Nhiều nghị sĩ phương Tây thúc giục chấm dứt tội ác mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc
- Đông A
- •
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã công nghiệp hóa việc giết các tù nhân lương tâm để cướp nội tạng của họ và tội ác này phải được ngăn chặn, theo tuyên bố của một nhóm các nhà lập pháp từ Hoa Kỳ và các nước khác nhân Ngày Nhân quyền Quốc tế (10/12).
Dân biểu đảng Cộng hòa Mỹ (bang Pennsylvania) Scott Perry nói về những nạn nhân trong một hội thảo trên web do tổ chức Bác sĩ chống cưỡng bức mổ cướp nội tạng, một nhóm y đức có trụ sở tại Washington, tổ chức: “Đó là những người còn đang sống bị mổ cướp tạng từ cơ thể họ.”
Ông nói: “Chúng ta phải hành động chống lại những việc làm tàn ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vốn nổi tiếng là coi thường các tiêu chuẩn cơ bản về quyền con người.”
Chính quyền Trung Quốc trong nhiều năm đã tham gia vào việc cưỡng bức mổ cướp nội tạng của các tù nhân lương tâm ở “quy mô đáng kể”, một tòa án độc lập năm 2019 ở London cho biết. Hành động này có nghĩa là nội tạng của tù nhân được lấy ra khi họ vẫn còn sống, sau đó được bán cho người dân địa phương và khách du lịch có nhu cầu cấy ghép, mang lại nguồn lợi khổng lồ cho chế độ và những kẻ tham gia.
Nguồn cung chính của những nội tạng này là các học viên Pháp Luân Công bị bỏ tù. Tòa án cho biết thêm rằng họ không thấy bằng chứng nào cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chấm dứt tội ác này.
Pháp Luân Công là một môn tu luyện bao gồm việc thực hành các giáo lý đạo đức dựa trên các nguyên tắc Chân, Thiện và Nhẫn, cùng với một số bài tập thiền định. Môn tập đã thu hút khoảng 70 triệu đến 100 triệu người theo học ở Trung Quốc vào năm 1999. Tuy vậy, chế độ Trung Quốc coi sự phổ biến trên quy mô lớn của môn tu luyện này là một mối đe dọa và đã tiến hành một chiến dịch sâu rộng để tiêu diệt nó.
Hàng triệu người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã bị tra tấn, bức hại trong nhiều cơ sở giam giữ khác nhau trong suốt hai thập kỷ kể từ đó.
Ông Perry đã mô tả cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ là “tàn ác và đồi bại”, nói rằng trong những ngày tới, ông sẽ công bố một dự luật nhằm truy cứu các thủ phạm cưỡng bức thu hoạch nội tạng.
Với tiêu đề là Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công, dự luật sẽ buộc chế độ Trung Quốc phải chấm dứt chiến dịch tiêu diệt tàn bạo đối với nhóm tín ngưỡng bằng các biện pháp như bỏ tù vô cớ, cưỡng bức lao động, hay cưỡng bức mổ cướp nội tạng, ông Perry cho biết.
“Thương mại hóa việc giết người”
Những năm gần đây, một số cuộc triển lãm gây tranh cãi mang tên “Những cơ thể thật” (Real Bodies), trong đó trưng bày các bộ phận cơ thể người được ‘nhựa hóa’ có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã được tổ chức tại nhiều nơi trên thế giới.
Các bộ phận cơ thể được nhựa hóa này có nguồn gốc từ Đại Liên, một thành phố ở đông bắc Trung Quốc, nơi có các chiến dịch bức hại nghiêm trọng đối với Pháp Luân Công.
Philip Hunt, một thành viên của Hạ viện Vương quốc Anh, nhớ lại một cuộc triển lãm như vậy được trưng bày ở quê hương Birmingham của ông vào năm 2018. Mặc dù được quảng cáo là một cách “kích thích tư duy” để “khám phá cơ chế hoạt động bên trong của con người”, những cơ thể đó đã được sử dụng mà không có bằng chứng rõ ràng về sự đồng ý của họ. Ông nói thêm rằng cho đến năm 2013, ở Đại Liên đã từng tồn tại một trại lao động cưỡng bức chuyên tra tấn những người tu luyện Pháp Luân Công bị giam giữ.
Ông Hunt đã giới thiệu “Dự luật du lịch ghép tạng và trưng bày xác người” nhằm mục đích ngăn chặn triển lãm cơ thể người ghê rợn này tiếp tục được lưu diễn và ngăn cản công dân Vương quốc Anh đến Trung Quốc để cấy ghép nội tạng. Vào tháng Bảy, dự luật đã được trình bày lần thứ hai tại Hạ viện, nhưng vẫn chưa được thông qua.
“Việc khai thác thương mại các bộ phận cơ thể dưới mọi hình thức chắc chắn là phi đạo đức và xấu xa. Khi nó được kết hợp với việc giết người hàng loạt của một nhà nước độc tài, thì chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn và không làm gì cả,” ông Hunt nói.
Ông nói, cưỡng bức mổ cướp nội tạng là “hành vi giết người được thương mại hóa và không nghi ngờ gì nữa, là một trong những tội ác kinh khủng nhất”.
> Xem thêm: Triển lãm thân thể người nhựa hóa, sự tàn nhẫn đến cùng cực
Trái ngược với sự đàn áp của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác ở Tân Cương, vốn đã bị các cơ quan chính thức khác nhau xác định là tội diệt chủng, cuộc bức hại Pháp Luân Công của chế độ này vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, theo Dân biểu Perry. Một số chuyên gia đã mô tả cuộc bức hại này, bao gồm cả việc mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ, là hành động diệt chủng.
Ông Perry nói rằng một định nghĩa về bản chất của chiến dịch chống lại Pháp Luân Công của chế độ cộng sản là “thiếu sót nghiêm trọng” trong chính sách về Trung Quốc của Hoa Kỳ. Ông cho hay Dự luật của ông sẽ đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ quyết định chính thức xem liệu cuộc bức hại có cấu thành tội ác chống lại loài người và tội ác diệt chủng hay không.
Annick Ponthier, một chính trị gia người Bỉ, lần đầu tiên biết về nạn mổ cướp nội tạng vào năm 2020 sau khi nghe về phán quyết của tòa án năm 2019. Ponthier cho biết hiện bà muốn đất nước của mình và Liên minh châu Âu chấm dứt các thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc để tránh trở thành “đồng phạm với những tội ác khủng khiếp mà họ đang gây ra”.
Bà nói, với việc chế độ của ĐCSTQ không có ý định hạn chế mô hình chuyên chế của mình trong biên giới Trung Quốc, thì lập trường chống lại ĐCSTQ phải “trở thành lập trường vì nhân quyền trên toàn thế giới”.
Đông A (theo The Epoch Times)
Xem thêm:
Từ khóa mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công