Giang Trạch Dân qua đời, cư dân mạng: Vậy là dễ dãi quá cho ông ta
- Trí Đạt
- •
Vào ngày 30/11, sau khi thông tin về cái chết của cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân được công bố, đã thu hút sự chú ý của cư dân mạng người Hoa ở nước ngoài. Họ nói rằng ông ta cuối cùng cũng đã chết, còn có người cho rằng như vậy là dễ dãi quá cho ông ta.
Vào ngày 30/11, Tân Hoa Xã của ĐCSTQ cho biết cựu lãnh đạo của ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã qua đời tại Thượng Hải lúc 12:13 ngày 30/11.
Sau khi tin tức được công bố, nó đã nhanh chóng gây ra những cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội Twitter.
Cư dân mạng đã để lại bình luận: “Hung thủ hung tàn cuối cùng đã chết. Sứ giả của địa ngục sẽ chào đón ông”, “Đao phủ / kẻ giết người, vậy mà sống được 96 năm.”
“Cóc không còn nữa.” “Cuối cùng cũng chết! Tôi mong chờ hơn mười mấy năm!” “Cuối cùng cũng chết! Khắp nơi cùng chúc mừng! Tối nay ăn cơm phải ăn thêm hai bát.”
Một cư dân mạng khác nói: “Nhiệt liệt chúc mừng con cóc già xuống địa ngục! Trời diệt Trung Cộng.”
“Rất nhiều người ở bên trong bức tường (Trung Quốc Đại Lục) đang ăn mừng, đốt pháo, phát bao lì xì và mở những bài hát chúc mừng ngày tốt lành. Có người hy vọng rằng sẽ có nhiều ngày tốt lành như vậy…”
“Suy nghĩ đầu tiên của tôi là quá dễ dãi cho ông ta, so với những người tập Pháp Luân Công bị bức hại… À! Tôi quên mất rằng ở một thế giới khác có cửa địa ngục đang đợi ông ta, xuống địa ngục để bị cắt từng miếng thịt vậy.”
Ông Giang Trạch Dân là thủ phạm chính trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, bị Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc Đàn áp Pháp Luân Công ở nước ngoài điều tra. Ngày 10/6/1999, Giang thành lập “Phòng 610” để bức hại Pháp Luân Công. Vào ngày 20/7/1999, ông ta và ĐCSTQ đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên khắp Trung Quốc, sử dụng mọi thủ đoạn như bộ máy tuyên truyền của quốc gia và cỗ máy bạo lực để bức hại dã man những người tập Pháp Luân Công. Cuộc bức hại này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Rất nhiều người tập Pháp Luân Công đã bị giam giữ phi pháp, lao động cải tạo, bị kết án tù, bị đánh đập đến bị thương, đến chết, gia đình tan nát, vợ con ly tán.
Tập đoàn Giang Trạch Dân còn mổ cướp nội tạng của những người tập Pháp Luân Công, đây được gọi là “sự tà ác chưa từng có trên hành tinh này”.
Một cư dân mạng để lại bình luận “Bao nhiêu sinh mạng đã bị giết, bao nhiêu nội tạng đã bị cướp đi, tôi nói một cách đau thương: ‘Tại sao… tại sao [Giang Trạch Dân] lại chết muộn như vậy, tại sao lại chỉ có một [Giang Trạch Dân] chết!!!’”
“Cuối cùng cũng đã biến mất. Nạn buôn người và cấy ghép nội tạng gần đây cuối cùng cũng có thể ngừng một thời gian.”
“Đã thay đổi nội tạng quá nhiều, cuối cùng thì đã phản tác dụng.”
Vbloger YouTube nổi tiếng ở nước ngoài Chen Weiyu (Trần Vi Vũ) đã để lại bình luận: “Không đợi đến ngày đại thẩm phán nhân gian [mà đã chết], đúng là quá dễ dãi cho ông ta. Nhưng ở trong địa ngục, những gì cần phải trả thì không thể thiếu dù một chút nào.”
Một cư dân mạng khác bình luận: “Dễ dãi cho ông ta quá, con ác quỷ này sẽ xuống tầng thứ 19 của địa ngục và không bao giờ được siêu sinh và phải chịu đau đớn vô tận”.
Năm 2011 từng có tin đồn Giang chết, người dân đốt pháo ăn mừng
Vào tối ngày 6/7/2011, Đài truyền hình Châu Á với biệt danh là “Đài truyền hình trung ương Hồng Kông” đã dẫn đầu công bố tin “Giang Trạch Dân qua đời”. Tin tức này ngay lập tức trở thành tiêu điểm của dư luận trong và ngoài nước Trung Quốc. Trong những ngày tiếp theo, tin tức tiếp tục được lan truyền trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Vào thời điểm đó, Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, đã phủ nhận cái chết của Giang trong một bản tin bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, người dân ở Trung Quốc Đại Lục bày tỏ rằng họ sẽ tiếp tục đốt pháo để xua đuổi tà ma, hy vọng Giang sẽ chết.
Ngay sau khi tin Giang “chết” được tung ra, người dân Đại Lục đã gọi đó là “ngày đại hỷ”, và người dân cho rằng cái chết của Giang đáng tội. Ông ta chết tương đương với trừ hại cho dân.
Nhiều cư dân mạng bày tỏ sẽ “ra đường đốt pháo” ăn mừng. Sina Weibo liên tục có các bài đăng trên blog của cư dân mạng từ khắp nơi trên thế giới, phản ánh âm thanh của tiếng pháo ở các địa điểm của họ, bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang), Ngân Xuyên (Khu tự trị Ninh Hạ), Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến), Đức Châu (tỉnh Sơn Đông), Tân Hương (tỉnh Hà Nam), Thạch Gia Trang (tỉnh Hà Bắc), thành phố Thiết Lĩnh (tỉnh Liêu Ninh) và Nội Mông, Cam Túc, Vân Nam, v.v.
Một số cư dân mạng cho biết, pháo nổ và rượu sâm panh đã hết hàng trong những ngày đó.
“Ủy ban chuẩn bị kỷ niệm cái chết của Giang Trạch Dân” do người dân Hồng Kông khởi xướng đã được công bố trên Facebook. Một nhóm công dân Hồng Kông đã chạy đến cổng chính của Văn phòng Liên lạc Trung ương tại Hồng Kông vào đêm có thông tin Giang qua đời, mở sâm panh và nâng cốc chúc mừng Giang cái chết.
Vào ngày 6/7/2011, trang tin minghui.org ở nước ngoài đã đăng một bài báo do tác giả Fei Ming ký tên, “Mua pháo, đốt pháo”, kêu gọi tất cả những người có cảm giác chính nghĩa hãy ăn mừng cái chết của kẻ tàn bạo và vô liêm sỉ này.
Bài viết cho rằng bất kể Giang Trạch Dân đã chết hay còn sống, thời điểm tổ chức quốc khánh không còn xa, người dân Trung Quốc nên mua và đốt pháo để ăn mừng ngày diệt vong của tên lưu manh chính trị tà ác này.
Bài báo chỉ ra rằng kể từ ngày 20/7/1999, ĐCSTQ và tập đoàn lưu manh Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, rất nhiều thành viên gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp của những người tập Pháp Luân Công đã bị liên lụy và bức hại. Giang Trạch Dân, kẻ đầy tội ác, sẽ luôn bị người đời phỉ nhổ.
Ông Chương Thiên Lượng (Zhang Tianliang), một người phụ trách chuyên mục của tờ Epoch Times vào thời điểm đó, nói rằng tiếng pháo ăn mừng cái chết của Giang Trạch Dân vang dội khắp đất nước Trung Quốc, là một bằng chứng rõ ràng rằng ông ta đã mất lòng dân, cũng là một sự cổ vũ to lớn đối với những người đã bị áp bức trong một thời gian dài, nó cũng là sự khinh thường và phản kháng đối với ĐCSTQ.
Ông nói rằng bất kể tình hình hiện tại của Giang Trạch Dân như thế nào, chúng ta có thể nói rằng ông ta đã chết hoặc sắp chết một cái chết ô nhục dưới sự mắng mỏ, phỉ nhổ không ngừng của mọi người.
Ông Thạch Tàng Sơn (Shi Zangshan), một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc tại Washington, từng nói rằng việc nguyền rủa Giang Trạch Dân và mong ông ta chết đã trở thành dư luận hiện nay của người dân Trung Quốc.
Từ khóa Dòng sự kiện Giang Trạch Dân qua đời Pháp Luân Công Giang Trạch Dân