Người Trung Quốc quan tâm đến sinh kế hơn đội tuyển dự Olympic Paris 2024
- Theo RFA
- •
Đoàn thể thao Trung Quốc dự Thế vận hội (Olympic) Paris mới được thành lập với hơn 700 thành viên, trong đó có 405 vận động viên. Dường như sự quan tâm của cộng đồng mạng Trung Quốc đối với họ kém hơn nhiều so với những lần trước đây. Những chia sẻ cho thấy, cộng đồng mạng Trung Quốc quan tâm đến việc một phái đoàn hơn 700 người sẽ tốn bao nhiêu tiền thuế của dân; cũng quan tâm đến vấn đề sinh kế hơn vấn đề có được bao nhiêu huy chương vàng.
Đoàn thể thao Trung Quốc tham dự Thế vận hội Paris 2024 mới được thành lập vào ngày 13/7. Theo Tân Hoa Xã Trung Quốc ngày 15/7, đoàn thể thao Trung Quốc có đội hình hùng hậu, bao gồm Toàn Hồng Thiền (Quan Hongchan), Trần Vu Tịch (Chen Yuxi), Vương Tông Nguyên (Wang Zongyuan) của đội lặn Trung Quốc; Trương Vũ Phi (Zhang Yufei), Đàm Hải Dương (Qin Haiyang)… của đội bơi; Vương Sở Khâm (Wang Chuqin), Phiền Chân Đông (Fan Zhendong), Tôn Dĩnh Sa (Sun Yingsha) của đội bóng bàn…
Trên các mạng xã hội Trung Quốc như Sina Weibo, cũng có những cư dân mạng để lại tin nhắn “cố lên” để cổ vũ các tuyển thủ Trung Quốc giành huy chương vàng, trong đó có gửi gắm hy vọng vào những vận động viên bóng bàn giỏi như Tôn Dĩnh Sa…
Tuy nhiên, có blogger Trung Quốc chia sẻ rằng xu thế tìm kiếm không mấy quan tâm đến vận động viên Trung Quốc có thể giành được bao nhiêu huy chương vàng tại Thế vận hội, mọi người quan tâm là môi trường sống. Tiêu biểu như chủ tài khoản mạng xã hội X có nick “Thầy Lí không phải thầy bạn” (李老师不是你老师) băn khoăn, “Người dân Trung Quốc lần này không quan tâm [như vẫn thấy] về đội tuyển tham dự Thế vận hội, không rõ nguyên nhân vì sao?” Có người trả lời: “Đi hưởng thụ bằng tiền của chúng tôi mà không có sự đồng ý của chúng tôi, còn muốn chúng tôi cổ vũ?”…
7月14日,有博主发帖:这次中国奥运队出征巴黎奥运会,全民关注度很低,不懂问题出在哪里?
网友回复:“我在炼猪油,别烦我”“没经我们同意,拿着我们的钱享受,还要我鼓掌?” pic.twitter.com/qNQ8EnjXQM— 李老师不是你老师 (@whyyoutouzhele) July 15, 2024
Cư dân mạng Song Xia ở Giang Tây cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Đài RFA hôm thứ Ba (16/7) rằng do ảnh hưởng của tình trạng thất nghiệp vì suy thoái kinh tế, nên nhiều người Trung Quốc đang lo lắng về chính sách y tế, tìm việc làm, các vấn đề an toàn thực phẩm… hơn là chú ý đến các vận động viên: “Trong môi trường kinh tế như vậy, mọi người cảm thấy chính phủ lãng phí tiền thuế do người dân đóng, họ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề sinh kế. Trước đây [kinh tế thoải mái ] người Trung Quốc có thể tập trung vào vấn đề thể diện, cho nên quan tâm hơn vào thành tích các vận động viên ra nước ngoài tham gia các cuộc thi quốc tế, để Trung Quốc có được thể diện. Nhưng bây giờ [khó khăn] thì người dân tập trung vào việc giải quyết vấn đề sinh kế hơn, vào tiền thuế của họ hơn”.
Ngoài Top 50 tìm kiếm nóng trên mạng xã hội Trung Quốc
Vào thứ Ba (16/7), chưa đầy 10 ngày trước khi Thế vận hội Paris khai mạc, theo truyền thông Trung Quốc đưa tin cho thấy đoàn Trung Quốc có tổng cộng 716 thành viên, trong đó số vận động viên là 405 với 136 nam và 269 nữ, cho thấy nữ nhiều gấp đôi nam, ngoài ra còn có 311 nhân viên khác [tham gia hỗ trợ]. Độ tuổi trung bình của các vận động viên Trung Quốc là 25 tuổi, người lớn tuổi nhất là nữ vận động viên đi bộ Lưu Hồng (Liu Hong) 37 tuổi, và trẻ nhất là nữ vận động viên trượt ván Trịnh Hảo Hảo (Zheng Haohao) mới 11 tuổi. Trong số đó có 42 nhà vô địch Thế vận hội.
Tân Hoa Xã hôm thứ Hai (15/7) bắt đầu giới thiệu tình hình của các vận động viên Trung Quốc, nhưng các tin liên quan trên mạng xã hội weibo Trung Quốc lại tỏ ra không mấy hào hứng. Trong top 50 tìm kiếm nhiều nhất trên Sina Weibo thì không có về đoàn Thế vận hội Trung Quốc.
Nhà bình luận thời sự Quách Mân (Guo Min) của Trung Quốc cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài RFA rằng hiện tại người dân Trung Quốc quan tâm nhất đến cuộc sống của chính họ.
Ông nói: “Người ta sẽ chỉ quan tâm đến những thứ ‘cao cấp’ đó sau khi họ sống và làm việc yên bình, mãn nguyện; suy cho cùng những thứ đó chẳng liên quan gì đến cuộc sống thực của họ. Chỉ khi kinh tế đất nước tốt đẹp thì người ta mới quan tâm đến những thứ ‘xa sỉ’ này như niềm tự hào dân tộc. Môi trường hiện nay không giống như thời kỳ cải cách mở cửa những năm 1980, 1990 hay khoảng năm 2000, đất nước đang đi lùi, cuộc sống của người dân Trung Quốc ngày càng khó khăn hơn, trong bối cảnh đó cũng khiến họ không còn tâm trạng quan tâm đến những thứ này”.
Cơ chế “nuôi gà chọi” của thể thao quốc gia Trung Quốc rất tốn kém
Một cư dân mạng chia sẻ: “Một đoàn thể thao 700 người tốn bao nhiêu tiền? Thật lãng phí tiền thuế của người dân”; “Huy chương vàng chẳng có giá trị gì đối với người dân thường?”; “Thà chi nhiều tiền như vậy để cải thiện sinh kế của người dân”…
Một số cư dân mạng đặt câu hỏi, đất nước chi số tiền khổng lồ để đào tạo vận động viên, mục tiêu cuối cùng là huy chương vàng, nhưng huy chương vàng đó có phản ánh chất lượng sống và sức khỏe của Trung Quốc? Nếu an toàn thực phẩm không ra gì thì danh hiệu cường quốc thể thao là hữu danh vô thực.
Nhà bình luận Quách Mân cho rằng cơ chế thể thao “nuôi gà chọi” của Trung Quốc là quá lãng phí tiền bạc người dân: “Tốn bao nhiêu tiền để đào tạo một vận động viên? Phía sau một vận động viên cần bao nhiêu người nữa? Ví dụ như huấn luyện viên, hậu cần, nhà nghiên cứu khoa học?…”
Từ khóa Thế vận hội Paris 2024 Vận động viên Trung Quốc Olympic Paris 2024