Hơn 100 nhà lập pháp trên thế giới kêu gọi trả tự do cho ông Lê Trí Anh
- Trí Đạt
- •
Ông trùm truyền thông Hồng Kông Lê Trí Anh (Jimmy Lai) đã làm chứng bằng tiếng Anh hôm thứ Năm (21/11) trong một phiên tòa xét xử liên quan đến Luật An ninh Quốc gia mang tính bước ngoặt. Lê Trí Anh nhấn mạnh ông phản đối bạo lực và cố gắng bảo vệ các quyền cơ bản bằng cách kêu gọi kháng nghị, nhưng không kích động hận thù đối với Trung Quốc và chính quyền Hồng Kông. Hơn 100 thành viên quốc hội trên thế giới đã lên án chính quyền Trung Quốc và Hồng Kông, đồng thời kêu gọi thả ông Lê Trí Anh.
Hơn 100 nghị viên trên thế giới: Hãy để ông Lê Trí Anh về nhà
Phiên tòa xét xử ông Lê Trí Anh, người bị cáo buộc vi phạm Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông được khởi động lại vào thứ Tư (ngày 20/11). Có tới 118 thành viên quốc hội từ 24 quốc gia đã ký một bức thư ngỏ, yêu cầu chính quyền Trung Quốc và Hồng Kông thả ông Lê Trí Anh ngay lập tức và vô điều kiện
Bức thư chung được dẫn đầu bởi bà Alicia Kearns, một thành viên của Đảng Bảo thủ Anh tại Hạ viện, có sự tham gia của các nghị sĩ từ Anh, Canada, Úc, và nhiều quốc gia châu Âu khác và Nghị viện Châu Âu.
Bức thư chung lên án “việc tiếp tục giam giữ tùy tiện và xét xử không công bằng” đối với công dân Anh Lê Trí Anh, đồng thời chỉ ra rằng ông đã bị biệt giam trong nhà tù có mức độ bảo vệ cao nhất của Hồng Kông trong gần 4 năm, sức khỏe của ông đang xấu đi, hơn nữa do các sáng kiến về nhân quyền, dân chủ và cả công tác báo chí mà ông bị chính quyền xét xử với tội danh “vô căn cứ”.
“Bản thân phiên tòa đã đầy bất công, do các thẩm phán được tuyển chọn kỹ lưỡng phụ trách, họ đã sử dụng bằng chứng thu được qua tra tấn để đối phó với ông ấy, hơn nữa các cuộc thẩm vấn đã bị cò cưa trong thời gian dài.”
Những người tham gia ký vào thư ngỏ đã yêu cầu chính quyền Trung Quốc và Hồng Kông trả tự do cho ông Lê Trí Anh ngay lập tức và vô điều kiện, “để ông ấy trở về Vương quốc Anh trước khi quá muộn”, đồng thời thư ngỏ cũng trích dẫn các ý kiến liên quan do Nhóm làm việc của Liên Hợp Quốc về giam giữ tùy tiện đưa ra vào thứ Sáu tuần trước (ngày 15/11). Ý kiến cho rằng ông Lê Trí Anh bị giam giữ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận, hội họp và lập hội một cách hợp pháp, việc giam giữ ông Lê Trí Anh là vi phạm “Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị”.
Nhóm công tác của Liên Hợp Quốc tin rằng ông Lê Trí Anh không nên bị xét xử, bày tỏ sự kinh ngạc khi ông bị biệt giam trong một thời gian dài, đồng thời kêu gọi chính quyền Hồng Kông trả tự do cho ông và tiến hành một cuộc điều tra độc lập toàn diện.
Lê Trí Anh phủ nhận việc cố gắng kích động hận thù đối với chính phủ
Ông Lê Trí Anh (76 tuổi), là công dân Anh và Hồng Kông, đồng thời là người sáng lập tờ báo ủng hộ dân chủ Apple Daily, hiện đã đình bản tại Hồng Kông. Ông được coi là một trong những tù nhân được chú ý nhất kể từ khi ĐCSTQ thực thi Luật An ninh Quốc gia vào tháng 6/2020.
Trong cùng tuần mà ông Lê Trí Anh ra tòa làm chứng, một tòa án Hồng Kông cũng đã kết án 45 nhà hoạt động dân chủ hàng đầu với mức án tù cao nhất lên tới 10 năm theo cùng một đạo luật.
- Ông Lê Trí Anh phủ nhận kích động Hồng Kông và Đài Loan độc lập
- Mỹ, Anh, Úc, EU, và Đài Loan lên án “vụ án 47 người” ở Hồng Kông
Trong quá trình thẩm vấn tại tòa, ông Lê Trí Anh được hỏi về 3 bài viết, trong đó có một bài ông viết năm 2019 cảnh báo người dân rằng nếu Luật Dẫn độ được thông qua, một “vụ thảm sát Lục Tứ” khác có thể xảy ra ở Hồng Kông (vụ thảm sát ngày 4/6/1989, đề cập đến việc quân đội ĐCSTQ sát hại những người biểu tình là học sinh, sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn và các khu vực lân cận ở Bắc Kinh).
Lê Trí Anh nói trước tòa rằng ông lo ngại rằng nền pháp quyền ở Hồng Kông sẽ bị suy yếu nếu luật đề xuất cho phép dẫn độ người sang Trung Quốc Đại Lục được thông qua, vì vậy ông kêu gọi người dân ra đường kháng nghị. Ông đã phủ nhận việc cố gắng kích động hận thù đối với Chính phủ Trung Quốc.
Ông nói trước tòa: “Tôi chỉ thuyết phục họ ra ngoài và biểu tình. Không, tôi không yêu cầu họ (thù hận). Các vị biết đấy, không có sự thù hận ở đây, không có sự thù hận ở đây.”
Trước đó, Lê Trí Anh bác bỏ cáo buộc cho rằng ông thông đồng với các lực lượng nước ngoài (chủ yếu là Mỹ) để “áp đặt các biện pháp trừng phạt hoặc phong tỏa, hoặc tham gia vào các hoạt động thù địch khác” chống lại chính quyền Hồng Kông và Trung Quốc.
Ông đã không nhận tội đối với 2 tội thông đồng với các thế lực nước ngoài và một tội xuất bản tài liệu mang tính kích động. Theo Luật An ninh Quốc gia của ĐCSTQ, ông có thể phải đối mặt với án tù chung thân nếu bị kết án.
Ông đã bị biệt giam kể từ tháng 12/2020.
Ủng hộ các cuộc biểu tình ôn hòa và phản đối mọi hình thức bạo lực
Hôm thứ Năm (ngày 21/11), Lê Trí Anh cũng được hỏi về một loạt tin nhắn mà ông viết và đăng trên mạng xã hội WhatsApp trước khi Luật An ninh Quốc gia được ban hành vào năm 2020. Các thông điệp liên quan đến lệnh hành chính của Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ông Donald Trump nhằm mục đích thu hồi các đãi ngộ đặc biệt mà Mỹ dành cho Hồng Kông, để đáp trả các hành động áp chế quyền tự trị của Hồng Kông mà chính quyền Hồng Kông đang thực thi.
Ông Lê Trí Anh thừa nhận đã gửi bản sao sắc lệnh hành chính này cho đồng nghiệp và bạn bè qua WhatsApp. Vào thời điểm đó, Tổng thống Trump cũng cho biết các biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng đối với những người đứng sau cuộc đàn áp.
Ông Lê Trí Anh phủ nhận việc yêu cầu bà Chan Pui-man, cựu phó nhà xuất bản của Apple Daily, lập một “danh sách đen” các quan chức Hồng Kông nên chịu lệnh trừng phạt.
Khi được hỏi liệu ông có yêu cầu cựu Chủ tịch Đảng Dân chủ Lý Vĩnh Đạt (Lee Wing-tat) lập một danh sách như vậy hay không, ông nói trước tòa: “Cáo buộc này là ăn nói lung tung”.
Vào ngày đầu tiên làm chứng trước tòa, ông Lê Trí Anh phủ nhận việc cố gắng sử dụng các mối quan hệ quốc tế của mình để gây ảnh hưởng đến các chính phủ, bao gồm cả Mỹ, về chính sách của họ đối với Trung Quốc và Hồng Kông.
Ông cũng nói trước tòa rằng tuy ủng hộ các cuộc biểu tình ôn hòa nhưng ông phản đối mọi hình thức bạo lực.
Ông cũng nói rằng ông tham gia vào ngành báo chí vì tin vào các giá trị cốt lõi của Hồng Kông, cụ thể là nhà nước pháp quyền và khát vọng tự do.
Ông nói: “Mọi người càng nắm được nhiều thông tin, tình huống được hiểu ngày càng nhiều thì ngày càng tự do.”
Chính phủ Mỹ lên án việc ĐCSTQ truy tố ông Lê Trí Anh và kêu gọi trả tự do cho ông. Với việc ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng vào tháng Một năm sau, vụ án của ông Lê Trí Anh Lai có thể trở thành một trong những tâm điểm xích mích giữa Mỹ và Trung Quốc.
Người dân Hồng Kông xếp hàng suốt đêm để thể hiện sự ủng hộ
Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), vào ngày xét xử vụ án ông Lê Trí Anh, người dân Hồng Kông đã xếp hàng suốt đêm để chờ được tham dự phiên tòa để thể hiện sự ủng hộ của mình. Trong số đó, nhiều người ủng hộ đảng Dân chủ đã thức trắng đêm, chịu mưa gió và thời tiết lạnh giá, ngủ ngoài trời trước Tòa án Quận Tây Cửu Long, họ chờ đợi để có chỗ ngồi trong phòng xử án, với hy vọng thể hiện sự ủng hộ đối với người sáng lập Next Digital – ông Lê Trí Anh.
Bà Trần, người xếp đầu hàng, đã được giới truyền thông phỏng vấn và cho biết bà rất vui khi được xếp đầu hàng. Bà nói, mong được gặp ông Lê Trí Anh lai tại khán phòng của sân chính. Bà nói: “Họ (những người giả danh đang xếp hàng) hôm nay luôn mặc đồ đen và che mặt (black bloc), bạn có thể thấy rằng tất cả bọn họ đều che mặt. Giờ chúng tôi (những người muốn tham dự phiên tòa) hy vọng có thể chiếm được nhiều chỗ ngồi hơn (ở phòng xử án chính), mỗi người chúng tôi chỉ mong được ông Lê Trí Anh nhìn thấy mà thôi.”
Bà cho biết mình là độc giả trung thành của Next Media từ khi còn nhỏ, than thở rằng vào tháng 6/2021, quỹ hoạt động của Next Media đã bị đóng băng và các ấn phẩm của hãng như Apple Daily buộc phải ngừng xuất bản. Bà cho rằng chỉ một số phương tiện truyền thông trực tuyến và mạng xã hội ở Hồng Kông mới có thể cung cấp thông tin đáng tin cậy.
Cảnh sát Hồng Kông đã tăng cường an ninh gần Tòa nhà Tòa án Sơ thẩm Tây Cửu Long trong những ngày gần đây. Họ đã dựng hàng rào chắn bằng sắt để ngăn chặn các vụ va chạm ô tô bên ngoài tòa nhà, đồng thời điều động một lượng lớn cảnh sát mặc đồng phục để theo dõi tình hình những người xếp hàng.
Mỹ tuyên bố áp đặt các hạn chế về thị thực đối với các quan chức Hồng Kông
Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Hồng Kông và Macao đã nhanh chóng lên tiếng chỉ trích ngay trong ngày sau khi 3 thẩm phán của Tòa án Cao cấp, được chỉ định theo Luật An ninh Quốc gia, đưa ra bản án. Bộ Ngoại giao Mỹ sau đó đã đưa ra tuyên bố vào thứ Ba (19/11) theo giờ địa phương, phần tiêu đề đã mô tả bản án này là không công bằng, tiếp đó là lên án mạnh mẽ và tuyên bố rằng để đáp lại, Bộ Ngoại giao đang hành động để áp đặt các hạn chế cấp thị thực mới đối với một số quan chức chính quyền Hồng Kông thực thi Luật An ninh Quốc gia, đồng thời sẽ tiếp tục giám sát việc thực thi Luật An ninh Quốc gia.
Theo tuyên bố, các hạn chế về thị thực dựa trên Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch. Theo các điều khoản liên quan, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ có thể cấm bất kỳ ai vào hoặc tổ chức các hoạt động tại Mỹ với lý do tránh gây ra những hậu quả ngoại giao tiêu cực nghiêm trọng.
Mỹ kêu gọi chính quyền Hồng Kông trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho 45 nhà hoạt động dân chủ bị kết án và các tù nhân chính trị khác bị giam giữ trong hoàn cảnh tương tự. Mỹ cũng cho rằng những hình phạt khắc nghiệt nêu trên đã làm suy yếu niềm tin của thế giới bên ngoài đối với hệ thống tư pháp của Hồng Kông, làm suy yếu danh tiếng của Hồng Kông như một thành phố quốc tế. Bộ Ngoại giao Mỹ một lần nữa kêu gọi Chính phủ Trung Quốc và Hồng Kông tuân thủ sự độc lập tư pháp của Hồng Kông, ngừng sử dụng Luật An ninh Quốc gia mơ hồ để bịt miệng những người bày tỏ bất đồng chính kiến một cách ôn hòa, khôi phục sự cởi mở, điều rất quan trọng cho sự thành công của Hồng Kông.
Vào tối thứ Tư (20/11) theo giờ địa phương, chính quyền Hồng Kông đã đáp trả mọi chỉ trích đối với tuyên bố mà tòa án đưa ra hôm 19/11, cho rằng “các cơ quan chính phủ và quan chức từ một số nước Mỹ và phương Tây (bao gồm cả Vương quốc Anh, Liên minh Châu Âu, Úc và Canada, v.v), các tổ chức chống ĐCSTQ, các chính trị gia chống ĐCSTQ, truyền thông nước ngoài, v.v”, đã mượn cớ việc kết án vụ 45 người “âm mưu lật đổ quyền lực nhà nước”, để bôi nhọ và tấn công ác ý đối với Hồng Kông, chính quyền Hồng Kông lên án và phản đối mạnh mẽ việc này. Người phát ngôn chính quyền Hồng Kông nhấn mạnh, vụ án này liên quan đến nỗ lực nhằm lật đổ quyền lực nhà nước, gây nguy hại cho an ninh quốc gia, nó “không liên quan gì đến các sáng kiến tự do và dân chủ”; người bị định tội là “đúng người đúng tội”, và có chứng cứ không thể chối cãi.
Người phát ngôn của chính quyền Hồng Kông cũng chỉ ra rằng các hạn chế thị thực mới do Mỹ đề xuất là những hành động chính trị hèn hạ, “cố gắng đe dọa nhân viên của đặc khu kiên quyết bảo vệ an ninh quốc gia, công khai can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và Hồng Kông”, nhưng chính quyền Hồng Kông “coi thường” các cái gọi là”lệnh trừng phạt” này, và sẽ tiếp tục thực hiện trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia. Phát ngôn viên nhấn mạnh rằng mọi quốc gia đều có luật bảo vệ an ninh quốc gia của mình, nhưng những cá nhân và tổ chức chống Trung Quốc lại nói những lời lẽ mâu thuẫn, và phóng đại, đó là sự “đạo đức giả, hai mặt”, yêu cầu họ ngay lập tức ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và Hồng Kông.
Từ khóa Hồng Kông Lê Trí Anh Jimmy Lai