Kẻ đứng sau vụ trộm, bán 4.000 thi thể là chuyên gia giải phẫu “kiểu mẫu quốc gia” TQ
- Bình Minh
- •
Mới đây, Trung Quốc Đại Lục chấn động khi nghe tin đồn về một chuỗi công nghiệp đen trộm cắp và buôn bán 4.000 thi thể. Kẻ thao túng đằng sau vụ án này lại là một giáo sư nghiên cứu khoa học cấp cao chuyên về giải phẫu người. Ông từng được mệnh danh là “Lao động kiểu mẫu quốc gia” của Trung Quốc.
Mới đây, Trung Quốc Đại lục chấn động khi nghe tin đồn về một chuỗi công nghiệp đen liên quan đến vụ trộm và mua bán 4.000 thi thể. Vụ án có tới 75 bị cáo liên quan và kẻ thao túng đằng sau là ông Lý Bảo Hưng, Tổng giám đốc Công ty Osteorad Sơn Tây.
Truyền thông tiết lộ, ông Lý Bảo Hưng, 69 tuổi, là giáo sư nghiên cứu khoa học cấp cao, chuyên về giải phẫu người, từng được mệnh danh là “Lao động kiểu mẫu quốc gia”.
Jiemian News đưa tin, ngày 8/8, luật sư Trung Quốc Dịch Thắng Hoa đã công bố trên mạng tài liệu về một vụ án trộm cướp, lăng nhục và cố ý tiêu hủy thi thể. Tài liệu này được Văn phòng Công an thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây soạn thảo vào ngày 23/5 cho thấy, vụ án đã được chuyển đến Viện kiểm sát thành phố Thái Nguyên để xem xét và truy tố.
Bản cáo trạng nêu rõ có 75 nghi phạm trong vụ án.
Từ năm 2015 – 2023, Công ty Osteorad Sơn Tây đã mua trái phép hài cốt người và cắt chân tay làm nguyên liệu thô ở nhiều nơi trên khắp Trung Quốc, đồng thời chặt xác và xương thu được trái phép một cách dã man. Trong thời gian này, doanh thu của công ty này đạt 380 triệu nhân dân tệ (khoảng 1.329 tỷ VNĐ).
- Hàng ngàn thi thể bị trộm bán: Lời giải cho hàng loạt vụ mất tích tại Trung Quốc
- ĐCSTQ chặn tin ‘mua bán hàng ngàn thi thể người’ trong nước, phóng đại chuyện ở Mỹ
- TQ: Phanh phui hệ thống mua bán trái phép hàng ngàn thi thể người làm nguyên liệu
Nguồn xương người bất hợp pháp
Theo trang web chính thức của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc, vật liệu cấy ghép xương dị sinh của Osteorad Sơn Tây là xương người, được xử lý thành các hình dạng theo yêu cầu của bác sĩ chỉnh hình thông qua việc đông lạnh sâu, đông khô, khử khoáng bề mặt hoặc khử khoáng toàn phần, gia công, tăng cường phụ trợ và hợp nhất cột sống.
Trong điều trị lâm sàng cho những bệnh nhân bị gãy xương chi, việc ghép xương thường được chỉ định. Vật liệu cấy ghép xương đồng loại hiện là vật liệu ghép xương được sử dụng phổ biến nhất trong chỉnh hình.
Hầu hết xương đồng loại được cung cấp bởi các thành viên trong gia đình bệnh nhân. Đa phần xương trong kho đều đến từ xương của những người qua đời đã trải qua phẫu thuật hoặc chấn thương. Hầu hết các mảnh xương ghép là xương bắp chân đã được loại bỏ khỏi các thành phần hữu cơ của chúng.
Trong trường hợp của Công ty Osteorad Sơn Tây, vấn đề lớn nhất là xương người của công ty này có nguồn gốc bất hợp pháp. Theo cáo trạng, Osteorad Sơn Tây đã đi đến nhiều nơi trên khắp đất nước, vận chuyển xương người, nhằm thu được một lượng lớn nguyên liệu thô để sản xuất “xương dị sinh”.
Ngoài ra, công ty này còn giả mạo các mẫu đơn đăng ký hiến thi thể tự nguyện và biên bản kiểm tra… nhằm chứng minh tính hợp pháp, an toàn của nguồn thi thể. Họ cũng tổ chức cho hầu hết nhân viên của công ty giả mạo chữ ký người nhà trên phiếu đăng ký hiến thi thể.
“Lao động kiểu mẫu quốc gia” tham gia vào việc mua bán thi thể trái phép
Thông tin công khai cho thấy ông Lý Bảo Hưng, Tổng giám đốc của Công ty Osteorad Sơn Tây, sinh vào tháng 1/1955. Ông là nhà nghiên cứu cấp cao, chuyên ngành giải phẫu người và mô phôi học, kiêm giảng viên hướng dẫn tiến sĩ tại Trường Y Đại học Tô Châu năm 1978 về X quang.
Đơn vị công tác ban đầu là Viện Vật liệu sinh học và Công nghệ dược phẩm thuộc Viện Bảo vệ bức xạ Trung Quốc
Những năm đầu, nhiều trang web đăng bài “Tưởng nhớ ông Lý Bảo Hưng, lao động kiểu mẫu quốc gia, người con đáng tự hào của ngành khoa học công nghệ quốc phòng Sơn Tây”.
Bài báo viết rằng “vật liệu cấy ghép xương đồng loại” do ông Lý Bảo Hưng phát triển độc lập đã nhận được 9 bằng sáng chế quốc gia, cung cấp vật liệu thay thế xương người và loại bỏ cơn đau cho hàng trăm nghìn bệnh nhân chỉnh hình trên khắp Trung Quốc.
Tháng 4/2005, ông Lý Bảo Hưng, 50 tuổi, là một trong những đại diện xuất sắc của ngành khoa học và công nghệ quốc phòng tỉnh Sơn Tây, được vinh danh là “Lao động kiểu mẫu quốc gia”.
Điều bất ngờ là một “Lao động kiểu mẫu quốc gia” lại tham gia vào ngành công nghiệp đen trộm cắp và bán xác. Có vẻ như trình độ học vấn và trình độ đạo đức của một người không nhất thiết phải tỷ lệ thuận với nhau.
Mới đây, tờ China Newsweek đưa tin, kể từ đầu năm, An Huy, Quảng Đông, Cát Lâm và các tỉnh khác đã tung tin liên quan đến việc điều tra nhân viên tại nhà tang lễ và văn phòng quản lý tang lễ.
Theo thống kê chưa đầy đủ, ít nhất 12 giám đốc nhà tang lễ, phó giám đốc hoặc cựu giám đốc đã bị điều tra. Ít nhất 6 giám đốc quản lý tang lễ cấp quận, phó giám đốc hoặc cựu giám đốc có liên quan đến vụ án.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự do, ông Quan Nghiêu, thành viên ban giám đốc của tổ chức “Dialogue China” (Đối thoại Trung Quốc) của Hoa Kỳ, cho biết: “Những hài cốt bị đánh cắp này chỉ là công cụ kiếm lợi nhuận khổng lồ cho những doanh nhân hoặc quan chức đó. Nó không chỉ làm tổn thương tình cảm của thân nhân người đã khuất, mà còn chà đạp lên nhân phẩm của người đã khuất. Vì vậy, ở Trung Quốc ngày nay, không có thứ gì là không thể bán để kiếm lời.”
Chủ nghĩa vô thần do Đảng Cộng Sản Trung Quốc tuyên truyền đã đầu độc nhiều người, khiến đạo đức xã hội Trung Quốc ngày càng sa sút. Đủ mọi tội ác như thu hoạch nội tạng từ người còn sống, trộm cắp, phân xác, bắt cóc và buôn bán phụ nữ và trẻ em đều lần lượt xuất hiện, khiến người dân Trung Quốc đều rơi vào cảnh nguy hiểm.
Bình Minh (t/h)
Từ khóa Buôn bán thi thể Thi thể người Xã hội Trung Quốc Người Trung Quốc