Trong những năm gần đây, các vụ robot gây thương vong cho con người liên tục xuất hiện. Cách đây vài ngày, một robot đã đè chết một công nhân tại nhà máy ô tô BYD ở Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, khiến cư dân mạng chú ý.

Theo hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội X, một vụ tai nạn robot đã giết chết một công nhân BYD. (Ảnh: Mạng xã hội X)

Theo Mirror Media Đài Loan, một đoạn video đăng tải trên mạng cho thấy vào khoảng 3:00 chiều ngày 5/10, một nhóm công nhân đang làm việc trong nhà máy BYD thì một người đi vào khu vực làm việc bên trong. Ban đầu, không có gì bất thường trong toàn bộ hoạt động, nhưng sau đó một cảnh tượng kỳ lạ đã xảy ra: một trong những con robot bất ngờ đập mạnh vào đầu người công nhân.

Theo thông tin lan truyền trên mạng, công nhân đã bị robot đè xuống tại chỗ và cuối cùng chết vì bị thương nặng. Tuy nhiên, không có báo cáo liên quan nào trên các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc Đại Lục, do đó vẫn chưa rõ liệu hoạt động bất thường của robot là do lỗi của con người hay do lỗi máy.

Sau khi xem đoạn phim kinh hoàng từ camera giám sát, cư dân mạng đã thốt lên: 

“Quá thảm!”

“Thiết kế nhà máy ở Trung Quốc không quan tâm đến an toàn công nhân, nó chỉ là mỏ khai thác con người.” 

“BYD là thương hiệu sản xuất trong nước, đây là điều có thể được coi là tận trung với nước rồi”.

Trên thực tế, sự cố robot gây chết người nói trên không phải là trường hợp cá biệt mà nó đã xảy ra nhiều lần trong nhiều năm qua. Tờ Sing Tao Daily đưa tin, ngày 6/9/1978, một robot cắt tại một nhà máy ở Hiroshima, Nhật Bản bất ngờ gặp hiện tượng bất thường khi đang cắt các tấm thép và coi một công nhân đang làm nhiệm vụ như một tấm thép, đây là trường hợp robot giết chết người đầu tiên trên thế giới

Vào ngày 25/1/1979, 20 năm sau khi thành lập Unimation, một công ty phát minh robot công nghiệp, một công nhân (chỉ mới 25 tuổi) trong dây chuyền lắp ráp nhà máy Ford ở tiểu bang ở Michigan, Mỹ đã bị một cánh tay robot công nghiệp đâm chết tại xưởng đúc của nhà máy. Tòa án đã phán quyết bồi thường cho gia đình anh số tiền 10 triệu USD.

Ngày 4/7/1981, một thợ sửa chữa tại Nhà máy Akashi của Kawasaki Heavy Industries ở Nhật Bản đã vô tình chạm vào nút khởi động của robot. Robot gia công bánh răng ngay lập tức nhấc người thợ này lên, coi anh như bánh răng và đặt anh lên bàn gia công và đập nát thành miếng thịt.

Cuối tháng 2/1989, một vụ tai nạn xảy ra tại một nhà máy không người lái ở Nhật Bản khi một robot đã cưỡng chế kéo một công nhân bảo trì vào một chiếc máy đang quay và quấn chết công nhân này.

Kể từ năm 1987 đến nay, khoảng hơn chục công nhân ở Nhật Bản đã bị robot giết chết và hơn 7.000 người bị tàn tật.

Ngoài ra, theo trang tin Sohu của Trung Quốc, ngày 9/6/2018, khi một công nhân tại ở Thường Châu, tỉnh Giang Tô bước vào nhà máy để làm việc thì bất ngờ bị robot di chuyển ép lại, người công nhân đứng cạnh phát hiện và vội vàng bấm nút dừng nhưng đã quá muộn và nạn nhân đã tử vong.

Vào cuối năm ngoái, cũng có báo cáo về các vụ tai nạn “robot giết người” ở Hàn Quốc. Theo Chosun Ilbo, vụ tai nạn xảy ra tại một trung tâm kho vận nông sản ở huyện Goseong, tỉnh Gyeongsangnam-do. Khoảng 7:00 tối ngày 7/11/2023, một nam nhân viên khoảng 40 tuổi đang kiểm tra xem thiết bị cảm biến của máy đóng hộp ớt chuông có hoạt động bình thường hay không, nhưng không may ông bị máy coi là thùng giấy và bị kẹp bởi bộ kẹp của máy. Khi đồng nghiệp phát hiện, họ lập tức tắt máy và gọi cảnh sát đến giúp đỡ. Nam nhân viên được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Mặt và phần thân trên bị thương nặng, biến dạng nặng và tử vong sau khi được sơ cứu.

Yonhap News đưa tin, ngày 28/3/2023, một công nhân tại nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô ở thành phố Gunsan, tỉnh Jeonbuk, Hàn Quốc, do robot bị trục trặc nên bị lật đè xuống và bị thương nặng.

Vào tháng 7/2020, một nam nhân viên khoảng 40 tuổi ở thành phố Asan, tỉnh Chungcheongnam-do đã bị cánh tay robot đột ngột khởi động đè chết khi đang tiến hành kiểm tra định kỳ tại một nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô.

Có thể thấy, những mối đe dọa đối với con người từ robot thông minh ngày càng trở nên thường xuyên hơn. EU đã đạt được thỏa thuận về “Đạo luật trí tuệ nhân tạo” sau các cuộc đàm phán kéo dài vào cuối năm ngoái. EU chủ yếu lo ngại về việc các công ty và chính phủ sử dụng trí tuệ nhân tạo một cách nguy hiểm. Các công ty vi phạm quy định có thể phải đối mặt với mức phạt lên tới 7% doanh số bán hàng trên toàn cầu. Dự luật này sẽ có hiệu lực vào năm 2025.