một số sản phẩm của Zhongzhi là hoạt động gây quỹ bất hợp pháp. Các sản phẩm liên quan đến quá trình thu hồi này chủ yếu là các sản phẩm tài chính cố định được bán bởi 4 công ty tài chính lớn.

Nhà đầu tư mất hàng trăm tỷ RMB

Theo thông tin được công bố trên tài khoản WeChat của Tòa án Trung cấp số 1 Bắc Kinh vào ngày 5/1, bên nợ Zhongzhi đã không thể trả hết các khoản nợ đến hạn và tài sản không đủ trả hết nợ, hiển nhiên phải ra tòa yêu cầu giải quyết phá sản với lý do không có khả năng thanh toán. Sau khi xem xét, Tòa án Trung cấp số 1 Bắc Kinh cho rằng có đủ lý do phá sản quy định tại Điều 2, Khoản 1 Luật Phá sản Doanh nghiệp Trung Quốc, nên đã ra phán quyết vào ngày 5/1/2024 chấp nhận đơn xin giải thể phá sản của Zhongzhi.

Reuters đưa tin Tập đoàn Zhongzhi là một trong những trong công ty chủ chốt trong “lĩnh vực tài chính bên ngoài ngân hàng” trị giá 3000 tỷ USD của Trung Quốc (quy mô tương đương nền kinh tế Pháp),  tình hình ngày càng tồi tệ của công ty tài chính hàng đầu này làm tăng lo ngại của người Trung Quốc về việc cuộc khủng hoảng nợ bất động sản nước này lan rộng đến lĩnh vực tài chính.

Trong một lá thư vào tháng 11 năm ngoái, Tập đoàn Zhongzhi có mối liên hệ đáng kể với ngành bất động sản Trung Quốc đã xin lỗi các nhà đầu tư rằng công ty đã mất khả năng thanh toán nghiêm trọng.

Lĩnh vực bất động sản ngập trong nợ nần của Trung Quốc đã gặp khó khăn do khủng hoảng thanh khoản kể từ năm 2020. Kể từ cuối năm 2021, tình trạng vỡ nợ của các nhà phát triển đã cản trở tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và gây náo động cả thị trường toàn cầu. Ở Trung Quốc, các tổ chức tài chính có liên quan đến “ngân hàng ngầm” thường hoạt động ngoài nhiều quy định pháp lý quản lý các ngân hàng thương mại,  thông thường họ sử dụng tiền của các nhà đầu tư để đầu tư vào các dự án bất động sản hoặc các ngành nghề khác.

Bloomberg đưa tin, luật sư Ying Yue tại Công ty luật Lianggao – Thượng Hải cho biết, khoản nợ của Zhongzhi lên tới 460 tỷ RMB (63,9 tỷ USD), nhưng sau khi thanh lý chỉ có thể thu hồi được khoảng 100 tỷ RMB. Hơn nữa, các thủ tục tố tụng tại tòa án liên quan đến Zhongzhi dự kiến ​​sẽ bị kéo dài.

Quy mô nợ cao hơn gấp đôi số tài sản

Thư gửi các nhà đầu tư của Tập đoàn Zhongzhi cho thấy công ty này “vỡ nợ nghiêm trọng” với quy mô nợ cao hơn gấp đôi số tài sản của họ.

Trong thư vào ngày 22/11 năm ngoái gửi các nhà đầu tư, Tập đoàn Zhongzhi đã viết rằng nợ phải trả của họ là khoảng 420 tỷ – 460 tỷ RMB, trong khi tổng tài sản của họ chỉ là khoảng 200 tỷ RMB.

Do tài sản của tập đoàn tập trung nhiều vào đầu tư trái phiếu và cổ phiếu, theo thời gian việc thu hồi gặp khó khăn, dự kiến số tiền thu hồi được sẽ thấp, dẫn đến tình trạng thiếu thanh khoản, tình trạng giảm giá tài sản cũng nghiêm trọng.

Thư gửi các nhà đầu tư chỉ ra rằng các biện pháp tự cứu mà họ thực hiện trước đây không hiệu quả như mong đợi.

Tình trạng vỡ nợ của Tập đoàn Zhongzhi càng cho thấy ngành tín thác của Trung Quốc đang chìm trong khó khăn.