ĐCSTQ trì hoãn lưỡng hội: Không chỉ phòng dịch mà còn phòng chính biến
- Cao Phong
- •
Theo Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc công bố, ngày 17/2, Bắc Kinh quyết định trì hoãn “lưỡng hội” (Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Toàn quốc) vốn dự định tổ chức vào đầu tháng Ba. Một bài viết phân tích trên Epoch Times cho rằng thực tế, lần này ĐCSTQ trì hoãn tổ chức lưỡng hội, nguyên nhân chủ yếu là phòng chính biến hơn là phòng dịch bệnh.
Từ khi dịch viêm phổi COVID-19 bùng phát đến nay, dư luận cả trong và ngoài nước đều theo dõi 2 vấn đề: (1) Nguồn gốc virus là từ đâu? (2) Trung ương ĐCSTQ chỉ đạo kéo dài, làm lỡ thời cơ tốt nhất để phòng ngừa kiểm soát dịch bệnh, từ đó dẫn đến dịch bệnh mất kiểm soát toàn diện. Ngoài truy trách nhiệm cho người liên quan ở Hồ Bắc, ông Tập Cận Bình sao lại không bị truy trách nhiệm? Điều càng làm chính quyền sợ hãi là gần đây, liên tiếp lan truyền trên mạng các bài viết khuyên ông Tập Cận Bình hạ đài.
Vấn đề nói trên không chỉ là truyền thông và người dân đều quan tâm, mà nguyên lão và quan chức các cấp trong nội bộ ĐCSTQ cũng đều mong Trung ương đưa ra một đáp án thuyết phục. Vì để có một câu trả lời cho tất cả, ngày 15/2, trên tạp chí Cầu Thị của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình đã công bố một bài viết có tiêu đề “Phát biểu tại Hội nghị nghiên cứu công tác ứng phó dịch viêm phổi virus corona mới của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị”. Bài viết này đã sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất – “tôi” một cách hiếm thấy. Nội dung chủ yếu là ông Tập tự biện giải cho mình trong việc tiến hành công tác xử lý dịch bệnh.
Trong bài viết, ông Tập nói: Sau khi bùng phát viêm phổi COVID-19, ngày 7/1, khi tôi chủ trì triệu tập Hội nghị Thường ủy Bộ Chính trị Trung ương, đã đề xuất yêu cầu về công tác phòng ngừa và kiểm soát đối với dịch viêm phổi COVID-19. Ngày 20/1, tôi đặc biệt phê chỉ thị đối với công tác phòng ngừa và kiểm soát dịch. Ngày 22/1, xét thấy dịch bệnh lây lan nhanh chóng và đứng trước thách thức gay go về công tác phòng ngừa kiểm soát dịch bệnh, tôi đã yêu cầu rõ ràng tỉnh Hồ Bắc thực thi quản lý và kiểm soát kiêm ngặt toàn diện đối với người ra ngoài tỉnh.
Ngày 15/1, Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) đưa tin, ngày 7/1, ông Tập Cận Bình đã biết tình hình dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’, đồng thời triệu tập hội nghị và đưa ra yêu cầu đối với công tác phòng ngừa kiểm soát dịch, có thể thấy ông Tập rất coi trọng vấn đề này. Vậy vì sao ngày 11 – 17/1, Hồ Bắc vẫn còn tiếp tục triệu tập “lưỡng hội” cấp tỉnh? Vì sao ngày 18/1 khu dân cư Bách Bộ Đình còn tổ chức Vạn gia yến với hơn 40.000 hộ gia đình tham dự? Vì sao ngày 21/1, lãnh đạo tỉnh Hồ Bắc còn cùng các giới trên toàn tỉnh cùng nhau xem biểu diễn văn nghệ mừng năm mới?
Lẽ nào tỉnh Hồ Bắc có ý đối kháng với Trung ương? Vì sao ngày 23/1 Bắc Kinh vẫn còn tổ chức đoàn thăm viếng năm mới?
Ngày 15/1, tờ Apple Daily tại Hồng Kông có bài viết nói, khi Tân Hoa Xã đăng bài vào ngày 7/1, hoàn toàn không hề đề cập đến dịch bệnh tại Vũ Hán, phát biểu của ông Tập Cận Bình từ đầu đến cuối đều là nói về vấn đề tình hình chính trị khác, thậm chí khi phát biểu với đoàn viếng thăm năm mới ngày 23/1, ông Tập không hề có chữ nào nhắc đến “dịch bệnh Vũ Hán”. Kỳ thực, sự nghi ngờ của truyền thông đối với ông Tập Cận Bình cũng là sự nghi ngờ của quan chức ĐCSTQ các cấp và người dân.
Điều càng khiến cho ông Tập Cận Bình khó xử là Thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng trong cuộc trả lời phỏng vấn của CCTV hôm 27/1 có nói: “Ngày 27/12 chúng tôi phát hiện trường hợp đầu tiên, đồng thời đã có báo cáo đầu tiên đối với cơ quan hữu quan Bắc Kinh, trong tình huống chưa được trao quyền, thành phố Vũ Hán không có quyền công bố dịch bệnh.” Ý của ông Chu Tiên Vượng rất rõ ràng: Trách nhiệm trì hoãn công bố dịch bệnh không phải nằm ở địa phương.
Đài phát thanh Trung ương cũng có bài viết ám chỉ ông Tập Cận Bình đang “đẩy trách nhiệm”. Ngày thứ hai sau khi ông Tập Cận Bình đăng bài trên Tạp chí Cầu Thị, đài này cũng đăng bài viết nói, từ ngày 31/12/2019, phóng viên của đài tại Hồ Bắc đã thu thập lấy tin tham khảo nội bộ quan trọng có dữ liệu, có phân tích và kiến nghị để trình ông Tập Cận Bình; trong một tháng, phóng viên đã hoàn thành 17 bài như vậy. Rất hiển nhiên, mũi nhọn của bài viết này là chỉ trực tiếp vào việc ông Tập Cận Bình không làm gì. Có thể thấy, nội bộ ĐCSTQ có rất nhiều người bất mãn với ông Tập Cận Bình. Đây cũng là nguyên nhân bức bách buộc phải đăng bài tự biện giải trên Tạp chí Cầu Thị.
Một chuyên gia hiểu về nội tình Bắc Kinh tiết lộ với phóng viên của Epoch Times rằng “lưỡng hội” năm nay có 5133 đại biểu, cộng thêm người dự khuyết, nhân viên phục vụ hội nghị, nhân viên bảo vệ và nhân viên truyền thông, v.v, ước tính cũng đến hơn 10.000 người. Từ khi dịch bệnh ‘viêm phổi Vũ Hán’ bùng phát đến nay, thế lực chống Tập trong nội bộ đảng vẫn luôn gây rối cho ông Tập. Nếu triệu tập “lưỡng hội” vào đầu tháng Ba, không chỉ có rủi ro khiến dịch bệnh lan rộng, mà cục diện chính trị cũng có khả năng xuất hiện nhân tố bất ổn. Đây mới là nguyên nhân thực sự khiến “lưỡng hội” trì hoãn.
Hiện tại ông Tập Cận Bình đã rơi vào hoàn cảnh vô cùng nguy ngập, ông Tập cần nhanh chóng khởi động cải cách chính trị, vứt bỏ gánh nặng ĐCSTQ, không nên tiếp tục đàn áp nhân quyền, trả lại tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng cho người dân, để Trung Quốc khôi phục lại xã hội chính thường không có ĐCSTQ. Quyết định chế độ một quốc gia chính là người thống trị cao nhất. 7 năm trước, ông Tập Cận Bình có 3 con đường có thể đi: Thượng sách là cải cách chính trị, đi con đường lớn dân chủ hiến chính, là anh minh; trung sách là tiếp tục duy trì đường lối của Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, là trung dung; hạ sách, ngược lại là đi theo đường lối Mao Trạch Đông, là hại nước hại dân. Nhưng ông Tập Cận Bình vẫn nhiều lần do dự không quyết đoán, bỏ qua thời cơ. Ông cho rằng duy hộ sự thống trị của ĐCSTQ là bảo vệ quyền lực của mình, cuối cùng chờ đợi ông chính là trở thành “dê thế tội” cho ĐCSTQ, đối mặt với kết cục bi thảm. Nếu hiện giờ khởi động cải cách chính trị thì vẫn còn kịp, nếu vẫn tiếp tục đi lùi, cục diện sẽ rất nhanh chóng mất kiểm soát.
Cao Phong (Epoch Times)
Từ khóa Dòng sự kiện virus corona viêm phổi Vũ Hán COVID-19 Tập Cận Bình Chính biến