Hội nghị thượng đỉnh và hành trình tuần tra qua biển Đài Loan của tàu Mỹ
- Trí Đạt
- •
Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un cùng tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại thủ đô Hà Nội, Việt Nam, tuy nhiên trước khi diễn ra hội nghị này, hai tàu hải quân của Mỹ lặng lẽ đi qua eo biển Đài Loan. Có lẽ đây chỉ là sự trùng hợp, nhưng về ngoại giao, kiểu trùng hợp này là rất hiếm xảy ra. Hai sự kiện đồng thời diễn ra đã cho thấy tình hình ở Tây Thái Bình Dương và sách lược của Mỹ có biến đổi lớn trong 50 năm qua.
Nửa thế kỷ trước, Mỹ lún sâu vào chiến tranh Việt Nam mà không thể thoát thân, khi đó, Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc đang trở nên điên cuồng, Tổng thống Richard Nixon muốn tìm cách để Trung Quốc dừng chi viện chiến tranh nhằm kết thúc chiến tranh tại Việt Nam, đồng thời cũng yêu cầu Liên Hiệp Quốc kiềm chế Liên Xô. Theo kịch bản này, chính quyền Tưởng Giới Thạch không có năng lực “phản công Đại lục” nhưng đã kiểm soát được Đài Loan, sau đó xung kích đầu tiên mà chính quyền Tưởng Giới Thạch gặp phải đó là Mỹ hủy bỏ các cuộc tuần tra theo định kỳ ở vùng eo biển Đài Loan.
Không ai có thể tưởng tượng được, nửa thể kỷ sau, Tổng thống Mỹ lại bay đến thủ đô của Việt Nam để tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Bắc Triều Tiên; năm 1969, Mỹ tuyên bố dừng tuần tra định kỳ ở khu vực eo biển Đài Loan vì “lý do kinh tế”, nhưng nay lại khôi phục một cách “hữu thực vô danh”!
Tình hình thế giới mới mà Mỹ phải đối mặt, có nguyên nhân nằm ở Trung Quốc tự nhận “trỗi dậy”, với ý đồ phá vỡ trật tự quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ 2 và xưng bá trong khu vực. Theo cách nói của Phó Tổng thống Mỹ Pence: Trung Quốc muốn đẩy Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương, đồng thời ngăn cản Mỹ viện trợ đồng minh.
Hành vi xưng bá của Trung Quốc dưới thời ông Tập Cận Bình lãnh đạo, bao gồm nhanh chóng tăng thêm quân bị, bất chấp quy tắc luật pháp quốc tế, không giữ cam kết với Mỹ xây dựng căn cứ quân sự trên Biển Đông, liên tục dùng máy bay và tàu chiến quấy nhiễu quần đảo Điếu Ngư Đài và đảo Bành Hồ Đài Loan, chi khoản tiền mập mờ cho “Một vành đai, Một con đường”, xâm lược kinh tế, mở rộng chế độ độc tài của mình, gây ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử dân chủ bao gồm cả Mỹ và Đài Loan, Trung Quốc tự biến mình thành kẻ tạo phiền phức.
Nhưng Trung Quốc không tiếc phá rối, dám xưng bá là có một phần nguyên nhân do Mỹ phán đoán sai ý đồ của Trung Quốc, hoặc như lời của học giả Michael Pillsbury đã nói, Mỹ bị Trung Quốc lừa gạt. Tổng thống Nixon đã kết giao với Trung Quốc để kết thúc chiến tranh Việt Nam và kiềm chế Liên Xô, nhưng ông Henry Kissinger (cựu cố vấn An ninh quốc gia Mỹ) từng nhắc nhở Tổng thống Nixon: 20 năm sau, Mỹ có thể cần lôi kéo Liên Xô để kiềm chế Trung Quốc.
Sau khi Liên Xô giải thể, ông Nixon cũng biết rằng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc thiếu cơ sở ổn định, nên đã dồn sức để phát triển quan hệ thương mại hai nước, sau đó, cộng đồng doanh nghiệp và một số học giả có được lợi ích từ Trung Quốc, bèn lấy cớ rằng giao thiệp kinh tế có thể khiến Trung Quốc tự do hóa, và hòa hoãn quan hệ đối ngoại để liên tục dành ưu đãi ngoại lệ cho Trung Quốc, khiến Trung Quốc thu hút đầu tư nước ngoài, tiến hành thương mại không công bằng, đồng thời lừa gạt đánh cắp công nghệ Mỹ, có được thặng dư ngoại thương khổng lồ.
Trung Quốc không hề có ý trở thành thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, và cũng không muốn thay đổi cải cách thể chế, trong tình huống không có ngoại lực uy hiếp, đã mặc ý dùng mánh khóe bịp bợm, cạnh tranh không công bằng, “xâm lược kinh tế” để trở nên giàu có, mua sắm quân bị. Miệng thì kêu rằng Thái Bình Dương có thể dung nạp được 2 nước lớn, nhưng lại cực lực bài xích Mỹ. Chính quyền Mỹ mấy nhiệm kỳ trước (trước nhiệm kỳ của ông Trump) không chịu thừa nhận sự sai lầm và thất bại trong chính sách của mình, mặc cho Trung Quốc bành trướng, đến khi ông Trump nắm quyền, rốt cuộc ông cũng nhìn rõ được ý đồ và thực lực của Trung Quốc, trực tiếp thách thức kinh tế Trung Quốc, cũng như mạnh mẽ đối kháng với ý đồ bá quyền của Trung Quốc.
Ông Trump định vị Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh của Mỹ, chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương kết hợp với các nước dân chủ trong khu vực này, để đối kháng với dã tâm bá quyền qua “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc; trực tiếp đối thoại với Bắc Triều Tiên đã loại bỏ vai trò cầu nối của Trung Quốc. Trump xuất hiện tại Hà Nội để đàm phán với Kim Jong-un, và việc tàu chiến Mỹ 5 lần đi qua eo biển Đài Loan trong vòng 8 tháng qua, chính là việc Mỹ đang thực hiện sách lược mới của mình.
Đối với việc tàu chiến Mỹ tuần tra quanh eo biển Đài Loan, những người đồng hành với Trung Quốc không khỏi nói xấu Mỹ, nói những lời trong mơ rằng Mỹ không đáng dựa dẫm, Đài Loan đừng trở thành quân cờ của Mỹ, họ thà ký kết “hiệp ước hòa bình với Trung Quốc”. Những người này lại không biết rằng năm xưa ông Tưởng Giới Thạch đã rất lo lắng khi Mỹ hủy bỏ tuần tra định kỳ eo biển Đài Loan.
Năm 1969, vì lí do dự toán thiếu, Hải quân cần cắt giảm 100 tàu chiến nên chính quyền Nixon quyết định loại bỏ 2 chiếc tàu cũ dùng để tuần tra định kỳ tại khu vực eo biển Đài Loan, Tưởng Giới Thạch cũng vì thế mà lo lắng rằng hành động này của Mỹ có thể khiến Trung Quốc phán đoán sai từ đó dùng vũ lực tấn công Đài Loan. Sau đó, ông Tưởng Giới Thạch đã yêu cầu Mỹ cần cân nhắc kỹ lại, nếu vẫn giữ quyết định loại bỏ 2 tàu tuần tra đó, thì cần bán tàu ngầm và chiến cơ F-4 để bù đắp, nhưng Mỹ chỉ nhắc lại rằng không thay đổi chính sách, cam kết phòng vệ không thay đổi, năng lực tuần tra không thay đổi.
Hiện tại tàu chiến Mỹ lại tiếp tục đi qua eo biển Đài Loan với tần suất nhiều như thế, về mặt quốc tế cũng chính là “tuần tra”, để đáp trả việc Trung Quốc thách thức bằng cách liên tục dùng chiến đấu cơ, tàu chiến đi qua Đài Loan, phía Mỹ đã ra thông tin rất rõ ràng cho Bắc Kinh: Xét đến lợi ích của Mỹ và quy định trong Đạo luật quan hệ Đài Loan (Taiwan Relations Act), Mỹ sẽ giữ thực lực tại Tây Thái Bình Dương, để đảm bảo hòa bình trên eo biển Đài Loan và an toàn của Đài Loan, giúp Đài Loan có thể kháng cự lại sự ép bức của Trung Quốc.
Mỹ chịu thiệt hại bởi Trung Quốc có ý đồ lèo lái dư luận Mỹ, can dự vào bầu cử Mỹ, Mỹ cũng biết được chính quyền Bắc Kinh càng muốn can dự vào bầu cử tại Đài Loan, do đó không muốn đợi đến xảy ra khủng hoảng rồi mới điều tàu chiến đi tuần, và hiện tại Mỹ bèn bình thường hóa việc tuần tra cũng như đảm bảo bầu cử tự do dân chủ của Đài Loan không bị bên ngoài can dự.
Mỹ vẫn duy trì hiện trạng chính sách đối với eo biển Đài Loan, nói rằng “không ủng hộ trưng cầu dân ý về việc Đài Loan độc lập”, nhưng đã từng bước nâng cao quan hệ với Đài Loan, đồng thời mạnh mẽ đáp trả hành vi mang tính xâm lược của Trung Quốc; tàu chiến tuần tra eo biển Đài Loan chính là dựa vào Đạo luật quan hệ Đài Loan, quyết tâm và năng lực đảm bảo người Đài Loan tránh bị uy hiếp, là một tiêu chí quan trọng trong tiến triển của quan hệ Mỹ – Đài Loan.
Theo Liberty Times
Xem thêm:
Từ khóa Đài Loan Hội nghị Trump - Kim tàu chiến Mỹ