Kể từ lần đầu tiên cập bến Netflix vào tháng trước, bộ phim kinh dị Hàn Quốc “Squid Game” (Trò chơi con mực) đã thu hút khán giả từ hơn 90 quốc gia và nhanh chóng trở thành chương trình quốc tế có tỷ suất người xem cao nhất trong lịch sử của nền tảng phát trực tuyến. Mặc dù bộ phim truyền hình này là hư cấu, là phê phán gay gắt cuộc sống hiện đại, nhưng một tình tiết phụ của bộ phim là nội tạng người được thu hoạch và bán – nó đã xảy ra trong thực tế.

p3024131a432738936
Ngày 8/12/2018, luật sư nhân quyền người Canada David Matas đã làm chứng trước “Tòa án Nhân dân Độc lập – Tòa án Trung Quốc” ở London, Anh. (Nguồn ảnh: Minghui.org)

Chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc: Mạng lưới thu hoạch nội tạng “giết người theo nhu cầu” 

Theo Daily Mail đưa tin vào ngày 17/10, tổ chức nhân quyền tuyên bố rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mỗi năm lấy tim, thận, gan và giác mạc của 100.000 người bất đồng chính kiến ​​và tù nhân chính trị cho mạng lưới buôn bán nội tạng “giết người theo yêu cầu” đang hoạt động trên quy mô lớn.

mổ cướp nội tạng
(Chụp màn hình Daily Mail)

Nhưng cộng đồng quốc tế vẫn không thể ngăn chặn cuộc thảm sát này, vì Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) buộc phải chấp nhận số liệu “không đầy đủ và sai lệch” từ các bệnh viện của quốc gia toàn trị này mà không đặt nghi vấn gì.

Chỉ một tuần trước khi Netflix phát hành tác phẩm lớn, sau khi Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tuyên bố rằng Trung Quốc “nhắm mục tiêu cụ thể vào các nhóm dân tộc thiểu số, ngôn ngữ hoặc tôn giáo bị giam giữ” và kiếm được 1 tỷ đô la mỗi năm, Bắc Kinh tức giận phủ nhận tồn tại kế hoạch thu hoạch nội tạng được nhà nước hỗ trợ.

9 báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc từ Hội đồng Nhân quyền đã dành hơn một năm để khai thác lời khai của nhân chứng, đồng thời nghiên cứu tỷ lệ hiến tạng đáng ngờ của Trung Quốc để tiết lộ tình hình mới của thị trường “giết người theo yêu cầu” khủng khiếp.

Tuyên bố cho biết: “Các chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc hôm nay cho biết, họ vô cùng sốc trước các báo cáo về cáo buộc ‘mổ cướp nội tạng’ đối với các nhóm người thiểu số bị giam giữ ở Trung Quốc, bao gồm người tập Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, người Hồi giáo và Cơ đốc giáo.”

“Thông tin đáng tin cậy mà họ nhận được là, những người bị giam giữ … có thể bị buộc làm xét nghiệm máu và kiểm tra nội tạng, chẳng hạn như siêu âm và chụp X-quang, mà không cần sự đồng ý của họ; trong khi các tù nhân khác lại không cần làm loại xét nghiệm, kiểm tra này. Theo báo cáo, kết quả xét nghiệm được đăng ký vào cơ sở dữ liệu về nguồn tạng sống để thuận tiện cho việc phân phối tạng.”

“Theo các cáo buộc nhận được, người ta nói rằng các cơ quan phổ biến nhất được lấy từ các tù nhân là tim, thận, gan, giác mạc và các bộ phận ít phổ biến hơn của gan.”

Tuyên bố gay gắt này cũng chỉ ra rằng hình thức buôn bán nội tạng này chủ yếu dựa vào sự tham gia của các nhân viên y tế lành nghề, những người đã thề sẽ bảo vệ bệnh nhân, bao gồm “bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê và các chuyên gia y tế khác”, và cho đến cả những nhân viên chuyên nghiệp trong khu vực công khác nhau.

Tuyên bố viết: “Nếu không từ bỏ tín ngưỡng của mình hoặc từ chối hợp tác với cảnh sát, một số tù nhân sẽ bị dọa giết hoặc họ sẽ bị cảnh sát đe dọa mổ cướp nội tạng.”

Một trong những “tín hiệu nguy hiểm” của hệ thống cấy ghép nội tạng của Trung Quốc là những người được phẫu thuật ghép tạng có thể đặt lịch phẫu thuật vào một thời gian và địa điểm cụ thể.

Trong các hệ thống y tế khác, tình trạng này không xảy ra vì bác sĩ phẫu thuật không thể đoán trước được người lựa chọn trở thành người hiến tạng khi nào sẽ chết.

Theo quy trình “đạo đức” đã được WHO chấp thuận, nội tạng của người chết sẽ được ghép cho những bệnh nhân khẩn cấp nhất trong danh sách cấy ghép, và những bệnh nhân này nằm trong phạm vi lưu thông của bệnh viện.

Đối với nhiều người tuyệt vọng mà nói, có thể mất nhiều năm để được cấy ghép vì người nhận phải có cùng nhóm máu với người đã chết và có cùng kích thước nội tạng.

Nhưng trong khuôn khổ phiên điều trần năm 2019 của Tòa án Trung Quốc độc lập tại Anh, một cuộc điện thoại bí mật tới một bệnh viện Trung Quốc đã cho thấy, trong hệ thống “giết người theo yêu cầu”, bệnh nhân có thể được phẫu thuật rất nhanh chóng.

Trong một trích đoạn, bác sĩ Phùng Chấn Đông (Feng Zhendong) thuộc Bệnh viện 107 của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ở thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, nói với nhân viên điều tra qua điện thoại rằng “một số lượng lớn nội tạng” chuyển đến bệnh viện mỗi tháng.

Mặc dù các hoạt động buôn bán nội tạng đáng lo ngại do nhà nước hỗ trợ của Trung Quốc đã được ghi chép đầy đủ trong nhiều thập kỷ, nhưng cộng đồng quốc tế khó có thể ngăn chặn giao dịch đáng sợ này.

Bắc Kinh có thể che đậy hành vi vi phạm nhân quyền của họ bằng cách báo cáo thiếu dữ liệu cấy ghép cho WHO, và tổ chức này buộc phải chấp nhận số liệu thống kê chính thức từ các quốc gia thành viên cung cấp.

Video: Bác sỹ Trung Quốc kể lại chuyện mổ cướp nội tạng

Lời chứng của tù nhân lương tâm Trung Quốc

Bà Susie Hughes, giám đốc điều hành của “Liên minh Quốc tế Chấm dứt lạm dụng cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc” (ETAC), cho biết rằng tuyên bố của Bắc Kinh về việc họ đang thực hiện 10.000 đến 20.000 ca cấy ghép nội tạng là không đúng.

Bà nói với Daily Mail: “Phân tích thống kê gần đây về hệ thống cấy ghép nội tạng hiện tại của Trung Quốc cho thấy các số liệu do Trung Quốc đưa ra đều là ngụy tạo. Khi bạn kiểm tra thu nhập của bệnh viện, việc sử dụng giường bệnh và dữ liệu chính thức của Trung Quốc về số lượng đội ngũ phẫu thuật … các con số này có nhiều khả năng là 60.000 đến 100.000 ca phẫu thuật cấy ghép mỗi năm.”

Tòa án Trung Quốc độc lập phát hiện, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và người tập Pháp Luân Công (môn tu luyện bị ĐCSTQ cấm) về cơ bản được sử dụng làm “ngân hàng nội tạng” cho người mua trong và ngoài Trung Quốc.

Một người tập Pháp Luân Công tên Lưu Kim Đào (Liu Jintao), đã cung cấp lời chứng đáng sợ cho nhóm chuyên gia: “Tôi bị giam cùng 8 người nghiện ma túy, thông thường họ bị dẫn dụ để ngược đãi những người tập Pháp Luân Công. Những người nghiện ma túy này đã thay nhau tiến hành bức hại tôi theo lệnh của cảnh sát cai ngục. Trong tù có lắp đặt camera giám sát, cho nên cảnh sát cai ngục biết mọi chuyện xảy ra trong đó.

Một hôm, một tù nhân nghiện ma túy đang đánh vào lưng và eo tôi, một tù nhân khác đi từ ngoài vào và hét lớn: ‘Không được làm tổn thương nội tạng anh ta!’”.

Tù nhân người Duy Ngô Nhĩ tên là Zumuret Dawut nói rằng ngày đầu tiên của 3 tháng bị giam giữ, cô được đưa đến bệnh viện để tiến hành quét nội tạng.

Cô nói trong lời chứng của mình: “Chỉ sau khi họ cởi chiếc mũ trùm đầu màu đen trên đầu tôi, tôi mới biết rằng tôi đang ở trong bệnh viện. Tôi thấy rằng có cảnh sát mặc đồng phục ở khắp mọi nơi, còn có những người mặc áo khoác trắng đi lại, cho nên tôi đoán tôi đang ở trong bệnh viện. Họ đã lấy mẫu máu và sau đó chụp X-quang nội tạng của tôi.”

Một người tập Pháp Luân Công khác bị giam giữ 6 năm tên là Từ Tân Huy (Yu Xinhui) nói rằng một bác sĩ trong hệ thống nhà tù đã cố gắng nhắc nhở ông chú ý về điều kinh hoàng này.

Ông Từ Tân Huy cho biết trong lời chứng của mình: “Một bác sĩ nhà tù đồng cảm với những người tập Pháp Luân Công chúng tôi đã bí mật nói với tôi rằng đừng chống đối ĐCSTQ. Đừng phản kháng họ. Nếu bạn làm như thế, khi thời điểm đến, bạn thậm chí không biết mình chết như thế nào. Đến lúc đó, bạn không biết tim, gan, lá lách và phổi của mình sẽ được đưa đi đâu.”

Bất chấp những phát hiện này, chính quyền ĐCSTQ liên tục phủ nhận việc Trung Quốc cưỡng bức thu hoạch nội tạng người, gọi tuyên bố của Liên Hiệp Quốc là “bịa đặt” “vu khống”. Chính quyền ĐCSTQ cũng mô tả những lời khai đau lòng của các nhân chứng này đến từ “các diễn viên”.

Tòa án Trung Quốc: ĐCSTQ phạm chống lại loài người

Tòa án Trung Quốc” là một tòa án nhân dân độc lập để điều tra về cưỡng bức mổ cướp nội tạng các tù nhân lương tâm của ĐCSTQ. Tòa án này được thành lập bởi “Liên minh Quốc tế Chấm dứt lạm dụng cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc”. Liên minh được thành lập vào năm 2014, chịu trách nhiệm đối chiếu và xác minh thông tin về cuộc đàn áp và cưỡng bức mổ cướp nội tạng những người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Năm ngoái, các chuyên gia quốc tế đã được mời thành lập một tòa án đạo đức để xem xét một cách khách quan các bằng chứng liên quan và xác định xem ĐCSTQ có phạm tội hình sự hay không. Tòa tổ chức hai phiên điều trần lần lượt vào các ngày 8 – 10/12/2018 và ngày 6 – 7/4/2019.

Chủ tọa của tòa án độc lập là ngài Geoffrey Nice, một luật sư Vương quốc Anh uy tín trên trường quốc tế, từng là công tố viên vụ án tội ác chiến tranh của cựu Tổng thống Serbia Slobodan Milošević ở The Hague. Vào tháng 6/2019, ngài đã công bố phán quyết cuối cùng về vụ cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ. Báo cáo Phán quyết cuối cùng của Tòa án Nhân dân Độc lập cho biết “Không có bằng chứng cho thấy cơ sở hạ tầng quan trọng liên quan đến ngành cấy ghép nội tạng của Trung Quốc đã bị tháo dỡ, hơn nữa vẫn thiếu những giải thích thỏa đáng về các nguồn nội tạng sẵn có. Vì vậy, kết luận được đưa ra là: Cưỡng bức thu hoạch nội tạng cho đến nay vẫn đang diễn ra.”

Tòa án Trung Quốc đã đạt được đồng thuận và tuyên bố rằng đây là tội ác chống lại loài người, bao gồm giết người và diệt chủng. Phán quyết chỉ ra, ĐCSTQ đã vi phạm các quy tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và sát hại những người vô tội, chủ yếu là người tập Pháp Luân Công và người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Tòa án cũng khẩn cấp kêu gọi hành động để ngăn chặn việc cấy ghép nội tạng bất hợp pháp của ĐCSTQ.

Thành Dung, Vision Times