Đàn áp tôn giáo của Trung Quốc có thể sánh ngang với thời Đức Quốc Xã
- Trí Đạt
- •
Ngày 5/2, Quỹ Di sản (Heritage Foundation) tại Washington đã tổ chức cuộc hội thảo về vấn đề tự do tôn giáo tại Trung Quốc đang bị đe dọa, đồng thời thảo luận về chính sách mà Mỹ có thể lựa chọn để cải thiện vấn đề này.
Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), 4 vị ủng hộ tự do tôn giáo đến từ Trung Quốc đã tham gia hội thảo, những người tham gia hội nghị cũng nhất trí cho rằng, năm 2018, các cộng đồng tín ngưỡng tôn giáo ở các nơi tại Trung Quốc đã phải đối mặt với mối đe dọa chưa từng có – Giáo hội gia đình Cơ Đốc giáo tấn công, người Hồi giáo Tân Cương đang bị giam giữ và giám sát, bức hại ở Tây tạng cũng đang nghiêm trọng hơn.
Báo cáo thường niên mới được công bố gần đây của Hiệp hội Viện trợ Trung Quốc (China Aid) chỉ ra, năm 2018, sự thay đổi lớn nhất trong mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo tại Trung Quốc là chính trị thống lĩnh tôn giáo. Hát quốc ca trong nhà thờ, treo ảnh của Mao Trạch Đông và Tập Cận Bình ở 2 bên bục giảng trong nhà thờ, hợp nhất Cục Các vấn đề tôn giáo thuộc Quốc vụ viện vào Bộ Mặt trận Thống nhất Trung ương, tất cả những điều này đều cho thấy chính quyền đều không hề che giấu sự kiểm soát đối với tôn giáo.
Người sáng lập kiêm Chủ tịch Hiệp hội Viện trợ Trung Quốc Phó Hy Thu chia sẻ với Đài VOA rằng, trong một năm qua, các cộng đồng tôn giáo tại Trung Quốc đều bị đàn áp nghiêm trọng. Chính sách tôn giáo của chính quyền Trung Quốc hiện nay có thể so với thời Cách mạng Văn hóa, thậm chí có thể so ngang với thời Đức Quốc Xã thống trị nước Đức.
Ông nói, “Tôi đã thực hiện tìm kiếm một số tư liệu lịch sử, phát hiện trong thời kỳ Đức Quốc Xã từ năm 1935 đến năm 1945, khi đó Đức Quốc Xã vực dậy giáo hội quốc gia, cũng là khi Linh mục lên bục giảng, bên trên đầu và bên dưới bục giảng đều treo biểu tượng của Đức Quốc Xã.”
Ông Phó Hy Thu đưa cho phóng viên xem bức ảnh ghép mà ông lưu trên điện thoại của mình, một bên là ảnh đen trắng chụp từ những năm 30 – 40 của thế kỷ trước (thời Đức Quốc Xã thống trị nước Đức), bên phải là bức ảnh màu Trung Quốc năm 2018, điểm giống nhau của 2 bức ảnh là biểu tượng tượng trưng cho bộ máy quốc gia được treo cao trong nhà thờ.
“Cái gọi là Trung Quốc hóa chính là Nazi hóa tôn giáo”, ông Phó Hy Thu nói.
Nói về các lựa chọn của Mỹ dùng để cải thiện vấn đề tự do tôn giáo tại Trung Quốc, chủ tịch Dự án Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ Nury Turkel tin rằng điều đầu tiên cần làm là tiếp tục lên tiếng.
Ông cho biết: “Chúng ta cần phải tiếp tục nói sự thật. Các phương thức truyền thống như đóng cửa đàm phán, ngoại giao im lặng, không làm tổn thương cảm tình nhân dân Trung Quốc, không chọc giận chính phủ Trung Quốc đều không đem lại kết quả.”
Ông Dương Tiên Hồng, một nhà báo lâu năm đồng thời cũng là Chủ tịch Liên minh quan tâm nhân quyền Trung Quốc tại Đài Loan cho biết, trong khi Trung Quốc được bao vây bởi Vạn lý Tường lửa (Great Firewall) thì hình thức phát sóng ngắn vẫn là cách hiệu quả để cho người dân hiểu về giá trị của dân chủ.
Ông Dương Tiên Hồng cũng là người dẫn chương trình “Vì nhân dân phục vụ” của Đài Phát thanh Trung ương Đài Loan (Radio Taiwan International). Chương trình phát sóng từ năm 2005 đến nay, ông đã phỏng vấn qua điện thoại rất nhiều nhà hoạt động nhân quyền ở bên kia eo biển trong đó có Lưu Hiểu Ba, Cao Trí Thịnh, v.v.
Ông nói: “Chỉ cần thiết bị nhỏ gọn, người dân Trung Quốc dù là ở nông thôn, Tân Cương hay Tây Tạng đều có thể dễ dàng bắt được tín hiệu của Đài Phát thanh Trung ương Đài Loan.”
Các chuyên gia tham dự hội thảo còn đề xuất, chính phủ Mỹ cần vận dụng một cách hiệu quả Luật Magnitsky, và tăng cường hợp tác với các đồng minh lên án và trừng phạt chính quyền Trung Quốc về vấn đề tự do tôn giáo.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Tự do tôn giáo Đàn áp tôn giáo bức hại tôn giáo