Đã qua một năm dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) bùng phát ở Trung Quốc, hai người đầu tiên cảnh báo về dịch bệnh này là bác sĩ Lý Văn Lượng đã qua đời, còn bác sĩ Ngải Phần bị mù vì bệnh mắt. Gần đây đã có hoạt động tự phát trong người dân Trung Quốc tổ chức kiện kỷ niệm tròn một năm “ngày thổi còi” đại dịch viêm phổi Vũ Hán, hoạt động khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) như gặp phải kẻ thù lớn, đã gây sức ép đối với những người tham gia trong đó có bác sĩ Ngải Phần.

Còn có bao nhiêu “Lý Văn Lượng” ở Trung Quốc?
Bác sĩ Lý Văn Lượng.

Liên lụy bản thân và gia đình vì lên tiếng cảnh báo

Vào cuối tháng 12 năm ngoái sau khi virus viêm phổi Vũ Hán xuất hiện ở Trung Quốc, hai bác sĩ Lý Văn Lượng và Ngải Phần đã đứng đầu trong việc đưa ra cảnh báo về dịch bệnh, nhưng họ đã bị chính quyền trấn áp. Đến nay sau một năm qua đi, gia đình họ vẫn chưa thoát bị liên lụy chịu giám sát của cơ quan chức năng ĐCSTQ. Theo Đài Á châu Tự do (RFA), một người phụ nữ họ Lưu làm việc trong hệ thống Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc tiết lộ rằng sau khi bác sĩ Lý Văn Lượng qua đời, người vợ ông đã dẫn hai con nhỏ trở về quê nhưng cuộc sống rất khó khăn, cha mẹ bác sĩ Lý Văn Lượng vẫn chưa thoát khỏi nỗi đau buồn trước cái chết của con trai. Nhưng nhà chức trách yêu cầu họ không được tự ý lên tiếng trước công luận.

Theo chia sẻ của bà Lưu, sáng ngày 30/12, một tài khoản có tên “Erxiang” đã đăng bài kỷ niệm một năm ngày bác sĩ Lý Văn Lượng lên tiếng cảnh báo dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, cảnh báo đã khiến cơ quan chức năng ĐCSTQ chú ý và lập tức gây áp lực vì lo ngại gây hoang mang dư luận. Một “người thổi còi” khác là bác sĩ Ngải Phần thì bị Bí thư Vương Vệ Hoa (Wang Weihua) của Đảng ủy Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán cảnh cáo và gây áp lực vì hồi tháng 8 nhận phỏng vấn của giới truyền thông, đề nghị cô không được lên tiếng công luận cũng như lên tiếng để xóa bỏ các bài viết liên quan.

“Những gì họ nói là sự thật, cũng không nói gì quá đáng,… bạn không thể tranh luận với những người bất chấp lý lẽ như họ (ĐCSTQ)”, bà Lưu cho biết. “Bây giờ là thời kỳ nhạy cảm, không được đề cập những tin tức tiêu cực về chính phủ, chỉ có thể ca ngợi”.

Có thông tin cho biết khoa mắt của bệnh viện nơi bác sĩ Lý Văn Lượng làm việc đã tạm ngừng hoạt động vì bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Vào hồi tháng 5 bác sĩ Ngải Phần vì bị bệnh mắt đã phải đến một bệnh viện tư nhân chữa trị, kết quả khoảng 2 tháng trước mắt bị mù vì chữa trị chẩn đoán nhầm. Nhưng nội bộ bệnh viện hoàn toàn giữ im lặng về chuyện này. Còn bản thân bác sĩ Ngải Phần chỉ nói rằng cô không tiện lên tiếng và không đưa ra bất kỳ bình luận nào, nhưng cô khẳng định rằng mắt cô thực sự bị mù do chẩn đoán nhầm và hiện cô không thể đi làm. Còn Bí thư Vương Vệ Hoa của Đảng ủy Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Y tế thành phố cũng từ chối trả lời mọi thông tin liên quan.

 

Thảm họa từ che giấu thông tin

Ngày 30/12/2019, bác sĩ Lý Văn Lượng của Bệnh viện Trung ương Vũ Hán đã đưa ra cảnh báo sớm với thế giới bên ngoài, nhắc nhở người thân và bạn bè hãy đề phòng vì “7 trường hợp mắc bệnh SARS đã được chẩn đoán ở chợ hoa quả và hải sản Hoa Nam”. Nhưng ông không ngờ rằng sau khi thông tin được truyền ra thì ông và 8 người khác đã bị cơ quan công an nói chuyện và buộc phải ký vào “Biên bản cảnh cáo”.

Chỉ nửa tháng sau đó dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã mất kiểm soát, ngay cả bản thân bác sĩ Lý Văn Lượng cũng bị nhiễm và cuối cùng qua đời vào ngày 6/2. Thời đầu bùng phát dịch bệnh, Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán đã bị ảnh hưởng nặng nề với hơn 300 người bị nhiễm virus, trong đó ít nhất 6 nhân viên y tế thiệt mạng. Cho đến nay, thế giới bên ngoài vẫn chưa thể biết có bao nhiêu người Trung Quốc Đại Lục đã chết trong trận dịch này.

Có thể nói, chính vì ĐCSTQ che giấu tin tức về đại dịch là nguyên nhân khiến virus nhanh chóng mất kiểm soát và lây lan toàn cầu. Tính đến ngày 30/12/2020, đã khoảng 1,8 triệu người thuộc 191 quốc gia và khu vực trên thế giới thiệt mạng. Nhưng trớ trêu là ngày nay, ĐCSTQ không chỉ phủ nhận hoàn toàn việc che giấu dịch bệnh gây đại dịch tàn phá thế giới, thậm chí còn tự xem họ là tấm gương thành công trong cuộc chiến chống dịch bệnh, lên án ngược lại các nước khác vì hành động chống dịch không hiệu quả.

Tiểu Quỳ, Vision Times tiếng Trung

Xem thêm: