Những người tập Pháp Luân Công bị bắt trước Đại hội 19 vẫn đang bị giam giữ phi pháp
Đại hội 19 đã kết thúc, tuy nhiên, nhiều người trước đó bị bắt giữ vì cái gọi là “đảm bảo duy trì an ninh ổn định cho Đại hội 19”, bao gồm cả những người tập Pháp Luân Công hiện vẫn đang bị giam giữ phi pháp.
Giáo sư tại Đại học Công nghệ Chiết Giang hiện vẫn chưa rõ tung tích
Bà Khương Vĩnh Cần, cử nhân ngành cơ khí tại Đại học Công nghiệp Cát Lâm, thạc sĩ Đại học Lan Châu hiện đang giảng dạy và nghiên cứu tại Trung tâm Giáo dục thực nghiệm cơ sở lĩnh vực cơ khí thuộc Đại học Công nghệ Chiết Giang.
Ngày 10/10, bà Khương Vĩnh Cần đang ở nhà thì Đội trưởng An ninh Quốc gia Phan Nhĩ Kiên ở Hạ Sa đột ngột đến gõ cửa phòng. Phan Nhĩ Kiên tìm cách nói chuyện hòng lừa cho bà Khương mở cửa. Ngay sau đó, bà Khương đã bị một nhóm người tiến đến vây bắt đưa lên một chiếc xe rồi lái đi. Phan Nhĩ Kiên nói với chồng bà Khương rằng, vì để “đảm bảo duy trì an ninh ổn định cho Đại hội 19”, họ phải đưa bà Khương đến tham gia lớp tẩy não (nhưng thực tế đi đâu thì không rõ).
Theo thông tin mới nhất trên trang web của Pháp Luân Công (Minghui.org) ngày 29/10 vừa qua, Phòng 610 (chuyên trách bức hại Pháp Luân Công) và phía an ninh quốc gia nói rằng sau Đại hội 19 sẽ thả người, nhưng đến nay bà Khương Vĩnh Cầm vẫn chưa thấy trở về nhà.
Nhiều người bị chặn lại hoặc bị bắt giữ tại ga tàu
Để “đảm bảo duy trì an ninh ổn định cho Đại hội 19”, các ga đường sắt quốc gia tại nhiều tỉnh ở Trung Quốc Đại Lục đã tăng cường an ninh, thiết lập hệ thống nhận diện khuôn mặt cũng như bổ sung hệ thống máy tính nhằm có thể nhanh chóng kiểm tra thông tin cá nhân của hành khách. Theo một số kênh truyền thông đưa tin, các biện pháp an ninh này sẽ được duy trì đến hết tháng 10/2017.
Mỗi ngày tại các ga tàu điện ngầm đều có vô số người bị chặn lại và nhiều người đã bị bắt giữ phi pháp, trong đó đa số là những người tập Pháp Luân Công.
Bà Ôn Trung Nguyên, người tập Pháp Luân Công cư trú tại Bắc Kinh, đến ngày 3/10 quay về Thiên Thủy để thăm mẹ bị ốm. Đến ngày 10/10 bà Ôn cùng với chồng đưa mẹ đến Bắc Kinh, nhưng bà lại bị chặn tại Ga tàu Thiên Thủy, chỉ có chồng và mẹ bà Ôn được lên tàu. Sau đó, bà Ôn đã bị bắt và giam giữ phi pháp.
Bà Lữ Thục Khuê, một người tập Pháp Luân Công sinh sống tại khu dân cư Kiều Tây, Thạch Gia Trang, do cha già qua đời nên tháng 10 phải về quê chịu tang. Ngày 23/10, khi đến ga xe lửa Lan Tiệt, bà đã bị chặn lại, thu hồi vé và không thể nào về quê được.
Những người tập Pháp Luân Công bị sách nhiễu hoặc bắt giữ
Theo tin tức từ một viên công an từ Sở Công an tỉnh Cát Lâm, trước khi Đại hội 19 bắt đầu, Bộ Công an đã ban hành mệnh lệnh yêu cầu các cấp cơ sở trong ngành công an thống nhất triển khai “hành động gõ cửa”. Chiến dịch này nhắm đến tất cả những người tập Pháp Luân Công đã bị thu thập dữ liệu từ trước năm 1999, cho dù là hiện tại còn theo tập Pháp Luân Công hay không.
Gần đây, trang web Minghui.org của Pháp Luân Công cũng xác nhận, ít nhất tại hơn 20 tỉnh thành những người theo tập Pháp Luân Công đã bị bắt giữ hoặc sách nhiễu nghiêm trọng, bao gồm: Cát Lâm, Hắc Long Giang, Quảng Đông, Sơn Tây, Hà Bắc, Hà Nam, Giang Tô, Tứ Xuyên, Sơn Đông, Liêu Ninh, Hồ Bắc, Hồ Nam, Chiết Giang, Cam Túc, Tân Cương, Nội Mông, Bắc Kinh, Trùng Khánh… Đây mới chỉ là những địa khu có thể đột phá phong tỏa mạng Internet để báo cáo, do vậy con số thực tế có thể sẽ nhiều hơn.
Theo thống kê, chỉ trong tháng 9/2017, tại Cáp Nhĩ Tân đã có 53 người bị bắt giữ (trong đó chỉ có 1 người không học Pháp Luân Công), hơn 200 người bị sách nhiễu. Chỉ riêng ngày 9/10, đã có 13 người bị bắt và giam giữ phi pháp.
Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công từ tháng 7/1999, đến nay đã hơn 18 năm. Tính đến hết nửa đầu năm 2017, ít nhất đã có 3.659 người tập Pháp Luân Công bị bắt giữ phi pháp, 7.209 người bị sách nhiễu dưới các hình thức khác… tựu chung lại số nạn nhân bị bức hại đã vượt quá con số 10.000 người.
Những năm gần đây, ông Tập Cận Bình sau khi lên nắm quyền, lấy danh nghĩa chống tham nhũng đã lần lượt đả hàng loạt “hổ to” thuộc phe ông Giang Trạch Dân như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng, Lý Đông Sinh, Tô Vinh… Đây cũng chính là những nhân vật chủ đạo trong chiến dịch bức hại Pháp Luân Công. Tuy nhiên, những quan chức phái Giang vẫn còn thao túng cục diện ở một số địa khu nhất định, đặc biệt là nội trong bản thân Bộ Công an vẫn có không ít người theo phe Giang. Vì vậy, Phòng 610 trực thuộc Bộ Công an vẫn không ngừng hoạt động, không ngừng thi hành chính sách bức hại Pháp Luân Công, đặc biệt là vào những thời điểm nhạy cảm.
Sau Đại hội 19, ông Tập Cận Bình đã cơ bản hoàn thành việc tập trung quyền lực và sẽ tiếp tục chống nham nhũng. Mặc dù không trực tiếp thể hiện thái độ với Pháp Luân Công, nhưng đa số quan chức “ngã ngựa” trong chiến dịch của ông Tập đều có liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công. Mới đây nhất, ông Ngô Kim Hoa, cựu Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Xích Bích, Hồ Bắc – một trong những “đầu sỏ” bức hại Pháp Luân Công tại tỉnh Hồ Bắc đã chính thức bị khai trừ đảng tịch, khai trừ công chức và đưa ra điều tra vì nghi ngờ “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”.
Minh Ngọc
Xem thêm:
Từ khóa Phòng 610 Bức hại Pháp Luân Công Đại hội 19 Tập Cận Bình Giang Trạch Dân