Học giả Mỹ: Bắc Kinh rơi vào bẫy nợ do chính mình tự đào
- Vương Quân
- •
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đưa ra kế hoạch “Một vành đai, một con đường” trên mặt trận quốc tế, và các nước đang phát triển có nền kinh tế mong manh đã rơi vào bẫy nợ. Ông Bùi Mẫn Hân (Pei Minxin), một học giả Mỹ nổi tiếng am hiểu về các vấn đề Trung Quốc, đã viết một bài phân tích trên Nikkei Asia, chỉ ra rằng Bắc Kinh đã cung cấp hàng trăm tỷ USD cho các nước nghèo trong 15 năm qua.
Hiện nay, những quốc gia nghèo này đang phải đối mặt với tình trạng vốn đầu tư chảy ra nước ngoài và thiếu lương thực, khiến việc trả các khoản vay của Trung Quốc ngày càng khó khăn, đồng thời cũng khiến Trung Quốc (ĐCSTQ) rơi vào bẫy nợ do chính mình tự đào. Tuy nhiên, trước mắt cũng không có lựa chọn nào tốt để trèo ra khỏi cái “hố tự đào” này.
Trong một bài bình luận được đăng trên Nikkei Asia, ông Bùi Mẫn Hân đề cập rằng cùng việc Nga xâm lược Ukraine, lạm phát cao, lãi suất tăng và suy thoái kinh tế sắp xảy ra ở Mỹ và châu Âu, nhiều nước nghèo đang phải đối mặt với những khó khăn kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Những quốc gia nghèo này, vốn đã vay hàng trăm tỷ đô la Mỹ trong 15 năm qua, hiện đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm vốn (nguồn vốn đầu tư chạy khỏi) và thiếu lương thực. Chính phủ của những quốc gia thu nhập thấp này thậm chí còn phát hiện ngày càng khó có thể trả được các khoản nợ của Trung Quốc, thậm chí một số quốc gia có khoản nợ (Trung Quốc) tích lũy chồng chất còn nhiều hơn những gì thấy trên bàn, ước tính rằng các khoản cho vay không tiết lộ của Trung Quốc dành cho các nước đang phát triển đã chiếm ít nhất 15% GDP của các nước này.
Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất đối với các nước nghèo này, và gần 2/3 các khoản vay của các nước này là dành cho cơ sở hạ tầng. Trong tình hình kinh tế suy thoái ngày nay, các dự án cơ sở hạ tầng đã được xây dựng như đường thu phí, bến cảng và nhà máy điện sẽ bị ảnh hưởng đến doanh thu do giảm lưu lượng và tiêu thụ điện, khiến khó có thể bù đắp để trả các khoản vay của Trung Quốc. Ngoài ra, vì các khoản vay của Trung Quốc thường dùng tài nguyên để làm thế chấp, nên rủi ro vỡ nợ trong thời kỳ suy thoái này sẽ tăng lên đáng kể. Nhu cầu giảm sẽ khiến giá hàng hóa chủ lực giảm, hiện giờ chỉ ngoại trừ giá năng lượng như dầu là tăng cao, những nhân tố này cũng khiến cho thu nhập cần thiết để trả nợ bị giảm.
Ông Bùi Mẫn Hân cho rằng trên thực tế, Bắc Kinh không có lựa chọn nào tốt để thoát khỏi hố tiền lớn mà họ đã tự đào, bởi vì trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, việc Trung Quốc gây áp lực trả nợ lên các chính phủ vỡ nợ như Sri Lanka là vô ích và thậm chí phản tác dụng. Bắc Kinh không chỉ bị mất tiền mà còn bị hủy hoại danh tiếng. Nếu các khoản nợ của các nước nghèo bị hủy bỏ hoàn toàn, sẽ dẫn đến thiệt hại lớn cho các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc, và chính quyền Bắc Kinh cuối cùng sẽ phải bù đắp. Do đó, ông Bùi Mẫn Hân đề nghị có thể miễn giảm các khoản nợ của các nước nghèo nhất. Đầu tiên. Đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp ở châu Phi cận Sahara, nơi chiếm khoảng một nửa các khoản cho vay ở nước ngoài của Trung Quốc, nếu Bắc Kinh có kế hoạch xóa phần lớn nợ, thì có thể ưu tiên cân nhắc đến các nước này.
Ông Bùi Mẫn Hân nói thêm rằng Trung Quốc cũng có thể lựa chọn cơ cấu lại các khoản nợ, giảm lãi suất và tạm ngừng trả nợ, hoặc thậm chí kéo dài thời hạn cho vay, để tránh nguy cơ vỡ nợ. Đồng thời, Trung Quốc nên hợp tác với các nhà tài trợ và chủ nợ quốc tế khác để giúp các nước đang phát triển vượt qua cơn bão kinh tế toàn cầu sắp ập đến. Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu hiện nay do Nga xâm lược Ukraine đã khiến lạm phát tăng vọt. Cùng với việc nền kinh tế thế giới đang bị bao phủ bởi nhiều mây mù, Trung Quốc nên chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng nợ mà họ đã tạo ra, bây giờ là cơ hội tốt nhất cho Trung Quốc, nhưng điều trớ trêu là kẻ gây ra những vấn đề này cũng lại chính là ĐCSTQ.
Sri Lanka đã trở thành một điển hình cho “chính sách ngoại giao bẫy nợ” của ĐCSTQ
Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa ra sáng kiến “Vành đai và Con đường” để mở rộng ảnh hưởng. Trong quá trình này, liên tiếp có các tranh cãi liên quan đến sáng kiến này và một số nước tham gia đã rơi vào bẫy nợ. Theo báo cáo của Nikkei, Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát các dự án cơ sở hạ tầng cao cấp của Sri Lanka, làm dấy lên lo ngại rằng nước này sẽ sớm trở thành thuộc địa của Trung Quốc.
Năm 2017, Sri Lanka không có khả năng trả số tiền nợ Trung Quốc, và “cho Trung Quốc thuê” cảng nước sâu phía nam Hambantota trong thời hạn 99 năm. Nhưng sau khi đất nước này thay đổi chính quyền, chính phủ mới của tân Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa muốn hủy bỏ hợp đồng này với lý do lợi ích quốc gia.
Cảng Hambantota nằm cách thủ đô Colombo 240 km về phía đông nam và ở cực nam của Sri Lanka. Kế hoạch phát triển này là điểm nhấn trong thành tựu chính trị của cựu tổng thống. Ông đã dựa vào khoản vay lên tới 85% mà Trung Quốc cung cấp để hoàn thành giai đoạn đầu tiên vào năm 2010, nhưng hiệu quả hoạt động của cảng không được như mong đợi. Tờ Nikkei Asia cho rằng Cảng Hambantota đã trở thành một đại diện tiêu biểu cho “chính sách ngoại giao bẫy nợ” của ĐCSTQ.
Vào tháng Tư năm nay, Sri Lanka đã chính thức tuyên bố rằng “tất cả các khoản nợ nước ngoài không thể trả được” khi đó, tổng số nợ nước ngoài của nước này được tính toán lên tới 51 tỷ USD. Các khoản vay cho “công trình cơ sở hạ tầng” liên quan đến Trung Quốc chiếm khoảng 10%, từ cảng mới đến sân bay, đường cao tốc, v.v., một số dự án đã bị chỉ trích vì bị bỏ không, không được sử dụng. Vào thời điểm đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã dùng phương thức “chơi thái cực quyền” (nói một cách mập mờ, đưa đẩy trách nhiệm) để tuyên bố rằng hai nước luôn hiểu và ủng hộ nhau, và Trung Quốc đã và đang giúp Sri Lanka phát triển kinh tế và xã hội trong khả năng của mình, và sẽ tiếp tục làm như vậy trong tương lai. Tuy nhiên phía Trung Quốc không trả lời cụ thể về cách giúp Sri Lanka.
Nikkei Asia tiết lộ, trong thời kỳ nội chiến Sri Lanka, Trung Quốc tham gia bán vũ khí lên tới 1,8 tỷ USD; sau khi nội chiến kết thúc, Trung Quốc (ĐCSTQ) còn tuyên bố giúp đỡ xây dựng cơ sở hạ tầng, trong khi khoản vay 5 tỷ USD có lãi suất bình quân lên đến 3,3%, gần gấp 5 lần lãi suất cho vay của Nhật Bản; đồng thời, ĐCSTQ còn lợi dụng danh nghĩa “Một vành đai, một con đường“, để “đầu tư” 1,4 tỷ USD, và có kế hoạch thực hiện các dự án khai hoang gần bờ biển Colombo để xây dựng một trung tâm kinh doanh hiện đại, với ý đồ để Bắc Kinh nắm trong tay các nguồn tài nguyên chiến lược của Ấn Độ Dương.
Từ khóa sáng kiến 'Vành đai và Con đường' Sri Lanka Một vành đai một con đường Dòng sự kiện bẫy nợ của Trung Quốc