Khác biệt thể chế, du học sinh Trung Quốc đối diện tự do kiểu Mỹ thế nào?
- Phong Vân
- •
Tại Mỹ, du học sinh Trung Quốc là một trong những quần thể du học sinh phát triển mạnh nhất, họ không chỉ có ảnh hưởng lớn trong nhà trường ở Mỹ, bản thân những sinh viên Trung Quốc cũng phải đối mặt thách thức làm thế nào để hòa nhập vào xã hội Mỹ.
Theo Đài Á châu Tự do (VOA), trong năm qua xảy ra nhiều sự cố trong khuôn viên trường học Mỹ vì xung đột về giá trị quan giữa du học sinh Trung Quốc và sinh viên Mỹ. Tại Đại học Maryland, một sinh viên Trung Quốc ca ngợi tự do của nước Mỹ đã bị tổ chức du học sinh Trung Quốc kết tội là “bôi nhọ tổ quốc”; hai tháng sau đó, đức Đạt Lai Lạt Ma được mời đến nói chuyện tại chi nhánh San Diego Đại học California, đã bị tổ chức du học sinh Trung Quốc phản đối và cáo buộc “tước quyền bảo vệ hình ảnh quê hương của họ.”
Cần cố gắng để có quan điểm riêng
Có quan điểm chỉ trích cho rằng những xung đột này cho thấy du học sinh Trung Quốc là nhóm người bị “tẩy não”. Ngưu Mục Ca, một phóng viên của kênh Splinter (Mỹ), từ trải nghiệm bản thân đã nhận định, những xung đột này cho thấy những sinh viên Trung Quốc không có quan điểm độc lập mang chủ kiến của riêng họ.
Ngưu Mục Ca cho biết: “Khi tôi mới đến đây, rất nhiều thứ đối với người khác là bình thường, nhưng tôi lại không hiểu. Phản ứng đầu tiên là chống lại… Nhưng theo thời gian, bạn sẽ hình thành quan điểm riêng cho mình.”
Đồ Tư Tề, một nghiên cứu sinh tiến sĩ khoa Xã hội học Đại học thành phố New York cho rằng điều kiện để sinh viên Trung Quốc có quan điểm của riêng mình là cần có thêm thông nhiều tin. Cô nói: “Tôi phải nói rằng, là sinh viên Trung Quốc, nếu bạn quan tâm về đất nước của bạn, muốn biết thêm những gì đã xảy ra trong quá khứ, bạn phải tiếp thu nhiều thông tin hơn nữa. Nếu bây giờ bạn có thêm nhiều thông tin hơn, bạn có thể hình thành ý kiến của riêng mình về những vấn đề này.”
Chính trị là không thể tránh được
Quần thể du học sinh Trung Quốc cũng thường được xem như là nhóm người vô tâm với chính trị. Nhưng Ngưu Mục Ca chỉ ra, thực tế cuộc sống là bạn không thể thoát khỏi chính trị. Cô nói: “Cho dù một số người nói rằng tôi ở đây là để học hỏi kỹ thuật, quay trở về và tìm một công ty làm việc, tôi không quan tâm đến chính trị, không muốn nói về chính trị; chính những sinh viên này ở đây cũng không thể tránh khỏi chính trị. Một ví dụ là ở thành phố Madison bang Wisconsin, Thống đốc của chúng tôi, Thống đốc xuất sắc Wacker cho biết, biểu tình ảnh hưởng đến từng lớp học của trường Đại học, trợ giáo ngồi tọa phản đối trước trụ sở chính quyền bang, làm sao mà bạn không bị ảnh hưởng?”
Cũng theo nhận định của Ngưu Mục Ca, về mặt tham gia chính trị, có sự khác biệt lớn giữa Mỹ và Trung Quốc. Cô nói: “Khi trên truyền hình phát sóng tranh luận bầu cử tổng thống Mỹ, bạn theo dõi, lắng nghe và bàn luận, không khác gì bạn đã trở thành một phần trong đó. Nhưng khi có một sự kiện chính trị lớn ở Trung Quốc, bạn thực sự cảm thấy bạn giống như một khán giả xem thi đấu thể thao, tôi có thể thấy, nhưng tôi không biết điều gì đã xảy ra, tôi cảm thấy bất lực trong mong muốn thay đổi nó. Sự tình là như thế.”
Là một nhà xã hội học, Đồ Tư Tề cho biết, được tiếp cận nền dân chủ Mỹ khiến cô được hưởng nhiều lợi ích. Cô nói: “Tôi tận mắt thấy được dân chủ vận hành như thế nào, đôi khi nó hoạt động không tốt, nhưng nó luôn được mở rộng để thảo luận làm mọi thứ tiến triển tốt hơn. Tôi nghĩ rằng đây là điều hữu ích, tôi luôn khuyến khích sinh viên của tôi phải chú ý hơn đến những điều này. Có rất nhiều sinh viên Trung Quốc đến đây, họ học khoa học và kỹ thuật, không quan tâm đến những thứ xung quanh, họ trở thành cái gọi là ‘yêu nước’, nhưng không thực sự hiểu chủ nghĩa yêu nước đến từ đâu.”
Ngưu Mục Ca và Đồ Tư Tề là những nhà quan sát Trung Quốc trẻ tuổi, được Hội người Hoa tại Mỹ (China Institute) mời tham gia thảo luận về “Sinh viên Trung Quốc tại Mỹ”. Một chủ đề khác liên quan trong thảo luận là vấn đề tự do học thuật ở Mỹ có đang bị Trung Quốc đe dọa?
Đe dọa tự do học thuật từ Trung Quốc?
Nhà nghiên cứu Isaac Stone Frey có thâm niên công tác tại Trung tâm Quan hệ Mỹ -Trung thuộc Hiệp hội Á Châu cho biết: “Khi tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc nhanh hơn, mạnh hơn, các học giả Mỹ sẽ lo lắng hơn, họ gặp nhiều khó khăn hơn khi ở Trung Quốc nghiên cứu về Đài Loan, Tây Tạng, bởi vì trong những vấn đề này Bắc Kinh không nghe tiếng nói của họ. Khi các học giả, giới chức và phóng viên Mỹ chỉ trích nghiêm các vấn đề đặc thù Trung Quốc thì họ sẽ bị gây khó khăn. Vì vậy, tôi nghĩ rằng vấn đề đáng lo đối với tự do học thuật là nó khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc cảm thấy đây là mối đe dọa chính trị tiềm tàng.”
Nhưng Peggy Blumenthal, Cố vấn từng trải tại Viện nghiên cứu Giáo dục Quốc tế cho rằng đối với bản thân giáo dục Mỹ, tự do học thuật là cốt lõi không thể lay chuyển. Blumenthal cho biết: “Tôi nghĩ rằng muốn phá hoại tự do học thuật ở Mỹ là điều gần như không thể. Chỉ đơn giản giá trị nền tảng của Mỹ không cho phép như vậy. Tôi nghĩ rằng sinh viên Trung Quốc nhiều khi không dám bày tỏ quan điểm của họ, bởi vì họ không rõ các sinh viên Trung Quốc khác cảm nhận như thế nào. Tuy nhiên, tôi không lo lắng tự do học thuật của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng.”
Phong Vân
Xem thêm:
Từ khóa du học sinh du học Mỹ Tự do học thuật sinh viên Trung Quốc