ĐCSTQ tuyên bố kiểm duyệt thông tin và đàn áp ai nói khác họ về COVID
- Thiên Đức
- •
Khi cả thế giới lên tiếng đòi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) minh bạch thông tin về tình hình đại dịch, khi Airfinity cho rằng số người chết vì COVID tính từ đầu tháng trước có thể là 600.000, gấp 10 lần con số 60.000 mà ĐCSTQ mới công bố gần đây, tuy nhiên bản thân con số 60.000 đó cũng là được chính ĐCSTQ chớp nhoáng thay đổi từ một con số nhỏ đến mức không ai tin mà họ đưa ra trước đó, thì lúc này ĐCSTQ tuyên bố sẽ kiểm duyệt thông tin trái chiều và đàn áp những ai nói khác họ, theo The Guardian của Anh quốc đưa tin 19/1/2023.
Tết đến rồi, mọi người vui vẻ nghỉ ngơi và đoàn tụ cùng thân nhân gia đình. Nhưng ĐCSTQ dường như không vui khi thấy các thông tin online (trực tuyến, qua Internet) vẫn không đồng ý với thông tin từ các kênh ‘chính thức’ của chính quyền Bắc Kinh. Họ gọi đó là những “tin đồn”, gây “tâm lý u ám” trên môi trường online, ảnh hưởng tiêu cực đến mùa lễ hội.
Chương trình “cải thiện online Lễ hội mùa xuân” kéo dài một tháng sẽ nhắm mục tiêu đến những ai lan truyền những gì chính quyền cho là “tin đồn” về làn sóng lây lan của COVID và về trải nghiệm thực tế của bệnh nhân.
Cơ quan quản lý mạng quốc gia sẽ “làm sạch chuyên sâu thông tin sai lệch và các vấn đề khác để ngăn chặn tâm lý u ám.”
Họ chỉ ra cụ thể việc điều tra và trừng phạt “những tin đồn online liên quan đến dịch bệnh” và “bịa đặt về trải nghiệm thực tế của bệnh nhân,” cũng như bịa đặt hoặc chia sẻ về các phương pháp điều trị giả dối. Thông báo cho biết chương trình này sẽ “ngăn chặn việc đánh lừa công chúng và gây hoang mang xã hội.”
Trên Internet và các mạng xã hội hiện nay tràn ngập những câu chuyện cá nhân của những người trực tiếp liên quan đến COVID. Kể rằng họ phải vật lộn để tìm thuốc, hoặc dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hay mất đi người thân vì căn bệnh này, thậm chí phải xếp hàng để đăng ký tang lễ cho thân nhân, hoặc những khó khăn gặp phải khi đặt chỗ ở lò hỏa táng.
Trải nghiệm trên thực tế mỗi từng cá nhân nhiều khi mâu thuẫn với tường thuật của ĐCSTQ trên các kênh ‘chính thức’ của nhà nước rằng đợt bùng phát đã được kiểm soát, từ đó dẫn đến rất nhiều chỉ trích trên Internet đối với chính quyền và tỏ ra nghi ngờ nghiêm trọng tính trung thực của thông tin do Chính phủ công bố.
Thứ Bảy tuần trước, các quan chức y tế đã công bố số người chết được cập nhật là gần 60.000 người tính từ đầu tháng trước. Con số này chỉ bao gồm những người đã chết trong bệnh viện, theo họ tuyên bố. Trước đây, ĐCSTQ chỉ báo cáo khoảng 5.000 ca tử vong do COVID kể từ khi đại dịch bắt đầu, trong đó chỉ có vài chục ca tử vong kể từ khi dỡ bỏ chính sách zero-COVID đầu tháng trước.
Ngay cả con số sau khi được ĐCSTQ đột ngột nâng lên như vậy, nó vẫn còn xa mới phản ánh được các báo cáo tử vong rộng rãi và tình hình nghiêm trọng của dịch bệnh, với một số thành phố lớn báo cáo tỷ lệ lây nhiễm lên tới 90% dân số của họ.
Chế độ ‘chuyên chính’ độc quyền ở Trung Quốc rất nhạy cảm với những lời chỉ trích, bất kể chỉ trích loại gì, trong đó đương nhiên gồm cả những cáo buộc rằng họ không minh bạch số liệu về tình hình dịch bệnh.
- ĐCSTQ kiểm soát thông tin, bs Lý Văn Lượng qua đời khiến cư dân mạng phẫn nộ
- Bệnh án của “người thổi còi” bác sĩ Lý Văn Lượng lần đầu được tiết lộ
Cảnh báo đầu tiên về COVID cuối năm 2019 ở Vũ Hán của bác sĩ Trung Quốc Lý Văn Lượng đã bị ĐCSTQ thẳng tay dập tắt. Ông bị buộc tội “công bố những ngôn luận không đúng sự thật trên Internet” và bị cảnh cáo và “răn dạy” bởi đồn cảnh sát trong khu vực của mình, và ông bị buộc phải ký “Giấy phê bình và giáo dục.” Ngày 7/2/2020 cùng năm, ông Lý Văn Lượng qua đời vì bệnh dịch. Vũ Hán bị phong tỏa từ ngày 23/1 đến ngày 8/4 cùng năm.
Cùng với bác sĩ Nguyễn Văn Lượng, bác sĩ Ngải Phân – Chủ nhiệm Khoa cấp cứu của Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán – và một số đồng nghiệp khác cũng đã đưa ra cảnh báo rằng Vũ Hán xuất hiện một loại virus tương tự như virus SARS vào năm 2003 đã làm khoảng 8.000 người nhiễm và gần 800 người tử vong trên toàn thế giới.
Sau cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, bác sĩ Ngải Phân đã chỉ ra trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông rằng chính các nhà chức trách Trung Quốc đã luôn che giấu và phớt lờ mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, làm cho nhiều bác sĩ và y tá ở Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán bị nhiễm virus. Bà nói: “Nếu những bác sĩ đó được cảnh báo kịp thời thì có lẽ đã không xảy ra tình trạng như vậy. Vì vậy, với tư cách là một người trong ngành, tôi rất hối hận; nếu biết trước có kết cục này, tôi đã đi tuyên bố cho khắp nơi, bất chấp chuyện họ phê đấu tôi”. Nhưng kể từ sau đó, bác sĩ Ngải Phân đã là đối tượng trong mục tiêu “giữ an ninh trật tự” của cơ quan chức năng.
Tháng 2/2020, anh Phương Bân – nhà báo công dân, nhà bảo vệ nhân quyền Trung Quốc – người nổi tiếng vào thời đó với video quay được cảnh 8 xác chết vì COVID trong 5 phút ở Vũ Hán – do đưa tin về tình hình thực tế của dịch bệnh mà bị ĐCSTQ cưỡng chế mất tích gần 2 năm nay. Hôm 4/2/2022, có thông tin Phương Bân bị giam giữ tại nhà giam quận Giang Ngạn, Vũ Hán nhưng không rõ tội danh là gì.
Ngoài anh Phương Bân, còn có anh Trần Thu Thực (Chen Qiushi), được biết đến là nhà báo công dân, luật sư nhân quyền, người từng quay các cảnh tượng kinh hoàng về dịch corona và chia sẻ lên mạng xã hội, cũng đã biến mất từ khoảng 19h (giờ địa phương) ngày 6/2/2020. Anh Trần đã đến các bệnh viện, nhà tang lễ và nhiều khu dân cư ở Vũ Hán để tìm hiểu sự việc, đưa các video và câu chuyện chân thực lên mạng xã hội. Trong một video đăng tải trên Twitter trước khi “biến mất”, anh Trần cho biết mình phải chống chọi với virus ở trước mặt, còn ở sau lưng là áp lực từ ĐCSTQ, tuy nhiên anh không sợ và sẽ tiếp tục công việc.
Một người khác cũng bị ĐCSTQ đàn áp để bịt miệng là giáo sư Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun). Ông gây được tiếng vang vào thời đầu bùng phát dịch bệnh với bài viết “Khi người dân phẫn nộ không còn sợ hãi” đăng ngày 4/2/2020. Đây là bài phê bình hiếm hoi về Chủ tịch Tập Cận Bình và cuộc khủng hoảng dịch bệnh corona tại Trung Quốc, chỉ trích hệ thống kiểm soát dịch bệnh của chính phủ, chỉ trích việc kiểm duyệt thông tin, phê phán nền chính trị bạo ngược, suy đồi đạo đức, sẵn sàng hy sinh người dân để bảo vệ lợi ích của Đảng… Giáo sư Hứa đã bị cảnh sát quản thúc tại gia, bị xoá tài khoản mạng xã hội, bị cắt mạng Internet.
Tháng 7/2020, ĐCSTQ đã bắt giữ 11 công dân cung cấp thông tin sự thật về dịch COVID-19 cho báo Epoch Times và tiến hành truy tố họ vào tháng 4/2021 với cáo buộc “phá hoại việc phạm việc thực thi pháp luật”. Về vấn đề này, Chính phủ Mỹ đã lên tiếng yêu cầu ĐCSTQ “thả các phóng viên (công dân) và những người liên hệ của họ bị giam giữ vì đã đưa tin về COVID-19, kêu gọi ĐCSTQ không cấm cản họ lên tiếng vì lẽ phải.”
“Chúng tôi luôn nhấn mạnh: Thông tin về COVID-19 một cách độc lập, minh bạch và dựa trên thực tế là rất quan trọng.”
“Các phương tiện truyền thông tự do và độc lập, bao gồm các nhà báo công dân, là rất cần thiết để đảm bảo nhà chức trách có trách nhiệm hơn, để tất cả chúng ta được bảo vệ khỏi các đợt bùng phát (dịch bệnh COVID-19) trong tương lai và các dịch bệnh khác có thể xảy ra.”
Có lẽ thế giới đã không phải chịu đại nạn lớn đến thế mấy năm qua, nếu những tiếng nói trung thực như trên không bị ĐCSTQ bịt miệng. Và hiện nay khi dịch bệnh lần nữa bùng phát một cách nghiêm trọng tại Trung Quốc, chính quyền này lại lần nữa áp dụng thủ đoạn này để duy trì ổn định, bất chấp tính mạng người dân.
Những ngày sắp Tết này, những báo cáo về đại dịch đã bị truyền thông của ĐCSTQ gọi là “lễ hội công kích Trung Quốc.”
Theo báo cáo của tổ chức y tế độc lập Airfinity hôm 17/1/2023, hiện nay ở Trung Quốc có khoảng 36.000 người chết vì COVID mỗi ngày, và 608.000 người đã chết vì COVID từ đầu tháng 12/2022.
- Bí thư đảng của ĐH Thanh Hoa: Thêm 5 triệu người nữa chết cũng chẳng có gì to tát
- Kinh doanh nghĩa trang ở Đại Lục bùng nổ khi dịch bệnh đang lây lan mạnh
- Chính sách dân số của Trung Quốc và khủng hoảng dân số
- Thiếu trầm trọng thuốc trị COVID khi dịch bệnh ở vùng Đông Bắc Trung Quốc đạt đỉnh
- TQ: Nguy cơ làn sóng COVID mới tấn công vùng nông thôn vì xuân vận
Về vấn đề COVID và dân số, năm nay các cơ quan kiểm duyệt của Trung Quốc dường như đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát các bình luận trên mạng xã hội. ĐCSTQ phát động chương trình vào dịp Tết này cho thấy một lần nữa họ nỗ lực dập tắt bất đồng chính kiến và đảm bảo môi trường online của Trung Quốc chỉ có thể phản ánh hình ảnh và lý tưởng duy nhất của Đảng.
“Sau tất cả những điều này, họ sẽ nói rằng bạn phải hạnh phúc, sẽ không đúng về mặt chính trị nếu bạn không hạnh phúc,” một người dùng Twitter Trung Quốc phản hồi.
“Có vẻ như cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là ‘bịt miệng’.” một người khác nói. “Tôi không thể nói bất cứ điều gì ngoài lời khen ngợi.”
Ông Lý Hồng Chí, mà người Hoa vẫn gọi là ‘Lý đại sư’ do Pháp Luân Công mà ông truyền ra cuối thế kỷ trước được chào đón nồng nhiệt ở Trung Quốc và có tới 100 triệu người theo học những năm đó, cho biết ĐCSTQ đã từng kiểm duyệt che giấu thông tin thời dịch SARS (2003), khiến thế giới không biết rằng thực tế những năm đó đã có tới 200 triệu người Trung Quốc chết vì căn bệnh này. ĐCSTQ phải đột ngột quay ngược chính sách sinh con nhiều năm sau vì họ phát hiện ra sự sụt giảm dân số. Theo ông, đợt dịch COVID 3 năm qua, dưới sự kiểm duyệt và che giấu gắt gao của ĐCSTQ, 400 triệu người Trung Quốc đã qua đời. Con số này có thể sẽ tăng đến 500 triệu khi đại dịch thật sự kết thúc trên thực tế.
Cùng với sự bùng phát của dịch bệnh ở Đại Lục, các bệnh viện, lò hỏa táng và nghĩa trang trên khắp Trung Quốc vô cùng bận rộn, thuốc men khan hiếm, xếp hàng dài ở nhà tang lễ, giá nghĩa trang tăng vọt, ngay cả túi đựng thi thể cũng sản xuất không kịp.
Một số nhà sản xuất túi đựng thi thể cho biết hiện nay mỗi ngày có “hàng trăm ngàn, hàng chục triệu đơn đặt hàng”, thậm chí có nơi phải chờ 1 tháng rưỡi mới được lên đơn.
(Nội dung tweet: “Hiện tại ở Trung Quốc có quá nhiều người chết. Họ đã hết quan tài gỗ, dùng đến cả quan tài giấy đơn giản. Thậm chí cả túi đựng thi thể cũng hết, thi thể chỉ có thể được phủ vải trắng.”)
中国现在人死得太多,用完原木棺椁,用完简易纸皮棺材,连装尸袋都用没了,只能用白布潦草一盖。 pic.twitter.com/A1tGq7D3hb
— 盘古千寻 (@panguqianxun) January 16, 2023
Cư dân mạng “Israellim” có vẻ khá thạo tin đã trả lời: “Trong 3 năm xảy ra dịch bệnh, đã có rất nhiều đơn đặt hàng túi đựng xác, các nhà sản xuất đã gửi chúng đi! Hiện tại có nhiều nhà máy ở Thâm Quyến, thành phố Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông và Quảng Châu không kịp sản xuất, dẫu tăng ca cũng không làm xuể.”
“Bây giờ mới đặt hàng thì phải đợi 45 ngày sau mới bắt đầu sản xuất. Trước đây, 1 triệu túi đựng xác chỉ mất 15-20 ngày là giao hàng, nhưng nay phải mất 45 ngày sau mới bắt đầu lên lịch sản xuất. Chao ôi!”
Không chỉ túi đựng xác, ngành kinh doanh nghĩa trang cũng bùng nổ.
Nhiều video được chia sẻ trên mạng cho thấy một nghĩa trang lớn, mới, đã được xây dựng ở Vương Cang Đài (Wanggangtai), quận Thẩm Bắc (Shenbei), thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Việc kinh doanh nghĩa trang này hiện đang bùng nổ với 20.000 đến 30.000 phần mộ. Một người đàn ông nói, “Đang được bán rất chạy!”
Ngoài ra còn đoạn video khác cho thấy một nghĩa trang ở Giang Tây đang được xây dựng, rất nhiều công nhân đang làm việc.
Còn nghĩa trang ở thị trấn Lan Lăng, Từ Châu, tỉnh Giang Tô, trong mỗi ngôi mộ đều trồng một cây tùng và cây bách, tại hiện trường có rất nhiều người mặc đồ tang.
沈阳,沈北王岗台,新建坟场,人生的终点站,现在生意火爆,2、3万一个墓。墙国总有一群人每次都能发疫情财,以前搞检验亭,搞方舱。现在得搞坟场…一排500 万到手
#疫苗灾难#China #习近平下台 #白纸运动 #共产党下台#共产党不能代表中国人 #共产党是中国人民最大的敌人 #共产党是全世界灾难的根源 pic.twitter.com/gsGkuFGRmM— 小冯🌟🌟🌟银河系 (@Xingfengyinhexi) January 13, 2023
2023.1.8
中共国江苏徐州兰陵镇的坟场
pic.twitter.com/LfeU4CZFCM— 发光的海藻(互粉必回) (@CCPFUCKUP1) January 8, 2023
Một đoạn video cho thấy giai đoạn hai của Nghĩa trang Vĩnh An Lăng ở thành phố Thương Châu, tỉnh Hà Bắc sắp được khởi công xây dựng và 90% của giai đoạn đầu đã được bán, với tổng diện tích 550 mẫu.
Giá của một huyệt mộ ở nghĩa trang ở Thượng Hải đã tăng vọt lên 83.900 nhân dân tệ (khoảng 290,7 triệu đồng).
上海墓地价格已经飞涨到83900元! pic.twitter.com/ycnfI0pvTK
— 开眼实验室 (@kaiyan_1) January 10, 2023
Tại thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, vì có quá nhiều xác chết trong lò hỏa táng và không có chỗ để chôn cất tro cốt, một nghĩa trang đã được xây dựng, “Một mộ bán hơn 80.000 nhân dân tệ”. Nhìn từng hàng dãy mộ mới, người quay video thốt lên: “Một tháng mà đã xây được bao nhiêu đây!”
2023年1月7日,浙江宁波
火葬场尸体烧不完,烧了又没地方葬,于是开始建墓地。视频拍摄者说一个穴位要卖8万以上。这就是报复性消费吗? pic.twitter.com/5vgdTmUu8m
— RICHARD FULL (@RICHARD08999364) January 7, 2023
Thiên Đức (t/h)
Từ khóa viêm phổi Vũ Hán COVID-19 Dịch bệnh ở Trung Quốc Dòng sự kiện ĐCSTQ kiểm duyệt Internet