Tại Diễn đàn Quốc phòng Reagan thường niên ở California hôm 3/12, Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ (CIA) – bà Avril Haines cho biết ông Tập Cận Bình không muốn chấp nhận vắc xin phương Tây, bất chấp những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt từ đại dịch COVID, và hướng phát triển của các cuộc biểu tình gần đây có ảnh hưởng quan trọng đến địa vị cá nhân của ông.

57f3dd4fb27e58decca85aba109a8a28
Ông Tập Cận Bình tại Đại hội 20 của ĐCSTQ. (Ảnh: Cắt từ video CCTV)

Trong những ngày gần đây, số ca nhiễm COVID hàng ngày ở Trung Quốc đã đạt đến mức cao nhất trong lịch sử.

Các thành phố riêng lẻ đang thực hiện các bước để nới lỏng yêu cầu xét nghiệm axit nucleic và các quy tắc kiểm dịch, sau khi chính sách zero-COVID của ông Tập Cận Bình gây ra suy thoái kinh tế mạnh, và các cuộc biểu tình của người dân.

Báo cáo chỉ ra rằng nhiều nơi công cộng vẫn yêu cầu giấy chứng nhận axit nucleic âm tính. Vì vậy mọi người vẫn xếp hàng để làm xét nghiệm axit nucleic bằng chi phí của họ, để có thể đi làm.

Bà Haines nói rằng bất chấp tác động kinh tế và xã hội của virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), ông Tập Cận Bình vẫn “không muốn nhận vắc-xin tốt hơn từ phương Tây, thay vào đó họ dựa vào vắc-xin Trung Quốc – loại vắc-xin không hiệu quả đối với chủng Omicron như vắc-xin của phương Tây.”

Bà nói: “Việc chứng kiến ​​những cuộc biểu tình và phản ứng này đi ngược lại với những gì ông ấy muốn làm, tức là Trung Quốc có hiệu suất hơn nhiều về mặt chính phủ.”

“Một lần nữa, những gì chúng ta thấy cho đến nay không phải là mối đe dọa đối với sự ổn định, thay đổi chế độ hay bất cứ điều gì tương tự.”

Nhưng bà nói thêm: “Việc các cuộc biểu tình phát triển như thế nào trong tương lai là điều quan trọng đối với vị thế của ông Tập.”

Trung Quốc vẫn chưa phê duyệt bất kỳ loại vắc xin COVID-19 nước ngoài nào, thay vào đó họ chọn tiêm vắc-xin sản xuất trong nước.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những vắc-xin này không hiệu quả bằng một số vắc-xin nước ngoài. Các chuyên gia cho rằng điều này có nghĩa là việc nới lỏng các biện pháp phòng ngừa virus có thể đi kèm với rủi ro rất lớn.

Tuy nhiên vào tháng Năm, tiến sĩ Anthony Fauci, cố vấn y tế chính của Tổng thống Mỹ Biden, cho rằng chính sách zero-COVID Trung Quốc là một “thảm họa” khi đối mặt với đại dịch COVID-19. Ông nói một mực phong tỏa và đợi virus biến mất là không khả thi.

Nhà bình luận Nhan Đan từng nói: “Nếu con người không thể trở lại cuộc sống bình thường trong một thời gian dài, dẫu không phát điên, họ cũng sẽ có vấn đề về tâm thần, thậm chí mất kiểm soát bất cứ lúc nào.”

Khi đó, “hễ có người nói một lời trái ý, họ cũng sẽ chém chết người đó. Một số người bất mãn với xã hội, đã đến chỗ đông người chém giết cả những người mà họ không quen biết.”

“Ví dụ như ở Hắc Long Giang có người đến giết hàng xóm, ở Thâm Quyến có người chém người đi đường trên phố, ở Thượng Hải lại có kẻ giết người bừa bãi trong bệnh viện, ngay cả bác sĩ và trẻ em cũng không tha…,” ông nói.

“Nhiều người bị nhốt trong nhà và các tòa nhà cũng đang phải đối mặt với tình cảnh bi đát ‘không bùng phát trong cơn tuyệt vọng, thì sẽ chết trong tuyệt vọng’.

“Tin xấu là COVID-19 có thể không bao giờ biến mất. Tin tốt là chúng ta có thể chung sống bình thường với dịch bệnh”, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Gan Kim Yong, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Singapore Lawrence Wong và Bộ trưởng Bộ Y tế Ong Ye Kung cho biết hồi tháng 6/2021.

“Chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn COVID-19, nhưng chúng ta có thể biến nó thành dạng cúm mùa ít nguy hiểm hơn,” ông nói.

Vào đầu tuần này, Nhà Trắng cho biết Trung Quốc đã không yêu cầu vắc-xin từ Hoa Kỳ. Một quan chức Hoa Kỳ nói với Reuters rằng “hiện nay đừng mong đợi” rằng Trung Quốc sẽ chấp thuận một loại vắc-xin phương Tây.

“Việc Trung Quốc bật đèn xanh cho vắc-xin phương Tây vào thời điểm này có vẻ khá xa vời. Đó là vấn đề về niềm tự hào dân tộc, và nếu đi theo con đường này, họ sẽ phải chịu áp lực đáng kể,” vị quan chức này nói.

Vào tháng 11, tại Thường vụ Bộ Chính trị mới, lần đầu tiên ông Tập Cận Bình nhắc lại rằng ông sẽ kiên quyết thực hiện zero-COVID. Sau đó Chính phủ đã công bố 20 điều nới lỏng các phương thức phòng chống dịch.

Ông Trường Bình, cựu chuyên gia truyền thông cấp cao của Trung Quốc, kiêm nhà bình luận hiện đang sống ở Đức, nói với RFI rằng lý trí độc đoán của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thay đổi do hai yếu tố:

Một là sự phản kháng của người dân trong nước, gồm các cuộc biểu tình từ chỉ trích, đến vụ căng biểu ngữ phản đối trên cầu Tứ Thông, khiến người cầm quyền cảm thấy quyền lực của họ bị lung lay và “ổn định xã hội bị đe dọa”.

Thứ hai là áp lực quốc tế, áp lực giao lưu kinh tế và thương mại quốc tế, áp lực giám sát và những lời chỉ trích về nhân quyền của Trung Quốc.

Ông tin rằng chính sách zero-COVID của ĐCSTQ kết thúc hay thoái lui, đều phụ thuộc vào các yếu tố trên hơn là lương tâm của nhà cầm quyền.

Theo phân tích của ông Trường Bình, 20 điều được ban hành đánh dấu một số thay đổi trong phương thức chống dịch của Trung Quốc. Nhưng chính sách chống dịch của Trung Quốc không thay đổi, vì ĐCSTQ lợi dụng dịch bệnh nhằm tăng cường kiểm soát người dân.

Việc ra quyết định của ĐCSTQ không dựa trên khoa học, mà dựa trên “sự hợp lý độc đoán” của chính họ, tức là họ có thể kiểm soát người dân ở mức độ lớn hơn, trong khi không quên tính đến ổn định xã hội.

Họ không quan tâm quá nhiều đến thiệt hại kinh tế. Trong hơn 70 năm dưới sự thống trị của ĐCSTQ, có thời điểm nền kinh tế gần như suy sụp và họ đã “vượt qua tất cả”.

Điều họ thực sự quan tâm là kể từ khi các thành phố ở nhiều nơi bị đóng cửa, người dân đã kiên quyết phản đối dưới nhiều hình thức.

Ông đề cập rằng đặc biệt vào ngày 13/10, trước thềm Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, Bành Tái Chu, dũng sĩ của cầu Tứ Thông, đã căng 2 biểu ngữ lớn ở thủ đô Bắc Kinh – nơi được canh gác nghiêm ngặt.

Bên trái viết: “Không cần axit nucleic, cần lương thực; không cần phong tỏa, cần tự do; không cần dối trá, cần tôn nghiêm; không cần Cách mạng Văn hóa, cần cải cách; không cần lãnh tụ, cần bầu cử; không làm nô lệ, làm công dân.” Bên phải ghi: “Bãi khóa, bãi công, bãi chức quốc tặc Tập Cận Bình.”

Các khẩu hiệu của Bành đã gây được tiếng vang với công chúng ở Trung Quốc, trực tiếp chỉ thẳng vào ông Tập Cận Bình, người mà ông Trường Bình gọi là kẻ phản bội của chế độ độc tài. Có thể nói, tác động của sự kiện trên đối với chính quyền và đối với bản thân ông Tập Cận Bình là rất lớn.

Bình Minh (t/h)