Vì sao bức hại Pháp Luân Công ở Liêu Ninh lại nghiêm trọng đến vậy?
- Thạch Minh
- •
Ngày 12/10, trang website Minghui.org của Pháp Luân Công đưa tin có 14 người tập luyện môn này tại tỉnh Liêu Ninh bị bức hại đến chết trong thời gian gần đây. Điều này khiến người ta phải nhìn lại tình hình bức hại thảm khốc tại Liêu Ninh trong suốt 18 năm khởi phát đàn áp Pháp Luân Công và đặt ra câu hỏi vì sao cuộc bức hại ở Liêu Ninh lại nghiêm trọng đến như vậy.
Một số trường hợp người tập Pháp Luân Công tại Liêu Ninh bị bức hại được nêu ra như sau:
Ngày 5/9/2000, anh Lữ Huệ Trung, một người tập Pháp Luân Công ở Đan Đông bị công an thành phố Đan Đông bắt giữ tại một cửa hàng bách hóa. Khoảng 7h tối, anh trai anh Lữ Huệ Trung đến thăm thì tình trạng của anh còn rất tốt. Đến khoảng 3h chiều ngày hôm sau, anh Lữ Huệ Trung đã bị bức hại đến chết, lúc đó mới chỉ 38 tuổi. Khám nghiệm pháp y cho thấy, trên mặt và thân thể anh Lữ Huệ Trung có nhiều vết thương, 3 xương sườn bị gãy, trong đó 1 cái còn đâm vào tim, phần chân cũng bị vỡ đôi, hai mắt vẫn mở, rõ ràng là chết không nhắm mắt.
Người nhà anh Lữ đến gặp các phòng ban liên quan để khiếu nại nhưng không có ai thụ lý. Vợ anh Lữ Huệ Trung khi không biết gặp ai để kháng cáo, đã dẫn con gái đến trước cửa một đồn công an, đứng trước đám đông người lớn tiếng kể rõ sự việc chồng mình bị đánh chết.
Ông Trâu Văn Trí, một người tập Pháp Luân Công tại khu Kim Châu, thành phố Đại Liên là kỹ sư chịu trách nhiệm vận hành thiết bị cho một công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Hóa học Đại Liên. Ngày 16/10/2000, ông Trâu Văn Trí đi làm việc và bị phó đồn công an họ Khương đến tận công ty hành hung đánh đập từ 8h sáng đến tận 3h chiều, kết quả là ông tử vong tại chỗ, khi đó mới 54 tuổi.
Quá trình giám định pháp y đã cho thấy, trên bề mặt thi thể thì phần da không bị ảnh hưởng gì, nhưng phần thịt bên trong đều bị phá hủy, xương sườn gãy nhiều đoạn, tim cũng bị hủy hoại. Phó đồn công an họ Khương đánh chết ông Trâu Văn Trí đã gặp cha mẹ hơn 80 tuổi cùng vợ của ông Trâu, đưa cho họ 20.000 nhân dân tệ và bị họ cự tuyệt.
Ngày 24/10, thi thể được đưa đi hỏa thiêu, ngoại trừ thân nhân thì không ai được phép tham dự tang lễ. Các nhà chức trách đã huy động hàng chục xe cảnh sát, xe ô tô, xe tải và phái lực lượng cảnh sát bao vây khu vực hỏa thiêu. Sở Công an thành phố Đại Liên gây sức ép với tập đoàn Công nghiệp Hóa học, bắt họ tuyên bố ông Trâu Văn Trí chết do tự sát, đồng thời uy hiếp người nhà ông Trâu nhận 200.000 nhân dân tệ bồi thường để thúc sự việc, che đậy tội ác của họ.
Khoảng 4h chiều ngày 3/6/2008, bà Vương Thục Hà, một người tập Pháp Luân Công tại thị trấn Hiểu Nam, thành phố Binh Sơn, Thiết Lĩnh bị bắt đến Khu số 8 Nhà tù nữ Liêu Ninh, bà bị quản giáo trưởng Lý Tiểu Hồng, tiểu đội trưởng Mạnh Lệ Ảnh còng tay vào lan can, sau đó Đinh Mĩnh Linh cùng 6 nhân viên khác điên cuồng đấm đá bà Vương. Chưa đến 12h, bà Vương đã bị đánh đến chết, khoảng 4h sáng thì thi thể được đưa ra khỏi nhà giam. Hai ngày sau, người nhà bà Vương mới được thấy di thể của bà. Họ phát hiện có nhiều thương tổn ở xung quanh miệng cùng nhiều vết bầm tím trên cổ và ngực của bà Vương, cũng hiểu được rằng bà Vương đã bị tra tấn đến chết.
Ngày 6/2/2002, cô Vương Tú Hà, một người tập Pháp Luân Công ở Thẩm Dương đã bị Phòng Cảnh Sát Thành Phố Thẩm Dương cục Hoà Bình, phân cục Hà Bắc bắt giữ. Sau đó, cô bị kết án bất hợp pháp 4 năm tù, ban đầu bị giam giữ tại Bệnh viện An Khang Thẩm Dương rồi bị đưa đến Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh. Trong khi bị giam giữ, cô bị đánh đập tàn ác, bị ép ngủ trên những nền nhà xi măng, bị dội ướt bằng hàng chục thùng nước lạnh, và bị cưỡng bức làm việc suốt cả ngày như nô lệ.
Tháng 7/2005, khi người nhà cô đến thăm cô trong tù, họ nhận thấy cô hết sức gầy mòn yếu ớt. Tháng 12/2005, khi cô trở nên quá gầy yếu, chân và đùi phù trướng, toàn bộ răng phía trước không còn, thần trí cũng không tỉnh táo thì nhà tù đã thả cô về hòng trốn tránh trách nhiệm. Gia đình đưa cô đến Bệnh Viện Nhân Dân Thứ 10 Thẩm Dương, và bác sĩ chẩn đoán cô Vương bị nhiễm khuẩn ở hai buồng phổi, viêm màng phổi trái, thấp tim, và thiếu sắt trong máu, tình trạng bệnh lý sự sống nguy kịch. Cô Vương Tú Hà qua đời vào ngày 24/1/2006.
Tháng 4/2005, ông Cái Xuân Lâm một người tập Pháp Luân Công tại Phủ Thuận đã bị bắt giữ. Đến ngày 6/5/2005, thân nhân gia đình ông Cái nhận được thông báo ông đã qua đời vì bị nhồi máu cơ tim ở trong một trung tâm tẩy não. Tuy nhiên, khi gia đình ông phát hiện thấy có nhiều vết bỏng nặng ở trên mặt và ngực ông, họ đã yêu cầu khám nghiệm tử thi. Kết quả cho thấy tế bào mô trong một phần đường tiêu hoá của ông đã bị “nấu chín” và bị bong ra khi chạm tay vào, điều này chứng tỏ việc ông qua đời là do bị bức thực bằng nước sôi.
Tháng 6/2003, anh Hoàng Khắc, một nhân viên của Viện Nghiên cứu Hóa dầu Phủ Thuận vì tập Pháp Luân Công mà bị cảnh sát tại Đồn Cảnh khu Quang Minh khu Vọng Hoa thành phố Phủ Thuận bắt giữ phi pháp và đưa vào Trại tạm giam Số 1 Phủ Thuận. Anh Hoàng Khắc đã tuyệt thực để phản bức hại, sau đó bị bức thực tàn nhẫn. Chỉ trong khoảng 10 ngày, đến 3/7/2003, anh đã bị bức hại đến chết tại trung tâm giam giữ, lúc đó mới 31 tuổi.
Vợ anh Hoàng Khắc, cô Chung Tú Vân cũng tập Pháp Luân Công và bị bức hại đến chết tại bức kinh hồi tháng 10/1999, để lại gia đình chỉ còn lại con nhỏ và cha mẹ già yếu không nơi nương tựa.
Ngày 18/12/2000, bà Tôn Liên Hà tại khu Sa Hà Khẩu cũng dùng phương thức tuyệt thực để phản bức hại, và bị cảnh sát bức thực dã man. Phần mũi và niêm mạc của bà bị tổn thương nghiêm trọng, mũi chảy máu do bị nhét đường ống vào đó, cũng do đường mũi bị chặn mà bà phải thở bằng miệng. Nhưng cổ họng và đường hô hấp cũng bị viêm, bà ho liên tục ra đờm và máu. Ngay cả lúc sinh mệnh cô gặp nguy hiểm, cảnh sát vẫn không ngừng đối xử tàn tệ với bà. Đến ngày 16/1/2001, bà Tôn Liên hà đã bị bức hại đến chết, lúc đó mới 50 tuổi.
Theo thống kê nửa đầu năm 2006, có ít nhất 473 người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã bị ĐCSTQ kết án phi pháp. Trong đó chỉ riêng tại Liêu Ninh đã có 111 trường hợp, chiếm 25%.
Nửa đầu năm 2007, ĐCSTQ đã bắt giữ ít nhất 3.659 người tập Pháp Luân Công, trong đó Liêu Ninh chiếm 329 người (xếp thứ 2).
Một vài con số thống kê khác có thể kể đến như: trong số 7.207 người tập Pháp Luân Công bị sách nhiễu, tỉnh Liêu Ninh chiếm tới 969 người (xếp thứ 2); trong số 220 người bị bắt giữ phi pháp, tỉnh Liêu Ninh có 33 người (xếp thứ nhất); trong số 150 người khởi kiện cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân bị bắt giữ, tỉnh Liêu Ninh có 25 người (xếp thứ 2); trong tổng số tiền 1.807.396 nhân dân tệ mà cảnh sát thu giữ khi khám xét nhà, tỉnh Liêu Ninh đóng góp 478.800 nhân dân tệ (xếp thứ nhất).
…
Sở dĩ bức hại Pháp Luân Công ở tỉnh Liêu Ninh nghiêm trọng đến vậy, là bởi có nguyên nhân lịch sử nhất định, có quan hệ đến thế lực của các quan chức phe ông Giang Trạch Dân tại Trung ương và tại tỉnh Liêu Ninh.
Từ khi bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, ông Giang Trạch Dân đã biến Liêu Ninh thành khu vực bức hại trọng điểm. Sau khi ông này đến thị sát Liêu Ninh, Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân đã không ngừng thăng tiến nhờ hạ lệnh và tiến hành trấn áp Pháp Luân Công “không từ thủ đoạn nào”. Mổ cướp nội tạng sống, mở xưởng gia công tiêu bản thi thể, xây dựng mở rộng hệ thống trại giam… những điều này chính là nấc thang giúp Bạc Hy Lai thăng tiến đến tận cấp trung ương. Tập đoàn phe phái Giang Trạch Dân gần như xây dựng địa bàn tại Liêu Ninh, những thân tín của ông Giang tại đó khống chế toàn bộ hệ thống Phòng 610, Ủy ban Chính trị Pháp luật, hệ thống công an kiểm sát tư pháp, thành ủy, tỉnh ủy Liêu Ninh, không ngừng chủ động tiến hành các chiến dịch bức hại Pháp Luân Công.
Kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, cùng với chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi”, hàng loạt thân tín phe Giang lần lượt “ngã ngựa”, tình hình ở Liêu Ninh bị xáo trộn không nhỏ, nhưng những tàn dư của ông Giang tại đây vẫn còn khá nhiều. Mặc dù đầu năm 2017, ông Tô Hoành Chương, cựu Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật tỉnh Liêu Ninh đã “ngã ngựa”, nhưng những lệnh bắt giữ, kết án phi pháp người tập Pháp Luân Công vẫn không ngừng phát đi từ tỉnh này. Điều đó cho thấy thân tín phe Giang vẫn kiểm soát tình hình Liêu Ninh ở một mức độ nhất định.
Nhìn vào trường hợp của Bạc Hy Hai, Chu Vĩnh Khang, Lý Đông Sinh, Chu Bổn Thuận, Trương Việt, Tô Hoành Chương, là những người chủ chốt trong cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc nay đều đã “ngã ngựa”, có thể thấy được sự tích cực cải biến tình hình của chính quyền đương nhiệm Tập Cận Bình. Tuy nhiên, xét từ tình huống tại Liêu Ninh từ đầu năm 2017 đến nay, có thể thấy được rằng thế lực tàn dư phái Giang nỗ lực đàn áp là nhằm đẩy tội ác bức hại Pháp Luân Công sang cho chính quyền ông Tập, hòng tìm cớ tránh khỏi bị thanh lý trong tương lai. Đến nay, khi mà tàn dư phái Giang vẫn còn hoành hành tác quái ở Liêu Ninh đến mức độ đó, thì vai trò của các cơ quan như Ủy ban Chính trị Pháp luật, các cơ quan trong hệ thống công kiểm sát tư pháp nằm ở đâu? Điều này chính quyền của ông Tập Cận Bình nhất định phải suy ngẫm một cách sâu sắc.
Thạch Minh
Xem thêm:
Từ khóa Bạc Hy Lai Vương Lập Quân sự thật Pháp Luân Công Tập Cận Bình đàn áp Pháp Luân Công Pháp Luân Công Giang Trạch Dân Bức hại Pháp Luân Công