Ngoại giới cho rằng “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” là án khai tử đối với “một quốc gia, hai chế độ” của Hồng Kông. Vài ngày trước, một số chính trị gia tiết lộ rằng phần lớn nội dung của dự luật này đã soạn xong. Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân Trung Quốc có thể sớm triệu tập một cuộc họp và hoàn tất quy trình lập pháp trong thời gian 2 tháng. Ngoài ra, Bộ An ninh Trung Quốc cũng có thể thành lập một cơ quan tại Hồng Kông để thu thập thông tin tình báo.

51
Một số chính trị gia cho hay, phần lớn nội dung “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” đã được soạn thảo. Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân Trung Quốc có thể hoàn tất quy trình lập pháp trong vòng hai tháng.  (Ảnh: Vision Times)

Thời báo Hoàn cầu Trung Quốc đưa tin, các thủ tục lập pháp được trình lên nghị sự của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân Trung Quốc, thường được xét duyệt sau ba lần họp (2 tháng một lần họp). Như vậy để xong hết các thủ tục cho “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” có thể mất 6 tháng.

Ngày 23/5, Nhật báo kinh tế Hồng Kông trích dẫn tin tức, “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” sẽ được hoàn thiện vào cuối tháng Sáu, và sẽ được ban hành trước tháng Chín.

Nhưng luật sư Hồng Kông Hoàng Anh Hào, đồng thời cũng là Ủy viên Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc cùng một chính trị gia Hồng Kông thân Bắc Kinh khác cho biết, nội dung của dự luật này đã qua bảy tám lần chỉnh sửa tới lui, cho nên ước tính thời gian xét duyệt cũng sẽ bị đẩy nhanh hơn. Ông Hoàng Anh Hào nói rằng Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc có thể triệu tập một cuộc họp tạm thời sau khi kết thúc “Lưỡng hội” và hoàn tất quy trình lập pháp chỉ trong vòng 2 tháng.

Ông cũng nói rằng nội dung của dự luật sẽ rất chi tiết, với các quy định pháp lý rõ ràng, chẳng hạn như quy định trường hợp nào là bao nhiêu năm tù và bao nhiêu tiền phạt sẽ được áp dụng… 

Không chỉ vậy, ông Hoàng Anh Hào còn chỉ ra, dự luật này còn có thể cho phép Bộ An ninh Trung Quốc thành lập các chi nhánh ở Hồng Kông để thu thập thông tin tình báo và liên lạc, thậm chí là quyền “trực tiếp chấp pháp”. Còn việc phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật hiện có của Hồng Kông như thế nào thì còn cần phải thảo luận thêm. 

Ông cũng cho biết, hiện tại Hồng Kông không có cơ quan phụ trách tình báo. Chi nhánh đặc biệt của Sở Cảnh sát Hồng Kông chịu trách nhiệm thu thập thông tin, đã bị giải tán vào những năm 90. Đối mặt với môi trường chính trị ngày càng phức tạp, Hồng Kông cần phải thành lập một cơ quan đặc biệt để giải quyết các vấn đề liên quan. “Trong tương lai, công việc này sẽ chủ yếu được thực hiện bởi Cơ quan An ninh Quốc gia tại Hồng Kông do Trung Ương ĐCSTQ điều động.”

 

Ngoài ra, Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu luật Đài Loan – Hồng Kông – Macao Đại học Khai Nam, ông Lý Hiểu Binh cho biết, “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” có thể tham khảo mô hình Macao trong việc thực thi, chỉ cho phép các thẩm phán và công tố viên Trung Quốc xử lý các vụ án liên quan đến an ninh quốc gia. 

Cả ông Hoàng Anh Hào và ông Lý Hiểu Binh đều cho rằng trong tương lai khi các thủ tục tư pháp áp dụng “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, các thẩm phán Hồng Kông sẽ phải ra các phán quyết theo đúng với luật của Đại Lục. Ông Lý Hiểu Binh còn chỉ ra rằng nếu thẩm phán nào cố gắng bất tuân theo luật, Ủy ban Trung ương ĐCSTQ chắc chắn sẽ áp dụng “các biện pháp khác”.

Tên đầy đủ của “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” là “Quyết định của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc về xây dựng kiện toàn chế độ luật pháp và cơ chế chấp hành nhằm duy hộ an ninh quốc gia khu hành chính đặc biệt Hồng Kông (Dự thảo)”, gồm 7 điểm nội dung chủ yếu nhắm vào 4 loại hành vi, bao gồm: lật đổ chính quyền quốc gia, chia rẽ quốc gia, hoạt động khủng bố và sự can thiệp của thế lực nước ngoài. 

Dự thảo này là một luật độc lập, ép thêm vào Phụ lục III của Luật cơ bản Hồng Kông, được ban hành mà không thông qua quy trình lập pháp của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông.

Năm 2003,  đã từng diễn ra cuộc biểu tình của 500.000 người phản đối ĐCSTQ cố gắng kiểm soát Chính phủ Hồng Kông thông qua điều 23 của Luật Cơ Bản. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi chủ quyền được chuyển sang Trung Quốc Đại Lục năm 1997.

Đến tháng 7/2019, Hồng Kông lại lần nữa phá kỷ lục với cuộc diễu hành “Chống luật dẫn độ” gây rúng động của 2 triệu người dân.

Mộc Lan

Xem thêm: