Hồng Kông: Nguy cơ chưa có tiền lệ, Carrie Lam tính kế tái nhiệm trong bước đường cùng
- Hoài Quất
- •
Gần đây, Đại hội đại biểu nhân dân Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua quyết định sửa đổi phương thức bầu cử hiện tại của Hồng Kông. Phương thức bầu cử mới đưa vào cơ chế tuyển chọn sàng lọc ứng viên nhằm loại bỏ phe dân chủ chống Bắc Kinh. Một trong những vấn đề hiện được chú ý là liệu bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) có tái nhiệm không và hướng đi của tình hình xã hội Hồng Kông trong bối cảnh mới thế nào.
Học giả Hồng Kông và nhà bình luận thời sự Chung Kiến Hoa (Chung Kim-wah) có phân tích, đối với Lâm Trịnh Nguyệt Nga nếu không tái nhiệm được thì sẽ bị tính sổ, còn Hồng Kông hiện đang trong tình trạng “hết thuốc cứu” vì đã bùng phát làn sóng di cư và thoái vốn ra nước ngoài, đang diễn biến khủng hoảng chưa từng có trên thị trường bất động sản và chứng khoán.
Lâm Trịnh Nguyệt Nga sẽ rơi vào ngõ cụt nếu không tái nhiệm
Theo ông Chung Kiếm Hoa, nếu bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga không tái nhiệm chắc chắn sẽ bị các phe phái kết tội về các vấn đề chính trị, kinh tế và sinh kế của người dân. Do đó, phương án tốt nhất đối với bà ta là tái đắc cử Trưởng Đặc khu. Để tranh giành, bà ta sẽ tiếp tục duy trì hình ảnh là đại diện của Bắc Kinh tại Hồng Kông, tiếp tục làm con rối phục vụ Bắc Kinh, thậm chí sẵn sàng lôi những Trưởng Đặc khu tiền nhiệm ra phê phán và xuyên tạc.
Các Trưởng Đặc khu của Hồng Kông trước đây đều do Trưởng Đặc khu đầu tiên Đổng Kiến Hoa (Tung Chee-hwa) tiến cử, nhưng hiện nay ông Đổng Kiến Hoa đã quá già không còn đủ sức can dự chính trị, nên bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga không sợ làm mất lòng ông ấy, chỉ cần khéo léo xử lý là ổn.
Trưởng Đặc khu thứ hai Tăng Âm Quyền (Donald Tsang) đã có ơn dìu dắt bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga. Khi bà Lâm còn là Giám đốc Văn phòng Kinh tế và Thương mại Hồng Kông tại London (Anh), nếu vào năm 2006 ông ấy không đưa bà từ Anh trở lại Hồng Kông thì bà ta không có con đường thăng tiến cao như sau này.
Năm 2015, ông Tăng Âm Quyền bị “Ban Liêm chính” truy cứu vì tội hành xử không phù hợp đối với hai nhân viên công vụ. Khi đó, bà Lâm đã lên tiếng cho ông Tăng, nhưng sau đó khi bà ta biết điều ông Tăng làm vì Bắc Kinh thì đã im lặng. Ngày nay, khi ông Tăng Âm Quyền không còn ảnh hưởng chính trị nữa thì bà Lâm có thể thoải mái “rút ván”. Qua điều này cũng cho thấy con người của bà Lâm là như thế nào.
Về Trưởng Đặc khu thứ ba, ông Lương Chấn Anh (Leung Chun-ying), thì càng bị bà Lâm tấn công hung bạo. Mới đây, xảy ra chuyện ông Lương chỉ trích bà Lâm, và tất nhiên bà Lâm cũng phản pháo và quy trách nhiệm cho ông Lương rằng hàng loạt vấn đề nổi cộm của xã hội Hồng Kông có phần nguyên nhân là do ông Lương. Hiện nay, bà Lâm tích cực nhào nặn và biện minh cũng để ‘tăng vốn’ cho cuộc chiến tranh giành chức vụ Trưởng Đặc khu vào đầu năm sau.
Ông Chung Kiếm Hoa nhận định rằng nếu bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga không thể tái nhiệm thì số phận bà ta không biết đi về đâu. Năm ngoái, bà ta đã bị Mỹ áp lệnh chế tài nên hiện không thể vào được các nước phương Tây nữa, nếu ở lại Hồng Kông thì trừ khi không ra ngoài, còn nếu ra đường thì có thể sẽ bị công chúng bao vây và lăng mạ. Nơi duy nhất bà ta có thể đến là Bắc Kinh, nhưng ông Chung Kiếm Hoa cho rằng có thể bà Lâm không muốn sớm đến Bắc Kinh cư trú.
Ông cho rằng thực tế không chỉ bà Lâm mà toàn bộ đội ngũ quản trị và phe thân Bắc Kinh ở Hồng Kông đang suy nghĩ về cách tránh nguy hiểm. Hiện nay, cục diện chính trị Hồng Kông đang được tổ chức lại, có những người mới tham gia. Liệu những người mới này có dùng cách thanh trừng thế lực cũ để gây dựng uy tín của họ? Đây cũng là màn diễn chính trị của nhà cầm quyền Bắc Kinh ở Hồng Kông.
Nguy cơ chưa từng có của nền kinh tế Hồng Kông
Nhưng tình hình chung ở Hồng Kông không mấy lạc quan. Tháng trước, tỷ lệ thất nghiệp ở Hồng Kông đã tăng lên 7,2%, mức cao nhất trong 17 năm. Thị trường chứng khoán Hồng Kông cũng đã lao lên mức cao 30.000 điểm, hôm 31/3 đã giảm xuống còn 28.000 điểm. Ông Chung Kiếm Hoa chỉ ra rằng không có chuyện thị trường chứng khoán tăng mạnh, vì “Bắc Kinh muốn tạo cơ hội để cổ phiếu Trung Quốc rút lui”…
Ông cho biết bản thân sống ở New Territories, gần đây nhận thấy rằng nhiều người đăng quảng cáo bán nhà trên các cột đèn ở New Territories, trước đây rất hiếm xảy ra như vậy. Trong vòng ba tuần mà giá bán nhà cập nhật làm mới ba lần, mỗi lần giá lại được hạ xuống.
Nhưng ông cho rằng nhiều vấn đề vẫn chưa bùng phát hết, mọi người đều cảnh giác, năm ngoái hơn 30.000 người di cư khỏi Hồng Kông, năm nay có thể còn nhiều hơn, thêm nữa truyền thông đưa tin năm ngoái dòng vốn từ Hồng Kông sang Canada đã đạt mức cao kỷ lục 269 tỷ đô la Hồng Kông. Có thể thấy thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản Hồng Kông chắc chắn sẽ có rủi ro và mức độ năm nay sẽ cao hơn năm ngoái rất nhiều.
Một số nhà phân tích chỉ ra Bắc Kinh có kế hoạch “làm gỏi” giai cấp tư sản Hồng Kông, vấn đề này được ông Chung Kiếm Hoa phân tích các vấn đề kinh tế rất phức tạp và sự hình thành của mô hình giàu có cũng do nhiều yếu tố thúc đẩy. Nếu cuộc khủng hoảng như đã đề cập trên xảy ra thì sẽ tác động đến dòng lưu chuyển của cải tài sản và mọi chính quyền cũng chỉ đành chấp nhận thực tế.
Ông lý giải, nền kinh tế Hồng Kông vượt qua cuộc hỗn loạn tài chính năm 1997, khủng hoảng SARS và Lehman, là kết quả của nhiều yếu tố đan xen và hỗ trợ lẫn nhau. Điều đó khiến Bắc Kinh phủ nhận yếu tố dân chủ của Hồng Kông, khiến xã hội Hồng Kông trường kỳ trong tình trạng xung đột, thậm chí Bắc Kinh còn đưa ra Luật An ninh Quốc gia và hủy bỏ “một nước, hai chế độ”, trong khi điều đó đã tạo nên Hồng Kông như một thành phố quốc tế, còn Bắc Kinh không thừa nhận hiệu ứng dây chuyền đó.
Ông Chung Kiếm Hoa nhận định, ngay cả khi Bắc Kinh tìm ra vật tế thần cũng không thể giải quyết được vấn đề. Những nhà dân chủ thành đối tượng đầu tiên bị tính sổ, không biết mục tiêu tiếp theo là gì? Tình hình chính trị hiện tại ở Hồng Kông phần nào giống với tình hình bắt đầu Cách mạng Văn hóa sau Đại nhảy vọt. Nhưng cho dù tỷ phú Lý Gia Thành có dâng hiến hết tài sản cũng chỉ là 200 tỷ đô la Hồng Kông, dù ai có dâng cờ hy sinh cũng không thể ngăn được xu hướng phát triển ngược của Hồng Kông hiện nay. Vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều so với tưởng tượng.
Lý Hoài Quất, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Hồng Kông Chính trị Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga