Một bài viết của truyền thông Đại Lục gần đây đã được lan truyền trên Internet, tiết lộ tin đồn rằng bưu điện và một cơ quan nào đó đã đạt được thỏa thuận nội bộ về việc xử lý báo giấy và tạp chí định kỳ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tuy nhiên, bài viết liên quan đã bị xóa ngay lập tức.

bao dang
Người Trung Quốc đặt câu hỏi, nếu không bị ép mua, liệu báo của ĐCSTQ có còn tồn tại được không. (Ảnh: MXH)

Theo ảnh chụp màn hình được đăng trên Internet, gần đây một bài viết của tờ Toutiao có tiêu đề “Báo đảng, tạp chí đảng định kỳ còn có thể chống chọi được bao lâu?”

Bài báo tiết lộ rằng bưu điện có một thỏa thuận nội bộ với một số cơ quan chính phủ, rằng bưu điện sẽ cung cấp một số tiền nhất định cho cơ quan chính phủ hàng năm.

Báo giấy và tạp chí định kỳ của ĐCSTQ mà các cơ quan chính phủ có nghĩa vụ phải đặt không còn được gửi hàng ngày nữa, mà trực tiếp lưu trong kho của bưu điện. Sau một thời gian, nó sẽ được coi là báo rác. Một phần nhỏ tiền bán hàng và tiền lương của người đưa thư tiết kiệm được, sẽ trao cho các cơ quan chính phủ như một khoản bồi thường.

p3346651a198552452
Nếu không bắt buộc phải mua báo, các tờ báo và tạp chí định kỳ của ĐCSTQ sẽ bị đóng cửa. (Ảnh chụp màn hình Internet)

Bài viết cho rằng phần lớn báo giấy và tạp chí định kỳ được các cơ quan chính phủ đặt mua là do bị ép buộc.

Tuy nhiên, bài báo cũng cho biết tin tức trên vẫn chưa được xác nhận chính thức. Về vấn đề này, cư dân mạng nhìn chung đều cho rằng tác giả bài viết đã nói đúng sự thật.

Tờ “Epoch Times” đưa tin trước khi bài viết trên Toutiao này bị xóa, 3 bình luận phổ biến nhất là:

“Nếu không bắt buộc phải đặt báo, báo giấy có thể sẽ bị diệt vong.”

“Người dân bình thường sẽ không đọc loại báo này.”

“Bắt kịp thời đại, hô khẩu hiệu ít hơn và làm chuyện đúng đắn nhiều hơn.”

Ngoài ra, còn có các bình luận phổ biến khác như:

“Lãng phí có phải tội ác không?”

“Tình hình thực tế đúng là như vậy.”

“Đây là một vấn đề hiện thực.”

“Căn bản là không ai đọc, nếu có quá nhiều báo giấy sẽ được bán đồng nát.”

“Khủng hoảng có mặt khắp mọi nơi.”…

Tính đến thời điểm viết bài, các quan chức ĐCSTQ vẫn chưa đưa ra bất kỳ lời giải thích nào về việc này.

Cuối năm ngoái “Nhật báo Thừa Đức” viết thẳng rằng: “Các tờ báo và tạp chí định kỳ của đảng là ‘cơ quan ngôn luận’ của đảng và chính phủ, là nguồn lực và phương tiện quan trọng để đảng cai trị đất nước, đồng thời là mặt trận chính trong công tác tuyên truyền của đảng.”

Tháng 1/2023, chính quyền thành phố Thụy Kim của tỉnh Giang Tây đã ban hành “Thông báo về vấn đề tận tâm làm tốt việc đặt báo giấy và tạp chí định kỳ quan trọng của Đảng vào năm 2023”.

Thông tư này quy định rõ, ngoài các cơ quan đảng và chính quyền các cấp, doanh nghiệp, tổ chức công, đơn vị y tế và y tế công cộng, công an, giám sát thị trường, văn phòng cơ sở của hệ thống thuế, trường tiểu học và trung học đô thị, quân đội, và các đơn vị trên cấp đại đội của lực lượng cảnh sát vũ trang, v.v. đều nên đặt báo.

Ngoài ra, các tổ chức đảng cấp thôn cũng nên đặt “Nhân dân Nhật báo”, “Nhật báo Giang Tây”, “Nhật báo Cống Nam” “Nhật báo Thụy Kim”. Các cán bộ cấp trưởng đặt một bản “Nhật báo Giang Tây” tự trả phí, và các cán bộ cấp phó đặt một bản “Nhật báo Cống Nam” tự trả phí.

Trên thực tế, khi rà soát các dữ liệu trước đây cho thấy, không chỉ Giang Tây mà tất cả các khu vực của Đại Lục đều có yêu cầu giống nhau, yêu cầu tất cả các địa phương, đơn vị phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đặt báo đảng hàng năm đúng tiến độ.

Về vấn đề này, một số cư dân mạng chỉ trích:

“Tuyên truyền đối ngoại quy mô lớn được đầu tư rất nhiều mỗi năm, nhưng hiệu quả lại rất ít.”

“ĐCSTQ là khối u ác tính của trái đất. Những tờ báo này không phải đang lãng phí tài nguyên sao? Chúng không thải ra carbon sao? Mà còn phải xây nhiều kho chứa như vậy, lãng phí bao nhiêu tài nguyên của trái đất và gây ô nhiễm môi trường.”

“Kiếm được tiền duy nhất chỉ có những người thu gom phế phẩm!”

“Tiền của ai? Tiền của người nộp thuế!!”