Các cuộc biểu tình trong khuôn viên trường học tại Trung Quốc vẫn tiếp tục bùng nổ sau “Phong trào Giấy trắng”. Vào tối ngày 11/12, hàng trăm sinh viên Trường Y khoa Lâm sàng Hoa Tây đã biểu tình phản đối cường độ làm việc cao mà thu nhập thấp.

p3258571a638873339
Vào tối ngày 11/12, hàng trăm sinh viên Trường Y khoa Lâm sàng Hoa Tây thuộc Đại học Tứ Xuyên đã biểu tình trong khuôn viên trường và hô vang các khẩu hiệu. (Ảnh chụp màn hình video)

Tài khoản Twitter “Giáo viên Lý không phải là giáo viên của bạn” đã đăng một đoạn video, cho biết vào tối ngày 11/12 khoảng 300 sinh viên Trường Y khoa Lâm sàng Hoa Tây thuộc Đại học Tứ Xuyên đã tổ chức một cuộc biểu tình trong khuôn viên trường. Video cho thấy sinh viên tuần hành từ thư viện đến Bệnh viện Hoa Tây.

Trong video, rất đông sinh viên tập trung dưới ánh đèn đêm và hô vang khẩu hiệu: “Bằng công bằng lương, từ chối tiêu chuẩn kép! Tự nguyện trở về nhà, đừng đe dọa!” Trong quá trình họ tuần hành, nhiều người dân đã tụ tập đứng xem, hiện trường còn có xe cảnh sát.

Twitter “Giáo viên Lý” cũng cho biết, nguyên nhân sinh viên biểu tình là do họ làm việc vất vả mà không được xin nghỉ phép, nghiên cứu sinh chuyên nghiệp phải đi làm lâm sàng (làm công việc thực tế) nhưng lại không được xét nghiệm axit nucleic, ngay cả dương tính với COVID-19 cũng không được phép xin nghỉ, nếu có nghỉ thì cũng phải làm bù. Cũng có những sinh viên đến phòng khám trong một thời gian dài để làm công việc giống như những sinh viên đào tạo chuẩn hóa, thu nhập của họ rất khác nhau, thực tập sinh không những không có một đồng thu nhập nào mà còn phải đóng học phí.

Trong nhóm sinh viên có một đề xuất rằng họ sẽ tập trung tại thư viện lúc 7:30 tối ngày 11/12, khẩu hiệu là “Đồng công đồng thù (công việc như nhau, lương như nhau), từ chối tiêu chuẩn kép! Tự nguyện về quê, đừng đe dọa!”. Có người nói: “Mọi người đừng sợ. Chúng ta đưa ra yêu cầu hợp lý chứ không phải lật đổ họ. Chúng ta sẽ luôn kiên quyết đối thoại.”

Sự khác biệt về thu nhập đã được đề cập trong cuộc trò chuyện nhóm, “Một người tốt nghiệp thạc sĩ làm việc lâm sàng 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày, một tháng là 800 tệ + 450 tệ hỗ trợ tiền ăn”, “nghiên cứu sinh chuyên nghiệp bình quân mỗi tháng 1000 tệ, sinh viên đào tạo chuẩn hóa bình quân mỗi tháng 4000 tệ”, “y tá đều là 10.000 tệ”, “có một số giáo viên lâu năm nhận vài chục ngàn tệ mỗi tháng”.

Một số người trong nhóm phàn nàn: “Chúng ta không được coi là con người”; “Hệ thống đào tạo chuẩn hóa bị chỉ trích nhiều là khởi nguồn từ Hoa Tây”; “Sinh viên làm việc nhiều hơn bác sĩ trong bệnh viện này”, v.v.

“Giáo viên Lý” cũng cho biết, có thông tin cho rằng hệ thống đào tạo chuẩn hóa trong ngành y chính là được trường y Hoa Tây đi đầu sáng lập. Đào tạo chuẩn hóa có nghĩa là một bác sĩ sau khi tốt nghiệp thì không thể trực tiếp tham gia công việc, mà cần dùng thân phận bác sĩ nội trú để tiếp nhận đào tạo lâm sàng mang tính hệ thống ở bệnh viện đào tạo. Trong thời gian này, thông thường họ không còn là sinh viên, nhưng cũng không phải là nhân viên của bệnh viện, do đó không thể nào có được mức lương bình thường. Họ cần phải trải qua 3 năm như vậy ở bệnh viện.

Lãnh đạo nhà trường đã đến hiện trường biểu tình và các sinh viên nhận được lời hứa miệng: “1. Có thể tự nguyện về quê bất cứ lúc nào, nhưng cần phải đăng ký; 2. Học bù đào tạo chuẩn hóa đều là tự nguyện; 3. Đồng công đồng thù có thể giống với Bệnh viện Hiệp Hòa và Thượng Hải. Hiệp Hòa và Thượng Hải trả bao nhiêu thì Hoa Tây trả bấy nhiêu; 4. Chỉ bằng lời nói, không có văn bản.”

Nữ sinh dẫn đầu cuộc biểu tình này có thể sẽ bị hẹn nói chuyện, đồng thời giáo viên hướng dẫn viên yêu cầu họp trực tuyến khẩn cấp.

(Trong video, lãnh đạo trường nói chuyện với sinh viên, hứa miệng đối với những yêu cầu của sinh viên.)

Về vấn đề này, cư dân mạng tỏ ra tức giận: 

“Ngay cả những quyền lợi cơ bản nhất cũng cần phải đấu tranh. Thật là trò cười cho thiên hạ” 

“Thực tập không trả lương coi như bị bóc lột là xong, nhưng lại còn lấy cả học phí, làm việc không công lại còn không có tiền ăn ở.”

“Toàn bộ đều là chân thực, đều là bóc lột một cách trắng trợn sinh viên đại học vừa mới tốt nghiệp.”

“Yêu cầu rất đơn giản, chính là coi con người là con người.”

“Sau Phong trào Giấy trắng, có quá nhiều sự kiện tương tự. Những người sinh sau năm 2000 chúng ta thực sự vùng dậy rồi. Có thể là thế hệ bước ngoặt của dân tộc Trung Hoa.”

“Đào tạo chuẩn hóa vốn là tốt, nhưng đến Trung Quốc, một là không học được thứ gì, hai là trở thành lực lượng lao động miễn phí. Ý định đào tạo thường xuyên là tốt. Ở Trung Quốc, người ta không thể học bất cứ thứ gì, và thứ hai là lao động tự do. Nói thuần thuộc về thủ đoạn bóc lột nhân viên y tế, muốn làm ngành này, thì phải bị bóc lột. Bây giờ ở Tứ Xuyên và Trùng Khánh, ngay cả y tá cũng cần được đào tạo tiêu chuẩn hóa, điều này thực sự điên rồ.” 

“Hệ thống đào tạo tiêu chuẩn hóa trong nước (Trung Quốc) là con dao trên đầu sinh viên y khoa.”

Vụ hỏa hoạn ở Urumqi (Tân Cương) vào tháng 11 đã khiến người dân Trung Quốc từ các nơi như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thành Đô, v.v, xuống đường phản đối chính sách “zero COVID” của nhà cầm quyền. Mặc dù chính sách phòng dịch của chính quyền đã có sự nới lỏng, thậm chí gần đây còn đưa ra 10 quy định mới trong phòng chống dịch. Tuy nhiên, hoạt động biểu tình tại các trường cao đẳng đại học với các hình thức khác nhau cũng liên tiếp nổi lên. Vào các ngày 4, 5, 6, 7 và 10 tháng 12, Đại học Vũ Hán, Đại học Công nghệ Nam Kinh, Đại học Y An Huy, Đại học Khoa học và Công nghệ Trung QuốcĐại học Y Trùng Khánh đều tổ chức các cuộc biểu tình đòi quyền lợi và tự do trong khuôn viên trường.