Cựu quan chức ĐCSTQ: Phóng viên của ĐCSTQ có đến một nửa là đặc vụ
- Thanh Hà
- •
Ông Trình Khải, nguyên tổng biên tập của tờ Nhật báo Hải Nam, từng là một quan chức cấp chính sở (tương đương giám đốc sở) trong thể chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông ủng hộ sinh viên trong sự kiện Lục Tứ nên sau đó đã bị thanh trừng và phải lưu vong đến Mỹ. Ông dùng trải nghiệm của chính bản thân mình để tiết lộ nội tình của truyền thông tuyên truyền của ĐCSTQ. Ông nói, phóng viên của truyền thông của đảng, có rất nhiều người ở trong nước đều làm đặc vụ, những người được cử ra trú ở nước ngoài thì có hơn một nửa làm đặc vụ.
Ông Trình Khải cho biết, phóng viên thường trú ở nước ngoài, chủ yếu là của Tân Hoa Xã, Nhân dân Nhật báo, bao gồm cả những người khác có cấp bậc thấp hơn một chút. Truyền thông có cấp chính bộ, phó chính bộ, tờ Nhân dân Nhật báo và Tân Hoa Xã thuộc cấp chính bộ, cấp phó chính bộ có Nhật báo Quang minh, Nhật báo Kinh tế. Tờ Nhân dân Nhật báo có hơn 40 chi nhánh ở các nơi, hơn một nửa trong số họ là quan chức Bộ Điều tra Trung Quốc, những người đó cầm thẻ phóng viên đi phỏng vấn ở bên ngoài thì rất tiện và dễ hành động. Những người được gọi là phóng viên này thực tế là thăm dò tình báo, cả năm cũng không thấy họ đăng bài tin tức nào cả.
Một trạm phóng viên, một chi nhánh tòa soạn, trong đó nhất định có người của Bộ Điều tra phái đến. Ở trong và ngoài Trung Quốc họ đều như thế, phóng viên Trung Quốc thường trú tại Mỹ cũng là đảm nhiệm nhiệm vụ gián điệp. Không chỉ riêng báo chí của trung ương.
Ông Trình Khải nói, khi ông làm tổng biên tập của Nhật báo Hải Nam, không lâu sau Văn phòng tỉnh ủy Hải Nam nói với ông, bảo ông ký và cấp phát 20 thẻ phóng viên. Chỉ ký cấp phát là được, còn làm việc gì thì ông không cần quản. Trong đó có 10 cái là cho phòng công an, 10 cán là cho phòng an ninh. Ông không biết 20 thẻ phóng viên này giao cho ai. ĐCSTQ giành được chính quyền, nhưng họ còn dùng thủ đoạn đặc vụ để thống trị nhân dân, phòng an ninh địa phương cũng giống như Bộ An ninh Trung ương, ngoài phái gián điệp đối ngoại, đối nội còn phái cả đặc vụ đi vào trong quần chúng. Cho nên truyền thông “dưới sự lãnh đạo của đảng” đúng là không thuần túy chỉ là truyền thông.
Truyền thông của đảng, truyền thông nhà nước, một mặt là thu thập tình báo, một mặt là tuyên truyền hình thái tư tưởng của ĐCSTQ ra nước ngoài, đặc biệt là Mỹ. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc có hẳn một tầng lầu ở Washington DC, nó sản xuất các chương trình ở Mỹ và phát sóng tại Mỹ. Họ tuyển dụng lượng lớn người Mỹ để làm việc cho họ. Tuyên truyền lớn ở nước ngoài này tương đối dễ nhận biết. Do đó, thời kỳ ông Trump chấp chính, ông đã yêu cầu những kênh truyền thông này của ĐCSTQ khai báo nguồn gốc tiền của mình, bởi vì đều là tiền của Bộ Tuyên truyền nước ngoài, nên bộ phận này là tương đối dễ nhận biết.
Những người dùng thân phận của truyền thông nhà nước thì dễ nhận biết, một bộ phận tuyên truyền lớn ở nước ngoài khác thì khó nhận biết được, chính là gián điệp văn hóa thâm nhập vào các kênh truyền thông của Mỹ. Điều tôi nói không chỉ là riêng truyền thông tiếng Trung, truyền thông tiếng Trung tại Mỹ rất nhiều đều là bị ĐCSTQ mua chuộc thâm nhập. Nguy hiểm nhất chính là truyền thông tiếng Anh chủ lưu tại Mỹ, bạn không nên coi họ là truyền thông độc lập. Một số rất ít trong số đó có thể kiên trì lập trường của người làm báo độc lập, còn lại rất nhiều đã bị ĐCSTQ mua chuộc, nói tốt cho ĐCSTQ.
Tuyên truyền nước ngoài của ĐCSTQ thâm nhập vào Mỹ đã rất to lớn nên trừ sạch nó là không thể. Đặc biệt là chính quyền Biden, nhận thức của họ đối với ĐCSTQ, nhận thức đối với tuyên truyền nước ngoài của truyền thông Trung Quốc đều rất kém. Bản thân hệ thống tư tưởng của họ chính là hệ thống tư tưởng cánh tả, ở một số phương diện thì là gần giống với ĐCSTQ. Phe cánh tả tại Mỹ bắt đầu rất thân Cộng từ những năm 1940, bao gồm cả phóng viên Edgar Snow và ông George C. Marshall. Về sau, Mỹ – Trung thiết lập quan hệ ngoại giao, phe cánh tả tại Mỹ giúp ĐCSTQ tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới, giúp đỡ ĐCSTQ trỗi dậy. Sau khi trỗi dậy và đã có tiền, ĐCSTQ liền làm tuyên truyền lớn ở nước ngoài. Họ là kế thừa của nhau, không có sự hô ứng ủng hộ của phe cánh tả của Mỹ ở trong nước, thì tuyên truyền nước ngoài của ĐCSTQ sẽ không thâm nhập đến mức độ như ngày hôm nay.
Thế lực cánh tả tại Mỹ không chỉ có bên trong truyền thông, mà còn có ở các trường đại học. Ông John K. Fairbank tại Đại học Harvard đã chết, nhưng đồ tử đồ tôn của ông vẫn ảnh hưởng đến chính sách của nước Mỹ. Viện nghiên cứu tại Mỹ, như viện nghiên cứu của Đại học Stanford, Viện Hoover, Viện Hudson, các viện nghiên cứu phe cánh hữu chiếm số ít; nhưng lượng lớn là viện nghiên cứu thuộc cánh tả, hàng ngày họ cung cấp báo cáo của họ cho Mỹ, đó đều là những thứ của phe cánh tả.
Trong lịch sử nước Mỹ, ngoại trừ ông Reagan ra, thì ông Trump là người thực sự hiểu sự nguy hại của sự thống trị của ĐCSTQ. Hiện giờ Úc, New Zealand và Nhật Bản đã bắt đầu chuyển biến thái độ đối với ĐCSTQ, đó là chuyển biến thời kỳ ông Trump. Những thay đổi này là bắt đầu sau khi ông Trump chấp chính, bắt đầu từ khi chiến tranh thương mại với ĐCSTQ, và đã có được hiệu quả. Tuy nhiên hình thế này liệu có thể tiếp tục được bao lâu sau khi ông Biden chấp chính?
Ông Trình Khải từng là trưởng phóng viên trú tại Thâm Quyến của Nhân dân Nhật báo, về sau được điều chuyển đến Hải Nam, trở thành một trong những thành viên quan trọng trong nhóm chuẩn bị thành lập tỉnh Hải Nam. Sau đó ông nhậm chức tổng biên tập tờ Nhật báo Hải Nam, trở thành quan chức cấp sở trong thể chế của ĐCSTQ. Sau sự kiện Lục Tứ, ông bị thanh trừng, và phải lưu vong đến Mỹ. Ông từng tham dự sáng lập nhiều tờ báo tiếng Trung, về sau nhậm chức phóng viên đặc phái khu Vùng vịnh San Francisco của Đài Á Châu Tự Do hơn 20 năm, cho đến lúc ông nghỉ hưu vào năm ngoái. Hiện ông cư trú tại khu vực Thung lũng Silicon của tiểu bang California.
Thanh Hà, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Truyền thông Trung Quốc Dòng sự kiện Truyền thông ĐCSTQ Đặc vụ ĐCSTQ Đặc vụ