3 nhân tố khiến kinh tế TQ sụp đổ theo dự báo của nhà sáng lập Lenovo
- Trịnh Trung Nguyên
- •
Sau sự kiện Mã Vân (Jack Ma) rời Alibaba, Mã Hoá Đằng rời khỏi Tencent Credit, mới đây, người sáng lập Tập đoàn Lenovo Liễu Truyền Chí cũng đã từ nhiệm đại diện pháp định của Công ty Legend Holdings. Động thái này khiến không ít người nhớ lại “dự ngôn” của ông Liễu Truyền Chí cách đây 4 năm về những băn khoăn và lo lắng đối với tình trạng khủng hoảng kinh tế Trung Quốc.
Gần đây, truyền thông tiếng Trung bên ngoài Trung Quốc lan truyền một đoạn video phỏng vấn độc quyền ông Liễu Truyền Chí của trang tin Caixin vào tháng 7/2015.
Khi phóng viên hỏi ông Liễu Truyền Chí dự đoán thế nào về khả năng khủng hoảng cũng như hoàn cảnh sụp đổ của nền kinh tế Trung Quốc, ông đã trả lời: “Hủ bại nếu không tiến hành ngăn chặn kịp thời thì chắc chắn sẽ sụp đổ, kinh tế của Trung Quốc, doanh nghiệp tư nhân họ sợ điều gì nhất, chính là sợ 3 việc này. Thứ nhất là không an toàn, không an toàn được hình thành như thế nào? Thực tế chính là cùng với sự hủ bại của quan chức, cùng với việc không có pháp trị thực sự, nói anh tốt thì là anh tốt, nói anh có tội thì là anh có tội, như vậy thử hỏi anh có thể khiến cho người khác an toàn cực độ, đây là điều đầu tiên mà chúng tôi sợ. Thứ hai, chính là chính phủ không làm gì, nhưng lại có hàng tá lý do, hay nói một cách không giấu diếm, bởi vì có rất nhiều đạo lý có thể nói rõ vì sao chính phủ không làm gì. Những thứ này không những ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất, mà cũng còn làm mất niềm tin của chúng ta, việc này làm không được, việc kia làm không làm xong, vậy thì thôi không làm gì nữa, điều này cũng khiến cho chúng tôi sợ. Thứ ba là e rằng nói khác so với làm, nó không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, mà còn khiến nhân tâm rối loạn, đối với trẻ nhỏ mà nói lại càng … những thứ này là những gì mà chúng tôi sợ.”
Trong môi trường chính trị đặc thù như Trung Quốc Đại lục, với thân phận của ông Liễu Truyền Chí, có thể biểu đạt những điều này cũng không phải là đơn giản, thực ra ông ấy đang nói về hiện thực, nói trúng tim đen, nhưng là tương đối uyển chuyển. Ông ấy đang đưa ra hy vọng, nói cho người cầm quyền nghe, hy vọng tình huống này có sự thay đổi. Ông ấy đã đem nó biến thành trả lời về việc “kinh tế sẽ sụp đổ trong tình huống như thế nào”, đã biến thành một câu trả lời mang tính dự ngôn.
Năm 2015 vẫn còn sự khác biệt, cho đến đến năm ngoái, sau khi chiến tranh thương mại bùng nổ, kinh tế Trung Quốc đã phát sinh thay đổi to lớn. Những thông tin và lý luận về phương diện này có quá nhiều, trong bài viết sẽ không nói trọng điểm về kinh tế Trung Quốc, chỉ là nhắm vào quan điểm phân tích của Liễu Truyền Chí được nói ở trên, từ năm 2015 đến hiện nay đã là 4 năm, 3 việc mà Liễu Truyền Chí lo lắng, rốt cuộc đã xảy ra và nghiêm trọng hơn.
“Ba lo sợ lớn” của Liễu Truyền Chí nói trên có thể quy thành: (1) Quan chức hủ bại, không có nền pháp chế thực sự, nói ai có tội thì người đó có tội; (2) Chính phủ không làm gì, chính là lười nhác chính trị; (3) Nói khác so với làm, khiến nhân tâm rối loạn.
Chúng ta hãy cùng xem 3 yếu tố mà ông Liễu Truyền Chí cho rằng sẽ dẫn đến kinh tế Trung Quốc sụp đổ, và đối chiếu với tình hình hiện nay.
Thứ nhất là quan chức hủ bại, năm 2015 là cao trào chống tham nhũng của chính quyền, khi đó đã kéo hàng loạt thân tín của Giang Trạch Dân mà đứng đầu là Chu Vĩnh Khang xuống. Nhưng cho đến hiện nay, việc chống tham nhũng lại để lại cho người ta có cảm giác đây là chiến dịch có tính lựa chọn, ví dụ như chỗ dựa của tham nhũng là gia tộc Giang Trạch Dân vẫn chưa bị động đến. Một điều khác nữa chính là, càng chống tham nhũng thì lại càng tham nhũng, có ai cho rằng hiện nay không còn tham nhũng, quan tham vẫn nhiều vô số kể, và ngày càng nhiều quan chức trở nên tinh vi hơn, tham nhũng cũng trở nên bí mật hơn, có thể nói ĐCSTQ chỉ có ngày càng hủ bại.
Còn về việc Liễu Truyền Chí cho rằng không có pháp trị, nói anh có tội thì là có tội, chủ yếu là nhắm vào bản thân ĐCSTQ vô pháp vô thiên, đảng lớn hơn pháp luật, tư pháp không công bằng, không có nhân quyền. Những năm gần đây, người trong giới kinh doanh phải ngồi tù không phải là ít, những doanh nghiệp tư nhân không có chỗ dựa thì lại càng dễ xảy ra chuyện.
Thứ hai là quan trường lười nhác không làm gì. Phương diện này đã vô cùng nghiêm trọng. Truyền thông Trung Quốc đưa tin, ngay cả ông Lý Khắc Cường cũng thỉnh thoảng đập bàn mắng mỏ vì vấn đề này; truyền thông nhà nước cũng từng đưa tin quan chức chơi trò chơi trong giờ làm, xem phim khiêu dâm, thậm chí là thông gian trong thời gian làm việc. Những quan chức như thế này làm việc như thế nào đây? Làm việc thực chất vì doanh nghiệp, vì người dân? Từ một góc độ khác, đây cũng là một vấn đề mà việc chống tham nhũng dưới thể chế của ĐCSTQ mang đến, thể chế không thay đổi, quan chức thà làm ít để ít phạm sai lầm. Những vấn đề này vô cùng nghiêm trọng trong gần 2 năm nay.
Thứ ba là nói khác so với làm. Điều này rất hiển nhiên là nhắm vào người cầm quyền. Chúng ta có thể lấy ví dụ về hướng đi của “quốc tiến dân lùi” liên quan đến doanh nghiệp tư nhân.
Năm ngoái, Trung Quốc Đại lục từng có thông tin bóng gió về “quốc tiến dân lùi”, trong đó có người gọi là “chuyên gia” Ngô Tiểu Bình nói rằng “kinh tế tư nhân nên dần dần rút lui” và một “chuyên gia” khác là Trần Trung Hoa đăng bài viết đề cập đến “tiêu diệt chế độ tư hữu, xây dựng chế độ công hữu”, những phát biểu này nhất thời khiến cho giới doanh nghiệp tư nhân rơi vào hoang mang.
Sau đó, các quan chức cấp cao như Lý Khắc Cường, Lưu Hạc, Dịch Cương đều chính thức biểu đạt thái độ, phủ nhận “quốc tiến dân lùi”, nói rằng chính phủ sẽ hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển hơn.
Ông Tập Cận Bình cũng từng phát ngôn để “dập lửa”, tháng 11 năm ngoái, ông Tập đã dẫn đầu quan chức Trung ương chủ trì buổi toạ đàm doanh nghiệp tư nhân, lần đầu tiên gọi doanh nghiệp tư nhân là người nhà. Tháng 12 năm ngoái, hội nghị công tác kinh tế trung ương ĐCSTQ, lại một lần nữa đề xuất “cần bảo vệ an toàn cho những người đứng đầu doanh nghiệp tư nhân và bảo vệ an toàn tài sản cho họ.”
Tuy nhiên, điều mà chính quyền không cách nào làm rõ được đó chính là “tiêu diệt chế độ tư hữu” đúng là tôn chỉ trong lý luận của ĐCSTQ. Trong một năm qua, ý thức hình thái của chính quyền chuyển sang hướng tả rõ rệt, trong đó đứng đầu là ông Vương Hộ Ninh là phó trợ tá của ông Tập Cận Bình, đã áp dụng chủ nghĩa Mác và mô thức Mao Trạch Đông để cố đưa ra sách lược đối chọi với Mỹ, về tuyên truyền cũng hoàn toàn là những điều này.
Vương Hộ Ninh từ thời trẻ đã say mê nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lê, những kế hoạch mà Vương đưa ra dường như hợp khẩu vị của ông Tập Cận Bình. Vương Hộ Ninh cũng là Trưởng tiểu ban lãnh đạo của cái gọi là giáo dục chủ đề tìm lại “tâm nguyện ban đầu” của ĐCSTQ. Gần đây Vương Hộ Ninh còn tháp tùng ông Tập Cận Bình đến Hương Sơn bái tượng Mao Trạch Đông, có thể thấy địa vị đã khác bình thường.
Dưới sự chủ đạo của tư duy hình thái ý thức, chính sách đối với doanh nghiệp tư nhân của chính quyền khó có thể khiến cho người ta tin tưởng rằng chính quyền sẽ nới lỏng hơn, mà chỉ có ngày càng thắt chặt hơn, hướng tả hơn, và ĐCSTQ sẽ tiếp tục tăng cường giám sát người dân.
Chưa nói đến những doanh nhân kỳ cựu nào đó đã bỏ ra cả sinh mệnh hay chịu ngồi tù, ngay cả Jack Ma cũng “bị nghỉ hưu”, rồi đến Mã Hoá Đằng rút khỏi các chức vụ nhạy cảm vì liên quan đến tranh đấu quyền lực các phe phái, ngay cả Liễu Truyền Chí cũng có tin đồn nói ông cũng muốn “rút lui”. Đương nhiên, những điều trong này nói ra thì tương đối phức tạp, có một số người làm “găng tay trắng” của gia tộc quyền quý, trở thành vật hy sinh cho đấu đá quyền lực, nhưng có nhiều doanh nghiệp tư nhân thông thường, họ không có chỗ dựa nào lớn, và môi trường sinh tồn của họ lại càng khắc nghiệt hơn.
Gần đây, chính quyền thành phố Hàng Châu đã phái nhiều quan chức đến trú tại doanh nghiệp tư nhân, dù chính quyền có đưa ra “giải thích hợp lý” thế nào đi nữa, việc ĐCSTQ tăng cường kiểm soát đối với doanh nghiệp tư nhân là sự thực rõ ràng; dù là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, ĐCSTQ đều muốn thành lập chi bộ đảng, và ý đồ cũng rất rõ ràng, đó là để kiểm soát doanh nghiệp. Do đó, quan chức chính phủ xác thực là “nói một đằng, làm một nẻo”, “nói hoàn toàn khác so với làm”, kết quả chính là “nhân tâm hỗn loạn”, khiến người khác hoang mang.
Do đó, từ những “dự ngôn” của Liễu Truyền Chí mà xét, 3 nhân tố có thể khiến cho “kinh tế Trung Quốc sụp đổ” mà ông lo lắng, đã cùng xuất hiện. Còn về việc sụp đổ như thế nào, thì vẫn cần phải quan sát.
Trịnh Trung Nguyên
Xem thêm:
Từ khóa Lenovo khủng hoảng kinh tế trung quốc Quan chức ĐCSTQ tham nhũng ĐCSTQ thôn tính doanh nghiệp tư