Nhiều nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông bị bắt trước cuộc biểu tình ngày 31/8
- Trí Đạt
- •
Ngày thứ hai sau khi quân đội Trung Quốc tiến vào Hồng Kông, chính phủ Hồng Kông bắt đầu tiến hành bắt bớ trên diện rộng. Ngày 30/8, sau khi Tổng thư ký của đảng Demosisto Hồng Kông là Hoàng Chi Phong bị bắt, thành viên Chu Đình (Agnes Chow Ting, nữ) cũng bị bắt giữ tại nhà. Trước đó một ngày, người sáng lập và cũng từng là người triệu tập đảng Dân tộc Hồng Kông Trần Hạo Thiên (Chan Ho-tin) cũng bị bắt tại sân bay.
Tài khoản Twitter của đảng Demosisto Hồng Kông đăng thông tin cho biết, khoảng 7:30 sáng ngày 30/8, trên đường Hoàng Chi Phong đến nhà ga tàu điện ngầm South Horizons, anh đột nhiên bị đẩy lên một chiếc ô tô trong sự chú ý của nhiều người, hiện anh đang bị giam giữ tại trụ sở cảnh sát Wan Chai. Được biết, cảnh sát bắt giữ anh với 3 tội danh.
Sau đó, đảng Demosisto tiếp tục đăng thông tin cho biết, sau khi Hoàng Chi Phong bị bắt, Châu Đình cũng bị bắt giữ tại nhà, và cũng bị giam giữ tài trụ sở cảnh sát Wan Chai. “Hiện chúng tôi chưa xác thực được tội danh của hai vị này, và đã mời luật sư xử lý vụ việc 2 vị này bị bắt.”
Phía cảnh sát Hồng Kông cũng xác nhận Hoàng Chi Phong bị bắt, thông tin của cảnh sát chỉ ra, việc bắt giữ này có liên quan đến người biểu tình ở bên ngoài trụ sở cảnh sát Wan Chai trong cuộc biểu tình ngày 21/6. Được biết, Hoàng Chi Phong bị cáo buộc 3 tội danh kích động tham gia tụ tập khi chưa được phê chuẩn, tổ chức tụ tập khi chưa được phê chuẩn, tham gia tụ tập khi chưa được phê chuẩn; Châu Đình bị cáo buộc tội danh kích độn tham dự tụ tập khi chưa được phê chuẩn.
Sau khi Hoàng Chi Phong, Châu Đình bị bắt, đảng Demosistō Hồng Kông ra tuyên bố nói, “Đối với việc cảnh sát lục soát và bắt giữ trên diện rộng những người biểu tình trước khi diễn ra cuộc biểu tình ngày 31/8 để tạo hiệu ứng ‘ve kêu mùa đông’ và khủng bố trắng, chúng tôi cảm thấy vô cùng phẫn nộ. Lần bắt giữ này rõ ràng là mục đích chính trị, lấy tội danh tương đối nghiêm như xúi giục kích động và tổ chức để bắt giữ “lãnh tụ phong trào” bị ĐCSTQ điểm tên, phối hợp với dư luận của ĐCSTQ tô vẽ phong trào phản đối dự luật dẫn độ thành “có bàn tay đen đứng sau” thúc đẩy, mượn cớ đó để phớt lờ 5 yêu cầu lớn mà người dân đề xuất.”
“Phong trào phản đối dự luật dẫn độ không có lãnh tụ không có sân khấu lớn, nếu có người kích động xúi giục người dân xuống đường, thì đó chắc chắn là chính quyền bạo lực của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga. Đảng Demosistō Hồng Kông trước giờ không phải là ‘lãnh tụ’ của phong trào phản đối dự luật dẫn độ, mỗi một người dân Hồng Kông đều bước ra dựa vào lương tri, dù ĐCSTQ có bôi nhọ và chụp mũ thế nào, đều không cách nào thay đổi được sự thực này, cũng chỉ khiến cho chính phủ phán đoán sai dân tình, từ đó rơi vào cục diện bế tắc khó giải quyết.
“Chúng tôi kêu gọi người dân không sợ chính trị bạo lực và khủng bố trắng, ngày 31/8 tiếp tục đấu tranh vì quyền lợi của chính mình. Người Hồng Kông cố lên.”
Trước đó, tối ngày 29/8, người triệu tập đảng Dân tộc Hồng Kông Trần Hạo Thiên cũng bị bắt khi chuẩn bị rời khỏi Hồng Kông. Trên mạng xã hội, Trần Hạo Thiên cho biết, anh bị câu lưu khi làm thủ tục xuất cảnh tại sân bay, sau đó bị cảnh sát bắt giữ.
Theo truyền thông Hồng Kông, Trần Hạo Thiên bị bắt vì nguyên nhân liên quan đến tham gia bạo động và tấn công cảnh sát, hiện vẫn đang bị giam giữ để điều tra.
Sáng ngày 30/8, Phó chủ tịch đảng Demosistō Hồng Kông Trịnh Gia Lãng (Isaac Cheng Ka Long) đã phát biểu trên trên truyền hình cho biết, cảnh sát trực tiếp bắt giữ nhiều người như Hoàng Chi Phong, Trần Hạo Thiên, là muốn tạo khủng bố trắng, khiến người dân sợ hãi, không dám tham gia hoạt động biểu tình nữa. Anh nhấn mạnh, cách làm này sẽ không khiến cho người dân Hồng Kông sợ hãi, chỉ có thể khiến cho càng nhiều người hơn nữa bất mãn từ đó xuống đường biểu tình.
Bên cạnh đó, trưa ngày 29/8, trong một nhà hàng ở đường Tak Hing thuộc phố Jordan, người triệu tập Mặt trận Dân chủ nhân dân Sầm Tử Kiệt bị hai người cầm gậy bóng chày và và ống tuýp sắt tấn công.
Sầm Tử Kiệt tiết lộ trên tờ The Stand News, khi sự việc xảy ra, anh nhìn thấy ở gần đó có một người đàn ông trung niên, và người đàn ông này từng xuất hiện trong phong trào lên án Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền sáng ngày 29/8. Phóng viên hỏi Sầm Tử Kiệt rằng anh có cho rằng hai sự kiện có liên quan tới nhau hay không, Sầm Tử Kiệt cho rằng đây là “suy đoán hợp lý”.
Trong cùng ngày, người đứng ra nộp đơn xin phép cuộc diễu hành “Khôi phục Yuen Long” ngày 27/7 là anh Chung Kiện Bình khi đang trả lời phỏng vấn của kênh TMHK trên đường, anh bị 4 người dùng gậy sắt, ô ẩu đả, khiến bị thương nghiêm trọng ở tay, phóng viên can ngăn nhưng cũng bị đánh chảy máu mồm.
Nhân sĩ nhân phong trào dân chủ Trung Quốc Vương Đan chia sẻ trên trang “Wang Dan’s Page” rằng, “bắt bớ trên rộng sắp bắt đầu”, và nói rằng người Hồng Kông “ không có đường lui”, cần bảo vệ những người như Hoàng Chi Phong, “nếu không, người tiếp theo có thể bị bắt chính là bạn”.
Vương Đan cho biết, “ĐCSTQ hiển nhiên là muốn bắt giữ phần lớn những người đấu tranh có lực hiệu triệu”, và dự đoán “thời điểm trấn áp người biểu tình sắp bắt đầu”.
Trước cuộc diễu hành ngày 31/8 do Mặt trận Nhân quyền nhân dân đứng ra kêu gọi, sáng sớm ngày 29/8, lượng lớn quân đội Trung Quốc đã tiến vào Hồng Kông. Các chủng loại xe của quân đội ĐCSTQ tiến vào Hồng Kông lần này gồm có xe bọc thép, xe vận binh, xe kéo, v.v.
Mặc dù truyền thông nhà nước Trung Quốc biện hộ rằng đây là hoạt động luân chuyển quân đồn trú lần 22, nhưng dư luận nghi ngờ đây là hành động phối hợp với ‘đòn gió’ “Luật khẩn cấp” của Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga, nhằm đe doạ người Hồng Kông.
Nhà bình luận thời sự Ngô Minh Đức phân tích, đây là cách làm doạ nạt người Hồng Kông, “Họ nói gì là luân chuyển quân đồn trú tại Hồng Kông, nhưng thời gian luân chuyển lại đúng vào thời điểm này, mục đích là để cho mọi người sợ hãi. Thực ra lần luân chuyển này, là muốn phối hợp với tuyên bố ‘Luật khẩn cấp’.”
Thứ Bảy (ngày 31/8) là ngày kỷ niệm 5 năm nghị quyết 831 của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc, Mặt trận Nhân quyền Nhân dân phát động mít tinh và diễu hành với chủ đề, “Kiên trì 5 yêu cầu lớn; Thu hồi nghị quyết 831; Phóng thích tất cả những người bị cầm tù vì ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông.” Tuy nhiên, cảnh sát đã phát đi thông báo phản đối, không cho phép mít tinh và diễu hành.
Nghị quyết 831 của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc năm 2014 là nguyên nhân chính dẫn đến “Phong trào chiếm Trung Hoàn” của người dân Hồng Kông để yêu cầu bầu cử phổ thông. Cuối tháng 9/2014, biểu tình tại Hồng Kông đã bùng nổ và kéo dài liên tiếp trong 79 ngày, cuối cùng đã bị cảnh sát trấn áp, người tổ chức cũng bị phạt tù.
Hoàng Chi Phòng là một trong những lãnh tụ thanh niên năm đó, bị cáo buộc vi phạm lệnh cấm, bị buộc tội hình sự coi thường toà án. Tháng 1/2018, anh bị phạt tù 3 tháng. Tháng 5/2019, sau khi kháng cáo đã được giảm hình phạt xuống còn 2 tháng, ngày 17/6/2019, anh được ra tù.
Tháng 10/2014, tạp chí Tạp chí Time tại Mỹ phiên bản châu Á đã dùng hình ảnh Hoàng Chi Phong làm ảnh bìa, tiêu đề là “Gương mặt đấu tranh” (The Face of Protest). Sau đó anh tiếp tục được Tạp chí Time bình chọn là một trong 25 thanh niên có sức ảnh hưởng. Đầu năm 2018, Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), La Quán Thông (Nathan Law), Chu Vĩnh Khang (Alex Chow) được 12 nghị sĩ Quốc hội Mỹ đề cử tranh giải Nobel Hoà bình 2018.
Trí Đạt (theo Epoch Times)
Xem thêm:
Từ khóa Hoàng Chi Phong Dòng sự kiện phản đối luật dẫn độ biểu tình Hồng Kông