“Lý luận Tập – Hồ” sẽ cùng được ghi vào Điều lệ Chính hiệp Trung Quốc?
- Tuyết Mai
- •
Hội nghị Ban Thường vụ Chính hiệp Trung Quốc bế mạc vào ngày 24/1 vừa qua đã thông qua Chương trình cải tổ bộ máy Chính hiệp. Truyền thông Hồng Kông cho biết, “Tư tưởng Tập Cận Bình” và cả tư tưởng “Phát triển Khoa học” của cựu lãnh đạo Hồ Cẩm Đào cũng sẽ được đưa vào tư tưởng chỉ đạo của Chính hiệp. Những thay đổi liên quan sẽ được công bố tại “lưỡng hội” diễn ra vào tháng Ba.
Phiên họp của Ban Thường vụ Chính hiệp Trung Quốc được tổ chức từ ngày 22-24/1 tại Bắc Kinh, trong chương trình nghị sự quan trọng có việc xem xét thông qua “Sửa đổi Điều lệ Chính hiệp Trung Quốc (Dự thảo)”, và sẽ được quyết định chính thức tại Hội nghị Chính hiệp toàn quốc tổ chức vào tháng Ba. Đây sẽ là lần sửa đổi tiếp theo sau 14 năm.
Ngày 24/1, Daily Mail của Hồng Kông có nhận định cho rằng việc đưa “Tư tưởng Tập Cận Bình” vào tư tưởng chỉ đạo của Chính hiệp là để tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Chính hiệp. Ngoài ra “Quan điểm Phát triển khoa học” của Hồ Cẩm Đào cũng sẽ được đưa vào.
Trước đó, Phiên họp Toàn thể lần thứ 2 trung ương khóa 19 bế mạc ngày 19/1 đã thông qua các đề xuất liên quan đến sửa đổi Hiến pháp, xác nhận việc đưa “Tư tưởng Tập Cận Bình” vào Hiến pháp.
Ngày 12/1, ông Tập Cận Bình đã chủ trì một cuộc họp của Bộ Chính trị, sau đó đã tiết lộ một số nội dung liên quan đến sửa đổi Hiến pháp. Ngày 13/1, Liên hợp Tảo báo (Singapore) có đăng một bài viết cho rằng “Quan điểm Phát triển Khoa học” của Hồ Cẩm Đào mặc dù đã được viết vào Điều lệ Đảng, nhưng chưa được viết vào Hiến pháp, có thể lần này sẽ được đưa vào Hiến pháp cùng “Tư tưởng Tập Cận Bình”.
Nhiều thông tin chỉ ra, thời ông Hồ Cẩm Đào cầm quyền đã bị các thân tín đại diện phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân khống chế. Tại Đại hội lần thứ 18, ông Hồ Cẩm Đào đã rút lui triệt để, chuyển giao toàn quyền lực cho ông Tập Cận Bình, được xem là đang cố gắng phối hợp cùng ông Tập loại bỏ những thân tín của ông Giang Trạch Dân.
Một số phân tích nhận định, nếu lần này ông Tập Cận Bình lợi dụng cơ hội sửa đổi Hiến pháp để cùng đưa “Quan niệm Phát triển khoa học” của Hồ Cẩm Đào và “Tư tưởng Tập Cận Bình” vào Hiến pháp, sẽ đập tan tin đồn cho rằng “Tập – Hồ xung đột”.
Tuyết Mai
Xem thêm:
Từ khóa Giang Trạch Dân Chính trị Trung Quốc Hồ Cẩm Đào Tư tưởng Tập Cận Bình Tư tưởng Phát triển Khoa học Tập Cận Bình