Lừa đảo trực tuyến tại Myanmar: Nhiều người thân nạn nhân Trung Quốc chia sẻ khó khăn báo án
- Theo VOA
- •
Chuyện nam diễn viên Trung Quốc Vương Tinh (22 tuổi) bị bắt cóc xuyên biên giới và được giải cứu tưởng như kịch bản phim hành động, nhưng lần này Vương Tinh không đóng vai diễn viên, anh bị một cơ hội việc làm lừa đến Thái Lan và trở thành nạn nhân của bọn lừa đảo trực tuyến tại Miaowadi của Myanmar. Sau vụ việc, nhiều người thân nạn nhân Trung Quốc đã kể về câu chuyện của họ.
Chuyện của Vương Tinh đã làm dấy lên chú ý tại Trung Quốc, mặc dù trường hợp này đã được giải cứu và trở về nước nhưng ngày càng có nhiều trường hợp mất tích tương tự. Cư dân mạng Trung Quốc thậm chí còn nghi ngờ rằng kẻ chủ mưu đằng sau công viên lừa đảo trực tuyến tại Myanmar liên quan đến chính quyền Trung Quốc.
Trong vụ án Vương Tinh, bạn gái Gia Gia của anh đã xem lại quá trình và công khai tình hình trên mạng xã hội, dán nhãn các diễn viên tên tuổi mà Vương Tinh đã hợp tác, mở rộng ảnh hưởng của chủ đề. Cách làm của Gia Gia đã thu hút chú ý rộng rãi, và áp lực mạnh mẽ của dư luận khiến nhà chức trách Trung Quốc phải nỗ lực để giải cứu Vương Tinh (phối hợp với cảnh sát Thái Lan).
Hãng tin Reuters chỉ ra, phần nhiều trường hợp người Trung Quốc bị lừa dối và bị bắt cóc xuyên biên giới không có được tiếng nói hậu thuẫn mạnh mẽ như Vương Tinh, họ thường chỉ nhẫn nhịn chờ đợi.
Vương Tinh cũng lên tiếng việc anh chứng kiến hàng chục người Trung Quốc tại khu mà anh bị đưa vào, có thể còn nhiều nạn nhân bị mắc kẹt trong các tòa nhà xung quanh.
- Diễn viên Trung Quốc được giải cứu khỏi công viên lừa đảo ở Myanmar
- Diễn viên Trung Quốc Hứa Bác Thuần kể trải nghiệm thoát khỏi hang ổ lừa đảo ở Myanmar
Nạn nhân bị xem thành nghi phạm?
Sau sự kiện truyền thông Vương Tinh, nhiều người thân của những người Trung Quốc mất tích trong công viên lừa đảo của Myanmar cũng bắt đầu chia sẻ trên mạng xã hội về trường hợp gia đình họ, họ tập trung thông tin vào một tài liệu Google có tên “Kế hoạch Ngôi sao trở về nhà”, hy vọng được quan tâm hỗ trợ.
Trong vòng vài ngày, nỗ lực tự phát hiếm hoi này đã thu thập được danh sách gần 1800 công dân Trung Quốc bị buôn bán từ khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Thái Lan đến Myanmar.
Kể từ khi quân đội Myanmar nắm quyền trong cuộc đảo chính năm 2021, trong bối cảnh nội chiến và hỗn loạn ngày càng mở rộng khiến các công viên lừa đảo đã mọc lên ở Myanmar, nơi những người làm việc thường bị đối xử tàn nhẫn.
Liên Hợp Quốc cho biết chỉ tính từ sau khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay có hàng nghìn người đã bị lừa đến các trung tâm lừa đảo trên khắp Đông Nam Á, bọn lừa đảo lừa mọi người trên khắp thế giới, các tổ chức tội phạm điều hành hoạt động này kiếm được hàng tỷ đô la mỗi năm từ đó, nhiều tổ chức trong số đó có nguồn gốc Trung Quốc.
Theo hãng tin Reuters, người tổ chức phong trào này cho người thân của những nạn nhân cho biết đã gửi số liệu thống kê cho chính quyền Trung Quốc, trở thành tài liệu điều tra chi tiết về nạn nhân Trung Quốc.
Trong một tuyên bố khác vào tuần trước, Bộ Công an Trung Quốc cho biết họ sẽ trấn áp các băng nhóm lừa đảo, sẽ cố gắng hết sức để phối hợp giải cứu những người bị mắc kẹt.
Hôm thứ Ba (21/1), truyền thông nhà nước Trung Quốc cho hay tại một cuộc họp được tổ chức tại Côn Minh – Trung Quốc, cơ quan chức năng Trung Quốc đã đạt được đồng thuận cùng Myanmar và Thái Lan về việc loại bỏ các trung tâm lừa đảo trực tuyến ở Myanmar.
Bắc Kinh vào năm 2023 đã hành động trấn áp các băng nhóm lừa đảo ở miền bắc Myanmar, bắt hàng chục nghìn công dân Trung Quốc bị nghi ngờ tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp. Các tổ chức chống buôn người cho biết điều này phản ánh việc nhà chức trách Trung Quốc coi những người bị buôn bán chủ yếu là nghi phạm chứ không phải nạn nhân.
Mina Chiang, người sáng lập tổ chức chống buôn người Humanity Research Consultancy, cho biết: “Rất khó để có được con số chính xác về số người Trung Quốc bị buôn bán vào các khu công viên lừa đảo”.
Gia đình nạn nhân: Cảnh sát Trung Quốc từ chối lập án
Dựa theo tài liệu “Kế hoạch Ngôi sao trở về nhà”, Reuters đã liên lạc và phỏng vấn gia đình của 4 người mất tích ở Myanmar. Tất cả đều không muốn nêu tên vì sợ làm mất lòng chính quyền và ảnh hưởng đến việc giải cứu.
Reuters lưu ý rằng, trong số gần 1800 nạn nhân được liệt kê trong tài liệu có khoảng 93% là nam giới, tuổi trung bình là 27, hầu hết trong độ tuổi từ 15 – 45. Nguyên nhân chính khiến họ bị lừa vào các công viên lừa đảo là vì khó khăn tài chính.
Theo phân tích của Reuters về tài liệu này, khoảng một nửa số gia đình của nạn nhân cho biết họ không thể yêu cầu cảnh sát địa phương lập hồ sơ án. Ngoài ra, luật pháp Trung Quốc không coi nam giới là nạn nhân tiềm năng của nạn buôn người.
Một phụ nữ có chồng đã mất tích sau khi chấp nhận lời mời làm việc vì anh cần phải trả nợ, cô chia sẻ: “Lúc đầu tôi có báo cáo vụ việc với cảnh sát, nhưng họ nói rằng báo án về người mất tích chỉ phù hợp trường hợp nạn nhân là phụ nữ và trẻ em”.
Vợ của một người mất tích khác 22 tuổi là thợ điện cho biết, cảnh sát Trung Quốc nói với cô rằng vì anh ta đi bằng hộ chiếu nên họ không thể chấp nhận báo cáo anh ta mất tích.
Theo VOA
Từ khóa Myanmar lừa đảo trực tuyến Công viên lừa đảo